Thứ tư 15/01/2025 17:27Thứ tư 15/01/2025 17:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Vĩnh Phúc: Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với tư duy đổi mới, nhạy bén với thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế, không ít nông dân đứng ra làm đầu mối bao tiêu sản phẩm, định hướng các hộ dân địa phương sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Mô hình trồng phật thủ của anh Nguyễn Thanh Tùng, thôn Mai Yên, xã Trung Kiên (Yên Lạc) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Lượng

Dẫn chúng tôi tham quan vườn phật thủ xanh mướt, sai quả, anh Nguyễn Thanh Tùng, thôn Mai Yên, xã Trung Kiên (Yên Lạc) phấn khởi cho biết: “Khoảng hơn 2 tháng nữa, vườn phật thủ của gia đình sẽ cho thu hoạch. Vụ này, phật thủ được mùa, được giá, thời điểm hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp, thương lái ở thành phố Hà Nội đến đặt mua tại vườn”.

Nhận thấy phật thủ là loại cây dễ trồng, phù hợp với vùng đất bãi, lại cho giá trị kinh tế cao, năm 2023, anh Tùng quyết định đầu tư, thuê 1,2 ha đất bãi tại xã Trung Kiên, lắp đặt hệ thống tưới nước, bón phân tự động trồng hơn 500 gốc phật thủ.

Cùng với phát triển mô hình trồng phật thủ của gia đình, anh Tùng hướng dẫn hơn 10 hộ dân trên địa bàn xã chuyển đổi từ cây ngô sang trồng phật thủ, nhận bao tiêu toàn bộ đầu ra sản phẩm.

Hiện nay, tổng diện tích trồng phật thủ trên địa bàn xã Trung Kiên khoảng 10 ha và bước vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, sản lượng trung bình ước đạt 40 tấn/ha, giá thu mua tại vườn dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, trung bình mỗi ha, người dân thu về khoảng 500 triệu đồng.

Với tư duy đổi mới, nhạy bén với thị trường, anh Dương Văn Trọng, thôn Đống Cao, xã Văn Tiến (Yên Lạc) là người đầu tiên đưa mô hình trồng cây ngải cứu về xã.

Năm 2020, anh Trọng bắt đầu trồng ngải cứu với diện tích 1 ha, sau đó đầu tư mua nồi chiết xuất tinh dầu tự nhiên để xuất bán.

Với chu kỳ 1 năm thu hoạch 4 lần, mỗi vụ năng suất đạt khoảng 9 tấn/ha, tỉ lệ 1 tấn ngải cứu tươi chiết xuất được khoảng 1,5 lít tinh dầu, vụ đầu tiên, anh Trọng sản xuất được 14 lít tinh dầu ngải cứu, được doanh nghiệp thu mua với giá 4,5 triệu đồng/ lít. Năm 2021, 1 ha trồng ngải cứu của gia đình anh sau khi chiết xuất tinh dầu thu về hơn 250 triệu đồng.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ mô hình trồng ngải cứu, năm 2023, anh Trọng đầu tư thêm thiết bị chiết xuất tinh dầu, đồng thời vận động các hộ dân trên địa bàn xã trồng ngải cứu và đứng ra thu mua ngải cứu tươi với giá 4.000 đồng/kg.

Anh Trọng cho biết: “Ngải cứu là cây trồng ngắn ngày, ngoài làm thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đến đặt vấn đề hợp tác, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên, diện tích trồng ngải cứu trên địa bàn xã vẫn chưa đủ điều kiện nên tôi đứng ra làm đầu mối thu mua cho các hộ”.

Anh Trọng hiện bao tiêu đầu ra cho 10 ha trồng ngải cứu trên địa bàn huyện Yên Lạc. Dự kiến năm 2024, anh Trọng sẽ thành lập hợp tác xã trồng và sản xuất tinh dầu từ ngải cứu với khoảng 20 thành viên tham gia, tiếp tục nhân rộng mô hình, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, giúp ổn định đầu ra và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Anh Dương Văn Trọng, thôn Đống Cao, xã Văn Tiến (Yên Lạc) mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ dân từ việc trồng cây ngải cứu. Ảnh: Nguyễn Lượng

Theo Hội Nông dân tỉnh, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có hơn 54.500 hộ đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”. Năm 2023, toàn tỉnh có hơn 38.000 hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.

Để khuyến khích, lan tỏa phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi", Hội Nông dân tỉnh tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ hội viên triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Giai đoạn 2018 - 2023, các cấp hội đã phối hợp tổ chức hơn 2.000 hội nghị tuyên truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 150.600 lượt cán bộ, hội viên Hội Nông dân; phối hợp với các doanh nghiệp hướng dẫn nông dân tiếp cận KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi; đồng thời triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ nông sản, hướng dẫn hội viên tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Hiện nay, 9/9 Hội Nông dân cấp huyện, thành phố đã thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân, đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt 40,7 tỷ đồng, có hơn 210 hội viên nông dân được vay vốn với tổng dư nợ 15 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các tổ chức tín dụng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho nông dân với tổng dư nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt hơn 1.436 tỷ đồng cho hơn 27.700 hộ vay, Ngân hàng NN&PTNT đạt dư nợ gần 1.350 tỷ đồng cho hơn 7.150 hộ vay vốn.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, để việc thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đi vào chiều sâu, mỗi hội viên nông dân cần đổi mới tư duy, chủ động trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, nhanh nhạy với thị trường, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện thu nhập, đời sống cho nông dân.

nongthonvaphattrien.vn

Bài liên quan

Nông dân Nghệ An hối hả xuống đồng sản xuất vụ Xuân 2025

Nông dân Nghệ An hối hả xuống đồng sản xuất vụ Xuân 2025

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, nông dân Nghệ An đã bắt tay vào sản xuất lúa vụ Xuân trà sớm. Trên các cánh đồng của huyện Yên Thành, Diễn Châu và nhiều địa phương khác, bà con khẩn trương xuống đồng, tập trung mọi nguồn lực để kịp hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ lúa quan trọng này.
Đất, không gì thay thế được trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đất, không gì thay thế được trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm an toàn, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng tất yếu. Khác với phương pháp canh tác truyền thống dựa vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, nông nghiệp hữu cơ tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng và bền vững, trong đó đất đóng vai trò trung tâm. “Tấc đất, tấc vàng” đúng cả với nghĩa bóng và nghĩa đen.
Sa mạc hóa đất tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Sa mạc hóa đất tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Hàng triệu hecta đất tại Việt Nam đang bị sa mạc hóa do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động con người, đòi hỏi các giải pháp ứng phó quyết liệt để bảo vệ tài nguyên đất.
Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX và người sản xuất bắt đầu chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, nhằm tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Sản xuất hữu cơ từ các mô hình khảo nghiệm: "Bước đệm" cho phát triển nông nghiệp bền vững

Sản xuất hữu cơ từ các mô hình khảo nghiệm: "Bước đệm" cho phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Tại Nghệ An, các mô hình khảo nghiệm sản xuất hữu cơ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư duy sản xuất, tạo nền tảng để mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT phối hợp Bộ NN& PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hà Tĩnh: Vỗ béo đàn vật nuôi đón Tết Nguyên đán

Hà Tĩnh: Vỗ béo đàn vật nuôi đón Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, người chăn nuôi Hà Tĩnh đang tất bật "vỗ béo" đàn vật nuôi, sẵn sàng cung ứng nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng cho thị trường.
Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán tại Quảng Ninh

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán tại Quảng Ninh

Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân 2025, các địa phương và doanh nghiệp tại Quảng Ninh đang triển khai nhiều biện pháp tích cực.
Gần 20% diện tích lúa vụ Đông Xuân 2024-2025 khu vực Bắc Bộ đã có nước gieo cấy

Gần 20% diện tích lúa vụ Đông Xuân 2024-2025 khu vực Bắc Bộ đã có nước gieo cấy

Khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có 90.284 ha đất gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025 được cấp nước, đạt 18,5% kế hoạch. Các công trình thủy lợi đang nỗ lực tận dụng dòng chảy và điều kiện tự nhiên để đảm bảo tiến độ lấy nước, mặc dù còn nhiều thách thức do xâm nhập mặn.
Khai thác tiềm năng sản phẩm miền núi Thanh Hóa: Từ đặc hữu đến thị trường

Khai thác tiềm năng sản phẩm miền núi Thanh Hóa: Từ đặc hữu đến thị trường

Sở hữu địa hình đa dạng, khí hậu phong phú cùng bề dày truyền thống sản xuất, khu vực miền núi Thanh Hóa hội tụ nhiều sản phẩm đặc hữu, tiềm năng lớn. Tuy nhiên, việc kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm vẫn là bài toán cần giải quyết để khai thác hiệu quả những lợi thế này.
Nông sản Sơn La vươn ra thế giới

Nông sản Sơn La vươn ra thế giới

Năm 2024, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Sơn La đạt kết quả tích cực với giá trị hàng hóa ước đạt 198 triệu USD, tăng 6,1% so với năm 2023. Nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã được các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU đón nhận, khẳng định vị thế và chất lượng nông sản Việt Nam.
Thực trạng đáng báo động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn

Thực trạng đáng báo động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại khu vực nông thôn, song thực tế cho thấy hiệu quả đạt được còn rất hạn chế.
Nông nghiệp Hà Giang: Gặt hái thành công, hướng tới tương lai

Nông nghiệp Hà Giang: Gặt hái thành công, hướng tới tương lai

Ngành nông nghiệp Hà Giang đạt được những thành tựu đáng kể trong năm 2024, vượt chỉ tiêu kế hoạch và tạo đà vững chắc cho năm 2025 - năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên động vật

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên động vật

Mặc dù dịch bệnh trên động vật cơ bản được kiểm soát trong năm 2024, nhưng thời điểm giao mùa, với những biến động về thời tiết, cùng với sự gia tăng nhu cầu vận chuyển, giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch hữu cơ

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch hữu cơ

Nuôi ếch hữu cơ là một phương pháp nuôi ếch theo hướng thuận theo tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng. Phương pháp này tập trung vào việc tạo môi trường sống tốt nhất cho ếch, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và cho ra sản phẩm thịt an toàn, chất lượng cao.
Tác hại khôn lường của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Tác hại khôn lường của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Trong không gian thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã trở thành một vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội và đặc biệt là sức khỏe người tiêu dùng. Những sản phẩm này, với hình thức bề ngoài được sao chép tinh vi, đánh lừa người mua bằng giá thành rẻ hơn so với hàng chính hãng, nhưng ẩn chứa bên trong là chất lượng kém, thậm chí độc hại.
Giá gạo xuất khẩu giảm sâu

Giá gạo xuất khẩu giảm sâu

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, kéo theo giá lúa trong nước cũng giảm sâu.
Nâng cao chất lượng trái cây tươi xuất khẩu: Nỗ lực bảo vệ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng trái cây tươi xuất khẩu: Nỗ lực bảo vệ thương hiệu Việt

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng trái cây tươi xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính