Chủ nhật 24/11/2024 17:42Chủ nhật 24/11/2024 17:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thị trường sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam: Hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thực phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ghi nhận vài năm trở lại đây, hàng loạt cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng sản phẩm theo phương pháp hữu cơ xuất hiện nhiều.
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ.

Người dân ưa chuộng sản phẩm hữu cơ

Những năm trở lại đây, rất nhiều gia đình Việt chuyển hướng sang sử dụng thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Xu hướng này bắt nguồn từ việc nhiều căn bệnh về hệ tiêu hóa tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do “thực phẩm bẩn” lan tràn.

Người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn khi chọn lựa nguồn cung cho bữa ăn hàng ngày của gia đình; tránh xa những loại hoa quả nhiễm hóa chất, sữa và các loại thịt có dư lượng kháng sinh cao. Các loại trái cây, thức uống sản xuất bằng phương thức hữu cơ dần được ưa chuộng, với tiêu chí không sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh, mà dùng cách nuôi cấy tự nhiên, giữ lại hương vị tự nhiên, thơm ngon tinh túy như từ khởi nguồn. Đó chính là lý do vì sao thực phẩm hữu cơ đang được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo các chuyên gia định nghĩa, sản phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, hoóc môn tăng trưởng và không sử dụng giống biến đổi gen… Để chứng minh một sản phẩm đạt chuẩn Organic, toàn bộ quy trình sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến, sản xuất,…

Cụ thể hơn, để bắt đầu canh tác hữu cơ, người nông dân phải mất gần 3 năm để chuyển đổi và cải tạo nguồn đất (không sử dụng hóa chất) và nguồn nước. Cả nguồn đất và nguồn nước đều được kiểm tra và đảm bảo theo quy định hữu cơ. Cây trồng được chọn giống kỹ lưỡng, hoàn toàn không sử dụng giống biến đổi gen. Quá trình chăm sóc chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, không dùng bất kỳ loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nào. Toàn bộ vườn tược và trang trại, cũng như tất cả các dụng cụ sản xuất đều được cách ly và có biện pháp phòng tránh nhiễm chéo hóa chất.

Ngoài ra, các công nhân sản xuất đều được tập huấn về sản xuất hữu cơ. Việc ghi chép và lưu trữ báo cáo hồ sơ giấy tờ cũng phải tuân theo quy chuẩn để luôn có thể truy xuất nguồn gốc của bất kỳ sản phẩm nào. Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm đạt chuẩn Organic không chỉ đảm bảo yếu tố “tươi ngon”, mà còn đáp ứng yêu cầu “sạch” và hài hòa với môi trường tự nhiên.

Đặc điểm chung của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ đang được bày bán trên thị trường là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trên mỗi sản phẩm đều có mã vạch giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và quá trình vận chuyển sản phẩm.

Là một trong những người tiêu dùng “chuộng” thực phẩm organic, chị Hoa (38 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Tôi tin chọn các mặt hàng hữu cơ đặc biệt là rau củ hữu cơ vì nó có độ an toàn cao, giá đắt không đáng là bao so với các sản phẩm rau củ khác nhưng ăn uống yên tân đảm bảo sức khỏe cho gia đình”.

Chị Vân (42 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) là tín đồ với các thực phẩm hữu cơ nói: “Mình đặc biệt thích dùng các sản phẩm organic, vì nếu dùng lâu sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon của thực phẩm. Sản phẩm không chứa chất bảo quản nhân tạo, không chứa hóa học vì vậy mùi vị vô cùng tự nhiên. Khi ăn quen rồi sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm nuôi trồng có chất hóa học nữa”.

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại Nỗ lực nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ Phát triển nông nghiệp xanh để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường
Tạo điều kiện để nông dân mở rộng, đổi mới công nghệ, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ với doanh nghiệp bảo đảm nguồn nguyên liệu và kiểm soát được chất lượng thành phẩm.
Đặc điểm chung của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ đang được bày bán trên thị trường là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Thị trường hữu cơ ở Việt Nam: Hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển

Ghi nhận trên thị trường, rất nhiều hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Winmart, Lotte Mart và MM Mega Market,… đều có sự xuất hiện của mặt hàng thực phẩm hữu cơ bày bán trên các quầy.

Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đã đạt giá trị 100 triệu USD năm 2023, với mức tăng trưởng 20% so với năm 2020.

Sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hữu cơ không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành một phần của lối sống hiện đại. Khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, thị trường hữu cơ tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Chưa phát triển nhanh như các khu vực, nhưng Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến bùng nổ của hàng hóa sạch, hữu cơ. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường.

Theo Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đồng thời, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm hữu cơ từ châu Âu vào thị trường Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn, mang đến nhiều lựa chọn hợp túi tiền cho người tiêu dùng.

Bài liên quan

Cơ hội nào cho thực phẩm hữu cơ?

Cơ hội nào cho thực phẩm hữu cơ?

Thực phẩm hữu cơ không chỉ là xu hướng tiêu dùng hiện đại mà còn là lựa chọn thông minh cho sức khỏe.
Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều trương trình hỗ trợ cho bà con nông dân, phát triển nông nghiệp chuyển đổi tích cực hướng theo hữu cơ.
Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2024, Trung tâm CODAS phối hợp với Biggreen và Tâm Đạt tổ chức hai buổi giao lưu chia sẻ kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng và cách trồng rau hữu cơ cho người tiêu dùng Hà Nội.
Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Trung tâm CODAS phối hợp cùng Biggreen và Tâm Đạt đã tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa, đưa người tiêu dùng Hà Nội đến tham quan các vườn rau hữu cơ tiêu chuẩn PGS, giao lưu với nông dân để tìm hiểu quy trình canh tác, phân biệt thực phẩm an toàn và học cách xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) tự hào về quê hương mình. Miền quê biên viễn không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành mát mẻ, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, với nhiều đặc sản quý, trong đó có gạo nếp hương nức tiếng bởi gạo có độ dẻo khi nấu, vị ngọt khi ăn và hương thơm đặc trưng không loại nếp nào có được.
Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa, cây cảnh thành mũi nhọn kinh tế, với mục tiêu đạt giá trị sản xuất 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 15.000 - 20.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025" với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh trái cây văn minh, hiện đại.
"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

Người tiêu dùng Việt Nam đang hướng đến "tiêu dùng xanh", ưu tiên sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiên phong nhưng cũng đặt ra thách thức về chuyển đổi tư duy và công nghệ sản xuất xanh.
Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk với tiềm năng nông nghiệp dồi dào, đang tận dụng chương trình OCOP để nâng cao giá trị và mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc sản như cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao và mắc ca.
Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Gần 3.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận, Hà Nội đang gặt hái nhiều thành công trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", góp phần phát triển kinh tế nông thôn và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tập trung vào đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng thương hiệu, hướng đến phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cây thạch đen (cây sương sáo) có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, được huyện Thạch An (Cao Bằng) xác định cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện, được nhiều hộ nông dân lựa chọn để đầu tư phát triển. Cây thạch đen đã góp phần tạo nguồn lực cho nông dân cơ hội thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau, sản vật quý giá từ vùng đất mũi, đang vươn tầm quốc tế nhờ mô hình nuôi sinh thái bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên đang đẩy mạnh việc bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, coi đây là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa ký Quyết định, công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính