Thứ năm 02/01/2025 22:31Thứ năm 02/01/2025 22:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam có 3200km bờ biển, 112 cửa sông, 660.000 ha bãi triều, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2 cùng nhiều eo vịnh, đầm phá với nền đáy đa dạng. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn của vùng ven biển Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển.
Ảnh: Hồng Thắm.
Vùng ven biển Việt Nam phù hợp cho nhiều loài nhuyễn thể, rong biển sinh sản và phát triển - Ảnh: Hồng Thắm.

Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng tiềm năng của Việt Nam. Trong đó, sản phẩm nhuyễn thể và rong biển là một trong đối tượng nuôi có tiềm năng, còn dư địa để phát triển. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 36- NQ/TW), Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhuyễn thể đã và đang là sản phẩm chính trong cơ cấu sản lượng nuôi biển tại Việt Nam còn rong biển cũng là đối tượng có nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2024, diện tích nuôi nhuyễn thể là 57 nghìn ha (tăng 5,5% so với năm 2022, chiếm khoảng 90% tỷ trọng diện tích nuôi biển), sản lượng nhuyễn thể là 432 nghìn tấn (chiếm 56% tổng sản lượng nuôi biển); diện tích trồng rong biển là 16,5 nghìn ha, sản lượng rong biển là 155 nghìn tấn.

Bên cạnh việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tạo sinh kế cho ngư dân ven biển nói chung, nuôi nhuyễn thể và trồng rong biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản, phục hồi sinh nguồn lợi và giảm xung đột trong quá trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của ngành thủy sản. Tuy nhiên, ngành nuôi nhuyễn thể và trồng rong vẫn chưa thực sự “chuyển mình” do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như chất lượng giống, tiêu thụ sản phẩm, chất lượng môi trường nuôi, dịch bệnh.

Xu hướng ăn lành mạnh (tập trung vào sức khỏe và dinh dưỡng của món ăn), xu hướng sử dụng “thực phẩm toàn phần” (thực phẩm giàu dinh dưỡng và không chứa thành phần nhân tạo và hóa chất, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động tối ưu) và chế độ ăn thực vật của người dân cũng là lý do thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nhuyễn thể và rong biển. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng tăng đối với các chất phụ gia thực phẩm lành mạnh, có thể thay thế dầu và chất béo giàu calo trong thực phẩm chế biến cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu hydrocolloid (agar, alginate và carrageenan). Tại thị trường Mỹ, mức tăng trưởng của Hydrocolloid dự kiến là 10,7% từ năm 2020 đến năm 2028.

Phát biểu tại hội nghị "Phát triển sản xuất nhuyễn thể và rong biển" diễn ra sáng 26/12/2024, tại Nam Định, Ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thông tin, năm 2024, diện tích nuôi nhuyễn thể cả nước là 57.000ha, sản lượng nuôi đạt 477.878 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Các đối tượng nhuyễn thể được nuôi phổ biến hiện nay bao gồm các loài: ngao/nghêu, ngao dầu, ngao vân, vẹm xanh, ốc hương, sò huyết, sò lông, tu hài, hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương, điệp, ốc nhảy...

Việt Nam đã xuất khẩu nhuyễn thể sang nhiều thị trường trên thế giới. Trong 11 tháng của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 195,3 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đối tượng xuất khẩu chủ yếu là ngao/nghêu, hàu, sò, vẹm.

Với rong biển, theo nhiều nghiên cứu, diện tích có tiềm năng cho trồng rong ở Việt Nam vào khoảng 900.000ha (tương đương với sản lượng 600.000-700.000 tấn khô/năm) nhưng việc trồng rong ở Việt Nam vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ; nhiều năm qua, diện tích trồng rong không có đột phá. Diện tích trồng rong giai đoạn 2005-2024 chỉ tăng từ 8.265ha lên 16.500ha. Sản lượng thu hoạch năm 2024 khoảng 155.000 tấn tươi.

Sìn Hồ đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân Sìn Hồ đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tận dụng lợi thế mặt nước, giúp người dân nâng cao thu ...

Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó

Theo số liệu báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2023 và triển khai kế hoạch ...

Cao Bằng: Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả Cao Bằng: Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Cao Bằng đang tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu ...

Theo báo cáo từ Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thị trường nhuyễn thể dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) vừa phải là 4,5% trong giai đoạn dự báo từ năm 2022 đến năm 2032. Theo FMI, thị trường động vật thân mềm dự kiến sẽ tăng trưởng từ 60,72 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021 lên 98,54 tỷ đô la Mỹ vào năm 2032. Trong khi đó, quy mô thị trường rong biển thương mại toàn cầu được định giá 16,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,8% từ năm 2021 đến năm 2028. Nhu cầu thị trường được dự đoán sẽ được thúc đẩy bởi sự phát triển công nghệ ngày càng tăng trong nuôi trồng rong biển cùng với đầu 10 tư ngày càng tăng vào các phân khúc ứng dụng, bao gồm thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp.

Nghề trồng rong biển hiện đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng từ các quốc gia có thu nhập cao như một giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển kinh tế, đóng góp to lớn vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), SDG 14 (sinh vật thuỷ sinh), SDG13 (hành động khí hậu), SDG6 (tăng trưởng kinh tế và việc làm), SDG5 (bình đẳng giới) và Thập kỷ Khoa học Đại dương vì Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (2021 - 2030). Việc phát triển các công nghệ mới, dựa trên sinh thái, nuôi cấy bền vững sẽ đảm bảo việc làm trong tương lai cho các cộng đồng ven biển, các hệ sinh thái ven biển khỏe mạnh hơn và bảo vệ các quần thể hoang dã quan trọng.

Người dân có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi nhuyễn thể và trồng rong biển đơn giản, chi phí thấp. Sự phát triển của công nghệ như tự động hóa, máy học và trí tuệ nhân tạo có khả năng thúc đẩy thị trường phát triển, hỗ trợ phương pháp chọn lọc giống, cũng như các hệ thống giám sát và quản lý hoặc giám sát canh tác được tối ưu hóa.

Nếu sản lượng rong biển toàn cầu sẽ đạt 500 triệu tấn vào năm 2050 theo dự báo của Ngân hàng thế giới, thì diện tích mặt nước biển canh tác chỉ là 0,5 triệu km2 (bằng 0,03% diện tích bề mặt đại dương), tiết kiệm 1 triệu km2 đất trồng trọt (bằng 6% diện tích đất trồng trọt toàn cầu), tiết kiệm 500 km3 nước ngọt (bằng 14% lượng nước ngọt mất đi trên toàn thế giới hàng năm); lượng protein sẽ cung cấp cho người và động vật là 50.000.000 tấn, ước tích giá trị 28 tỷ USD và có thể thay thế hoàn toàn dầu cá trong thức ăn chăn nuôi.

Cũng 500 triệu tấn này sẽ hấp thụ 10 triệu tấn nitơ (tương đương 30% lượng nitơ trong nước biển), 15 triệu tấn phốt pho (tương đương 33% tổng lượng phốt pho trong nước biển) và cố định 135 triệu tấn carbon (bằng khoảng 6% lượng carbon được thêm vào đại dương mỗi năm do phát thải khí nhà kính); đồng thời với sản lượng này sẽ sản xuất được lượng năng lượng tương đương với 23 tỷ gallon xăng, tiềm năng năng lượng sinh học cung cấp là 1,25 triệu MWh (bằng 1% lượng năng lượng sử dụng hàng năm toàn cầu).

Ủy ban Châu Âu cũng đã công nhận rằng tảo (tảo biển và vi tảo) là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho an ninh lương thực, đến năm 2054 việc canh tác tảo tập thể có thể đạt sản lượng 56 triệu tấn protein, chiếm 18% thị trường protein thay thế toàn cầu. Việc trồng rong biển cũng góp phần tăng số lượng tín chỉ carbon cho Việt Nam và nhiều nước trên thế giới bởi rong biển hấp thu CO2 nhanh gấp 5 lần cây cối trên cạn, thời gian luân chuyển bể chứa cacbon của hệ sinh thái biển chỉ là 10 năm trong khi thời gian này đối với rừng trồng là 50 năm.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý, phòng chống khai thác thủy sản trái phép

Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý, phòng chống khai thác thủy sản trái phép

Lực lượng chức năng các địa phương có biển của Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý, ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chất lượng giống thấp, bị suy giảm; mật độ nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi và hiện tượng ngao chết hàng loạt, chất lượng môi trường nuôi suy giảm do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thị trường tiêu thụ, giá bán các sản phẩm nhuyễn thể không ổn định. Do ngành trồng rong biển chưa được quy hoạch, thiếu đồng bộ nên sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; người trồng rong chủ yếu bán sản phẩm thô. Công tác nghiên cứu bệnh và môi trường nuôi chưa theo kịp với đòi hỏi thực tế sản xuất, thậm chí một số bệnh chưa có biện pháp điều trị. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũ nên hiệu quả thấp, hao hụt và chất lượng sản phẩm chưa bảo đảm khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.
Thái Bình: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2025

Thái Bình: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2025

Tỉnh Thái Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2025 tăng 3,6% so với năm 2024.
Năm 2024 Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu thủy sản

Năm 2024 Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu thủy sản

Năm 2024, Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những cường quốc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Na Uy. Đây là một thành tựu đáng tự hào, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia.
Quảng Ninh: Kiểm tra mô hình nuôi thương phẩm ngao hai cùi

Quảng Ninh: Kiểm tra mô hình nuôi thương phẩm ngao hai cùi

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và Thuỷ sản, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Đồn, Cô Tô cùng với chính quyền địa phương xã Thắng Lợi, xã Thanh Lân kiểm tra mô hình nuôi thương phẩm ngao hai cùi (Tapes conspersus).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khó khăn và giải pháp trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Khó khăn và giải pháp trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là chìa khóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, quá trình thí điểm và nhân rộng mô hình NNCNC tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức. Bài viết này sẽ phân tích những khó khăn chính và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của NNCNC tại Việt Nam.
Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Phát triển sản xuất các loài nhuyễn thể, rong biển còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chất lượng giống thấp, bị suy giảm; mật độ nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi và hiện tượng ngao chết hàng loạt, chất lượng môi trường nuôi suy giảm do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thị trường tiêu thụ, giá bán các sản phẩm nhuyễn thể không ổn định. Do ngành trồng rong biển chưa được quy hoạch, thiếu đồng bộ nên sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; người trồng rong chủ yếu bán sản phẩm thô. Công tác nghiên cứu bệnh và môi trường nuôi chưa theo kịp với đòi hỏi thực tế sản xuất, thậm chí một số bệnh chưa có biện pháp điều trị. Công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũ nên hiệu quả thấp, hao hụt và chất lượng sản phẩm chưa bảo đảm khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.
GS.TSKH Võ Quý với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên và môi trường Việt Nam

GS.TSKH Võ Quý với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học (GS.TSKH) Võ Quý là một nhà sinh học, nhà điểu học, nhà môi trường học và nhà giáo dục hàng đầu của Việt Nam. Ông được coi là người đặt nền móng cho ngành bảo tồn thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam, với những đóng góp to lớn trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng chính sách và vận động bảo vệ môi trường. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là một nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường và những người yêu thiên nhiên Việt Nam.
Xây dựng công cụ đánh giá biện pháp thực hành và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến

Xây dựng công cụ đánh giá biện pháp thực hành và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến

Ngày 27/12, tại Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh Bình Định, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức FAO, USAID tổ chức hội nghị, tham vấn kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá biện pháp thực hành và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến.
TS Hồ Quang Cua: Cha đẻ gạo ST25 và hành trình mang gạo Việt ra thế giới

TS Hồ Quang Cua: Cha đẻ gạo ST25 và hành trình mang gạo Việt ra thế giới

Trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành lúa gạo, kỹ sư Hồ Quang Cua là một cái tên không còn xa lạ. Ông được biết đến như là “cha đẻ” của giống gạo ST25 trứ danh, loại gạo đã làm rạng danh hạt gạo Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới. Hành trình nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống lúa của ông là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự đam mê, kiên trì và khát vọng cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.
Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc Phát huy giá trị các nhóm giải pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh được các đại biểu đề xuất tại Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
GS.TS Võ Tòng Xuân: Một đời gắn bó với nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

GS.TS Võ Tòng Xuân: Một đời gắn bó với nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và phát triển nền nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sứ mệnh của doanh nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sứ mệnh của doanh nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với những lợi ích to lớn về sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, vai trò của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
GS - VS Đào Thế Tuấn: Nhà khoa học suôt đời vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn

GS - VS Đào Thế Tuấn: Nhà khoa học suôt đời vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh năm 1931 mất năm 2011 tại TP Huế, nguyên quán huyện Thanh Oai, Hà Nội. Giáo sư là một trong những nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Giáo sư Bùi Huy Đáp nhà nông học hàng đầu của Việt Nam

Giáo sư Bùi Huy Đáp nhà nông học hàng đầu của Việt Nam

Giáo sư Bùi Huy Đáp (1919-2004) là một nhà nông học nổi tiếng của Việt Nam, người đã có những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa nước. Ông được biết đến như một trong hai nhà nông học xuất sắc nhất của Việt Nam, bên cạnh Bác sỹ nông học Lương Định Của. Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Bùi Huy Đáp là một minh chứng cho tinh thần lao động miệt mài, không ngừng nghỉ vì sự phát triển của nông nghiệp và đời sống của người nông dân.
Chăn nuôi hữu cơ: Bước chuyển mình tất yếu cho nông nghiệp Việt Nam

Chăn nuôi hữu cơ: Bước chuyển mình tất yếu cho nông nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, chăn nuôi hữu cơ nổi lên như một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Nhà bác học Lương Định Của, người đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam

Nhà bác học Lương Định Của, người đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam

Trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam, tên tuổi bác sỹ nông học Lương Định Của sáng ngời như một vì sao, gắn liền với những đóng góp to lớn trong công cuộc cải tạo giống cây trồng, đưa nền nông nghiệp nước nhà bước sang một trang sử mới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính