Thứ năm 28/11/2024 17:41Thứ năm 28/11/2024 17:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT phối hợp Bộ NN& PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện.
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp có tiềm năng bán tín chỉ carbon - Ảnh minh họa.
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp có tiềm năng bán tín chỉ carbon - Ảnh minh họa.

Tại Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn", ngày 24/11/2024, ông Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, hiện HTX đang phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng. Dâu tằm là cây lâu đời ở Việt Nam, dâu là cây lấy lá nhưng luôn được duy trì tối thiểu 5 lá ở thời điểm cuối vụ, do vậy trên bề mặt luôn giữ được mặt bằng phủ xanh.

Trồng dâu đang mang lại thu nhập cao đến 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn 180 triệu đồng/năm. Đồng thời trong toàn bộ quá trình trồng dâu nuôi tằm rất hạn chế sử dụng phân bón hoá học có chứa đạm vô cơ giúp bảo vệ môi trường, tạo dinh dưỡng cho đất. HTX đang làm việc với nhiều tỉnh để xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, cơ hội tơ tằm, tơ lụa của chúng ta rất tiềm năng, nhất là tại thị trường Ấn Độ.

Để mang hiệu quả lâu dài, chúng tôi không sử dụng thuốc BVTV nên mức độ bảo vệ môi trường rất tốt. Vậy tôi xin hỏi với các diện tích trồng dâu theo vùng lớn có thể được đo đếm và cấp chứng nhận tín chỉ carbon không?

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trả lời câu hỏi tại diễn đàn.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng "phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm và hướng đến được cấp và bán tín chỉ carbon" là cách làm rất hay.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, hiện nay nhu cầu phát triển trồng râu nuôi tằm lớn, không chỉ trong nước và ngoài nước. Nhất là tại các địa phương vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc... đã chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế rất cao, theo ước tính có thể thu nhập từ 250 triệu đến 300 triệu đồng/ha/ năm. Cây trồng này có thể phát triển được trên đất đồi, đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân rất tốt.

Đặc biệt tại Yên Bái, còn thu hút được nhà máy ươm tơ quy mô lớn và cho chất lượng cao xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp có tiềm năng bán tín chỉ carbon. Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ các địa phương và bà con. Chúng ta hướng tới, xây dựng các phương thức cấp chứng chỉ carbon với các diện tích trồng dâu nuôi tằm, góp phần đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050.

Không chỉ lĩnh vực này mà còn nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp có thể được cấp chứng chỉ carbon và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết, chủ đề về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đang được các bộ, ngành và các địa phương rất quan tâm. Vì phát thải thấp trong nông nghiệp gắn với phát triển ở địa phương, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đang triển khai rất nhiều giải pháp để giảm phát thải. Trong tổng cơ cấu phát thải khí nhà kính thì phát thải lớn nhất là năng lượng chiếm đến 62%, sau đó là nông nghiệp.

Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong giảm phát thải có quan trọng rất lớn. Triển khai công tác giảm phát thải khí nhà kính, Bộ NN&PTNT đã có những giải pháp rất tích cực. Thứ nhất, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo COP 26 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch giảm phát thải đến 2030, trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đất. Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai rất mạnh để ban hành các quy định mang tính chất hướng dẫn thực hiện giảm phát thải thấp, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp, Bộ cũng đang ban hành tín chỉ carbon.

Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển nông nghiệp Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển nông nghiệp
Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Trong lâm nghiệp, các đối tác quốc tế đang rất chú ý đến nước ta với tiềm năng về rừng. Việt Nam đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng thương mại tín chỉ carbon rừng. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với hơn 14,86 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ 42,02% và là lĩnh vực duy nhất phát thải ròng âm..

Trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Ngân hàng thế giới và các đối tác triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Qua 2 năm triển khai, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biêt, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện. Tôi mong rằng bà con nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp chúng ta sẽ cùng nhau làm nên những vấn đề từ bỡ ngỡ trở nên quen thuộc.

Bài liên quan

Ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng, việc ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đã trở thành xu hướng, đặc biệt tại các vùng chuyên canh rau, hoa quả.
Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thể hiện quyết tâm cao trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống của người tị nạn

Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống của người tị nạn

UNHCR kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ người tị nạn ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp các giải pháp thiết thực để giảm thiểu tác động tiêu cực đến cuộc sống đối với nhóm người này.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
San hô đối mặt nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

San hô đối mặt nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Gần 50% các loài san hô sống trong vùng nước ấm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu.
Vượt ngưỡng báo động: Nhiệt độ Trái Đất lần đầu tiên tăng 1,5 độ C

Vượt ngưỡng báo động: Nhiệt độ Trái Đất lần đầu tiên tăng 1,5 độ C

Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 đã lần đầu tiên vượt qua mốc 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, theo báo cáo mới nhất của C3S.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sơn La chủ động ứng phó với sương muối và mưa đá bảo vệ cây trồng

Sơn La chủ động ứng phó với sương muối và mưa đá bảo vệ cây trồng

Các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
Nông nghiệp Việt Nam hướng tới Net Zero: Giải pháp từ tín chỉ carbon

Nông nghiệp Việt Nam hướng tới Net Zero: Giải pháp từ tín chỉ carbon

Nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển nông nghiệp

Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển nông nghiệp

Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói".
Quảng Yên (Quảng Ninh): Các chủ đầm nuôi trồng thủy sản nguy cơ mất trắng vì ô nhiễm nguồn nước

Quảng Yên (Quảng Ninh): Các chủ đầm nuôi trồng thủy sản nguy cơ mất trắng vì ô nhiễm nguồn nước

Tạp chí Điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhận được phản ánh của các hộ dân nuôi trồng thủy sản, thành viên HTX Nông nghiệp Liên Vị 1, tại địa bàn xã Tiền Phong, TX. Quảng Yên, Quảng Ninh về việc hút bùn, cát phục vụ cho san lấp mặt bằng, nhưng không có biện pháp xử lý nước thải gây thiệt hại cho hàng trăm héc ta đầm nuôi trồng thủy sản.
Canh tác lúa gạo ở châu Á chuyển mình xanh hơn nhờ làn sóng đổi mới

Canh tác lúa gạo ở châu Á chuyển mình xanh hơn nhờ làn sóng đổi mới

Nông dân trồng lúa ở châu Á đang chuyển đổi sang các phương pháp canh tác bền vững hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu, từ canh tác lúa phát thải thấp đến sử dụng phân bón hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện sinh kế.
Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững

Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, phát triển phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học là một trong những bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững. Bên cạnh đó việc sử dụng này giúp người dân giảm thiểu chi phí đầu vào và canh tác thân thiện với môi trường, đem lại giá trị cao hơn cho nông sản.
Khánh Hòa: Khánh Vĩnh sẽ trở thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng

Khánh Hòa: Khánh Vĩnh sẽ trở thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng

Khánh Hòa công bố quy hoạch phát triển huyện miền núi Khánh Vĩnh thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng, thân thiện với thiên nhiên, tập trung vào du lịch sinh thái, nông nghiệp sạch và bảo tồn rừng.
"Lá phổi xanh" cho tương lai: Toyota chung tay trồng 1 tỷ cây xanh

"Lá phổi xanh" cho tương lai: Toyota chung tay trồng 1 tỷ cây xanh

Hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, Toyota Việt Nam vừa qua đã trao tặng hơn 4.400 cây xanh tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Nam.
Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Tại khu vực Hồ Yên Trung, phường Phương Đông, TP Uông Bí đã xảy ra điểm cháy rừng, lực lượng PCCC Uông Bí đã có mặt kịp thời dập tắt đám cháy.
"Kỳ Sơn - Sa Pa xứ Nghệ”: Hành trình săn mây, khám phá thiên nhiên và văn hóa núi rừng

"Kỳ Sơn - Sa Pa xứ Nghệ”: Hành trình săn mây, khám phá thiên nhiên và văn hóa núi rừng

Kỳ Sơn (vùng cao miền Tây xứ Nghệ) mê hoặc du khách với những biển mây bồng bềnh, rừng núi trùng điệp và nét văn hóa bản địa đặc sắc. Vào cuối thu, đầu đông hành trình đến Kỳ Sơn là cơ hội để bạn “săn mây” trên đỉnh Puxailaileng, ngắm hoa đỗ quyên rực rỡ và hòa mình vào không gian thanh khiết, trong lành của vùng cao đầy thơ mộng và bí ẩn này.
Giảm phát thải trong chăn nuôi bò thịt: Thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Giảm phát thải trong chăn nuôi bò thịt: Thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi bò thịt, Việt Nam đang tập trung vào các giải pháp như ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, cải thiện khẩu phần ăn cho bò và điều chỉnh quy hoạch vùng chăn nuôi.
Tây Ninh thả hơn 237.000 cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Tây Ninh thả hơn 237.000 cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Gần 238.000 con cá giống vừa được thả xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính