Chủ nhật 27/04/2025 14:21Chủ nhật 27/04/2025 14:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sinh kế ven bờ. Trước thực trạng đó, địa phương phối hợp triển khai dự án bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững nhằm phục hồi môi trường biển và phát triển kinh tế cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Vùng ven biển Bình Sơn, Quảng Ngãi có diện tích rong mơ tự nhiên dồi dào.

Nguồn lộc biển dồi dào đang dần cạn kiệt

Rong mơ là một loài rong biển có màu vàng nâu đặc trưng, thường sinh sống bám vào rạn san hô và đá ngầm ở độ sâu từ 3 đến 6 mét – từ lâu đã được xem là “lộc biển” quý giá đối với người dân vùng ven biển Quảng Ngãi. Không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, rong mơ còn được sử dụng làm dược liệu, đồng thời là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài hải sản như cá, tôm, cua biển. Chính vì thế, giá trị sinh thái và kinh tế mà rong mơ mang lại là vô cùng to lớn.

Theo ghi nhận tại các xã ven biển huyện Bình Sơn như Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và Bình Châu, nơi có diện tích rong mơ tự nhiên lên đến hơn 250 ha, mùa khai thác rộ thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7. Những bãi rong mơ nổi lên mặt biển khi già và dài chính là thời điểm lý tưởng để người dân thu hoạch. Người khai thác quy mô nhỏ sử dụng thuyền thúng, bè nổi tự chế, trong khi những hộ gia đình có điều kiện hơn thì sử dụng tàu thuyền lớn, máy nén khí để lặn sâu, thu hoạch nhanh và nhiều hơn.

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi
Rong mơ được phơi khô ngay sau khi người dân khai thác.

Trước thực trạng đáng báo động đó, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng. Nhiều chương trình tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật đã được triển khai để hướng dẫn người dân khai thác đúng cách, đúng thời điểm và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường biển.

Những nỗ lực ấy bước đầu đã mang lại kết quả tích cực. Anh Bùi Thành Đạt (một ngư dân ở xã Bình Hải) chia sẻ: “Trước kia, hễ thấy rong nổi là bà con đua nhau thu hoạch, không cần biết rong còn non hay chưa đến mùa. Nhưng giờ đây, nhiều người bắt đầu hiểu rằng nếu khai thác không đúng cách, sang năm sẽ không còn gì để thu nữa”.

Hướng tới đồng quản lý, bảo tồn hệ sinh thái phát triển sinh kế ven biển

Ngoài các công tác tuyên truyền, tỉnh Quảng Ngãi còn triển khai nhiều giải pháp thiết thực để bảo vệ và khai thác rong mơ bền vững. Dự án “Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven biển huyện Bình Sơn” là một trong những nỗ lực lớn trong hành trình này. Được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Quỹ Môi trường Toàn cầu, dự án không chỉ tập trung vào việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi rong mơ mà còn hướng đến việc tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, bảo vệ hệ sinh thái biển và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án được thực hiện tại các xã ven biển của huyện Bình Sơn, bao gồm các xã Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và Bình Châu. Hoạt động của dự án bao gồm nhiều giai đoạn quan trọng, bắt đầu từ việc khảo sát các vùng rong mơ dọc theo bờ biển. Mục đích của khảo sát là đánh giá chu kỳ sinh trưởng của rong và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Các chuyên gia của dự án đã tiến hành khảo sát để xác định thời điểm khai thác phù hợp và vạch ra bản đồ phân vùng bảo vệ rong mơ.

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Ban Điều hành dự án tiến hành khảo sát các vùng rong mơ đợt 1.

Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn (chuyên gia Trung ương của dự án) chia sẻ: “Chúng tôi khảo sát các điểm có rong mơ dọc theo vùng biển của huyện Bình Sơn. Sau đó, chúng tôi sẽ đánh giá cụ thể và đưa ra hướng phát triển, vừa bảo vệ được hệ sinh thái biển, vừa có thể khai thác một cách bền vững nhất”.

Một trong những điểm mấu chốt của dự án là nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn rong mơ. Dự án tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật khai thác rong mơ đúng mùa vụ và giúp người dân nhận thức được tác động tiêu cực của việc khai thác quá mức. Việc khai thác rong mơ đúng mùa và hạn chế khai thác vượt mức cho phép là một trong những giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong mơ và hệ sinh thái biển bền vững.

Ngoài ra, dự án còn tập trung vào việc xây dựng các mô hình sinh kế bền vững gắn liền với khai thác rong mơ. Mục đích là giúp người dân duy trì thu nhập ổn định trong khi bảo vệ môi trường. Dự án khuyến khích các hình thức khai thác có trách nhiệm, đảm bảo rong mơ được khai thác đúng mùa và không làm cạn kiệt nguồn lợi. Việc thiết lập cơ chế đồng quản lý cũng là một giải pháp quan trọng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn tình trạng khai thác không bền vững.

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Khai thác rong mơ đúng cách không chỉ duy trì nguồn lợi rong mà còn bảo vệ môi trường sống và khu vực sinh sản của các loài thủy hải sản.

Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng cam kết sẽ đồng hành cùng dự án để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ông Huỳnh Thanh Hiếu (Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận) chia sẻ: “Chúng tôi sẽ phối hợp tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu và khai thác hiệu quả”.

Việc bảo vệ và khai thác rong mơ bền vững là một nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững tại các xã ven biển Quảng Ngãi. Thông qua dự án “Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven biển huyện Bình Sơn” với sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác hợp lý, cộng đồng sẽ có thể duy trì nguồn lợi rong mơ phong phú, đồng thời phát triển các mô hình sinh kế bền vững, góp phần thúc đẩy nền kinh tế biển Quảng Ngãi trong tương lai.

Bài liên quan

Phú Yên: Sản phẩm chổi đót Mỹ Thành đem lại sinh kế ổn định cho người dân

Phú Yên: Sản phẩm chổi đót Mỹ Thành đem lại sinh kế ổn định cho người dân

Sản phẩm chổi đót làm quanh năm nên bà con Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đều có công ăn việc làm, nguồn thu nhập hằng ngày. Vì vậy, công việc làm chổi đót trở thành nguồn thu nhập chính, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.
Nông dân Quảng Ngãi bền lòng giữ mía giữa thị trường lao đao

Nông dân Quảng Ngãi bền lòng giữ mía giữa thị trường lao đao

Không chấp nhận để cây mía bị lãng quên sau khi thị trường thay đổi, người nông dân Quảng Ngãi đã linh hoạt thích ứng và mở ra con đường mới. Họ không còn phụ thuộc vào nhà máy, mà tự mình định hướng đầu ra, quyết giữ lại “vị ngọt” trên những cánh đồng mía quê hương.
Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chất lượng giống thấp, bị suy giảm; mật độ nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi và hiện tượng ngao chết hàng loạt, chất lượng môi trường nuôi suy giảm do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thị trường tiêu thụ, giá bán các sản phẩm nhuyễn thể không ổn định. Do ngành trồng rong biển chưa được quy hoạch, thiếu đồng bộ nên sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; người trồng rong chủ yếu bán sản phẩm thô. Công tác nghiên cứu bệnh và môi trường nuôi chưa theo kịp với đòi hỏi thực tế sản xuất, thậm chí một số bệnh chưa có biện pháp điều trị. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũ nên hiệu quả thấp, hao hụt và chất lượng sản phẩm chưa bảo đảm khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.
Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển

Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển

Việt Nam có 3200km bờ biển, 112 cửa sông, 660.000 ha bãi triều, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2 cùng nhiều eo vịnh, đầm phá với nền đáy đa dạng. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn của vùng ven biển Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển.
Quảng Ngãi đề xuất nâng cấp hồ chứa nước trên miệng núi lửa Thới Lới

Quảng Ngãi đề xuất nâng cấp hồ chứa nước trên miệng núi lửa Thới Lới

Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa đề xuất chi 50 tỷ đồng để mở rộng và nâng cấp hồ chứa nước trên miệng núi lửa Thới Lới, một địa danh có giá trị địa chất và lịch sử.
Nghề trồng "Vàng trắng” ở Lý Sơn

Nghề trồng "Vàng trắng” ở Lý Sơn

Đã đôi lần đến với vương quốc tỏi Lý Sơn, điều tôi lưu luyến nhất vẫn là những cánh đồng bạt ngàn màu xanh, đều tăm tắp của tỏi; khung cảnh nên thơ của các tia nước phun tưới theo giờ; hương tỏi khi thu hoạch và hình ảnh… người nông dân đổ mồ hôi, nước mắt để đổi lấy vị đặc trưng rất riêng của chất tỏi đảo Lý Sơn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 12 loại sữa bột giả của Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood bị buộc thu hồi.
Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Việc kinh doanh sản phẩm hữu cơ (organic) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là một mảnh đất màu mỡ bởi xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu tiên sức khỏe, an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để thực sự "gặt hái quả ngọt" từ mảnh đất này, cần có chiến lược khai thác và quản lý đúng cách.
Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Hợp tác xã trồng rau sạch Đồng Sương, tọa lạc tại thôn Đồng Sương, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực và quyết tâm trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Được thành lập với mục tiêu liên kết các hộ nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đem đến cho thị trường những sản phẩm rau củ quả chất lượng cao, Hợp tác xã Đồng Sương đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi làm việc gặp gỡ với Bách Hóa Xanh để kết nối cung cầu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Những cảnh báo từ thị trường quốc tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nếu không siết chặt kiểm soát chất lượng từ gốc, nông sản Việt Nam khó có thể giữ vững thị trường xuất khẩu đặc biệt ở những thị trường khó tính.
Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Thị trường nông sản hữu cơ: Rào cản và bài toán cung cầu

Thị trường nông sản hữu cơ: Rào cản và bài toán cung cầu

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, nông sản hữu cơ đã trở thành xu hướng tiêu dùng nổi bật tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu nguồn cung nông sản hữu cơ trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường hay chưa, thực trạng cung – cầu của thị trường nông sản hữu cơ Việt Nam hiện tại ra sao?
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính