Thực phẩm hữu cơ ngày càng xuất hiện nhiều từ kệ hàng ở siêu thị đến các cửa hàng thực phẩm sạch. |
“Tiêu dùng xanh” ngày càng được quan tâm không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà những vấn đề về thực phẩm bẩn và tồn dư kháng sinh cao dẫn đến các vấn đề về ngộ độc thực phẩm.
Thị trường thực phẩm hữu cơ của Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng khi người tiêu dùng ngày càng ưa dùng thực phẩm hữu cơ, rõ nguồn gốc. Xuất phát từ xu hướng "tiêu dùng xanh", ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm không gây hại, thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường.
Xu thế này cũng tạo nên áp lực cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cung ứng sản phẩm buộc phải chú trọng đến cam kết chất lượng hàng hóa bảo đảm các tiêu chí về xanh - sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chưa phát triển nhanh như các khu vực, nhưng Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến bùng nổ của hàng hóa sạch, hữu cơ. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường. Theo Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. |
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hoa quả và rau hữu cơ chứa chất chống oxy hoá nhiều hơn 40% so với các sản phẩm không hữu cơ. Do vậy, thực phẩm hữu cơ rất có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, đường huyết cao.
Phóng viên của Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã ghi nhận tại một số cửa hàng có kinh doanh các sản phẩm hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội, ngày 18/12, cụ thể: Tại cửa hàng thực phẩm Sói Biển: Rau lang hữu cơ 18.000 đồng/300g, rau dền hữu cơ, rau cần hữu cơ, xà lách cuộn hữu cơ, rau muống hữu cơ, rau lang hữu cơ, cải ngọt hữu cơ, cải ngồng hữu cơ, cải chíp hữu cơ đồng giá 22.000 đồng/300g, cải chíp hữu cơ và rau mồng tơi hữu cơ có chung giá 25.000 đồng/300g. Tại cửa hàng Organica, giá rau cải cúc hữu cơ 24.000 đồng/300g, rau ngót hữu cơ 20.000/300g, rau thơm hữu cơ 21.000 đồng/300g, rau dền hữu cơ 25.000 đồng/300g.
Là người nội trợ “chuộng” thực phẩm organic, chị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Tôi tin chọn các mặt hàng hữu cơ đặc biệt là rau củ hữu cơ vì nó có độ an toàn cao, giá đắt không đáng là bao so với các sản phẩm rau củ khác nhưng ăn uống yên tân đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Chị Phượng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, mình đặc biệt thích dùng các sản phẩm hữu cơ, vì khi chế biến sẽ cho hương vị ngon, đậm vị hơn và đặc biệt là sản phẩm không chứa chất bảo quản nhân tạo, không chứa hóa học.
Vì sao người Việt chuyển hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ? Những năm trở lại đây, rất nhiều gia đình Việt chuyển hướng sang sử dụng thực phẩm hữu cơ. Xu hướng này bắt nguồn từ ... |
Thị trường sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam: Hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển Thực phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ghi nhận vài năm trở lại đây, hàng loạt cửa hàng chuyên ... |
Làm sao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản hữu cơ? Xu hướng dịch chuyển dần sang tiêu dùng sản phẩm nông sản hữu cơ sẽ là tất yếu của thế giới. Các sản phẩm sinh ... |
Thực phẩm hữu cơ (organic) đang chiếm nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng thông thái. Các thực phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ phải không sử dụng chất bảo quản, hương liệu, chất phẩm màu, hóa học, hoocmon tăng trưởng, không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen. Thực phẩm organic cũng chia làm hai loại là thực vật và động vật. Điểm chung của các sản phẩm này là quá trình chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ và một cách tự nhiên hoá.
Như vậy, để nhận được Chứng nhận hữu cơ, đơn vị cung cấp phải cam kết toàn diện về thực hành canh tác bền vững. Các quy định nghiệm ngặt bao gồm cấm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nguy hiểm, thay vào đó lựa chọn các phương pháp tự nhiên để duy trì độ phì nhiêu của đất và kiểm soát sâu bệnh và thúc đẩy phúc lợi động vật. Canh tác hữu cơ nghiêm cấm việc sử dụng hormone để thúc đẩy tăng trưởng hoặc kiểm soát sinh sản, đảm bảo sức khỏe của động vật và duy trì tính toàn vẹn của hữu cơ. Thuốc kháng sinh được sử dụng tối thiểu và chỉ sử dụng khi cần thiết cho sức khỏe động vật, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các biện pháp can thiệp bằng dược phẩm.
Tuy nhiên, rào cản đầu tiên là giá cả của sản phẩm còn khá cao. Thứ hai là nhiều người tiêu dùng vẫn chưa đặt lòng tin vào sản phẩm. Tiếp theo là tính sẵn có của sản phẩm còn ít, cuối cùng là về tính minh bạch, quản lý chất lượng, an toàn của sản phẩm.
Theo báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cho thấy, tại Việt Nam, có 86% người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên lựa chọn thực phẩm hữu cơ cho bữa ăn hằng ngày. Có thể nhìn nhận nhu cầu về việc mua và sử dụng thực phẩm hữu cơ là rất lớn, mở ra cơ hội đầy tiềm năng cho sản xuất – kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở thị trường trong nước.
Sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hữu cơ không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành một phần của lối sống hiện đại. Khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, thị trường hữu cơ tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.