Thứ tư 21/05/2025 00:16Thứ tư 21/05/2025 00:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn
Thủ tướng nêu rõ, trong thời đại ngày nay, với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải "thổi hồn", thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước - Ảnh Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chiều ngày 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". Cùng dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết phân tích, nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng, những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL.

Thủ tướng khẳng định ĐBSCL có nhiều lợi thế, tiềm năng về con người, truyền thống lịch sử văn hóa, đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, thủy hải sản.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết này và từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL, với số lần làm việc tại ĐBSCL là nhiều nhất so với các địa phương, các vùng khác trên cả nước.

"Không có cuộc gặp, trao đổi nào với các đối tác quốc tế mà tôi không nói đến ĐBSCL. Bởi việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn thì không thể không nói đến ĐBSCL. Mặt khác, với vấn đề an ninh lương thực thực phẩm trên thế giới, ĐBSCL rất có cơ hội để phát triển", Thủ tướng nói.

Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa

Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL và Kế hoạch nâng ...

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. ...

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, trong thời đại ngày nay, với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải "thổi hồn", thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước.

Thủ tướng nêu rõ, lúa gạo là ngành hàng có lợi thế của nước ta; sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành đã rất nỗ lực cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai thực hiện Đề án và đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận sau một năm triển khai.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để tạo khung khổ pháp lý và huy động nguồn lực thực hiện Đề án.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP, quy định về vùng quy hoạch, chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Chính phủ cũng chỉ đạo sửa Luật Đầu tư công, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10/2024, trong đó đơn giản hóa thủ tục về xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công, các dự án ODA…

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023, đây cũng là đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu héc-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.

Về phía, Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương tích cực xây dựng và triển khai các hoạt động, trong đó xây dựng vùng tham gia Đề án và tổ chức triển khai các mô hình thí điểm trên địa bàn vùng ĐBSCL; tích cực làm việc với Ngân hàng Thế giới để xây dựng dự án nhằm huy động nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai Đề án.

Sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững - Ảnh minh họa.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để tạo khung khổ pháp lý và huy động nguồn lực thực hiện Đề án. - Ảnh minh họa.

Bộ NN&PTNT cho biết hiện 7 mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Có 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới); tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 3-5 tấn CO2 tương đương trên một ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc.

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá, việc phê duyệt và triển khai Đề án đã góp phần khẳng định: Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, đã chủ động, tích cực triển khai các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Đề án còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Đây là Đề án đầu tiên trên thế giới về canh tác lúa năng suất cao, phát thải thấp trên quy mô lớn, do đó có nhiều nội dung mới, chưa có tiền lệ.

Nhận thức về canh tác lúa năng suất cao, phát thải thấp của người trồng lúa, doanh nghiệp, một số cấp chính quyền chưa đầy đủ. Cùng với đó là những vấn đề liên quan quy hoạch, xác định cụ thể diện tích đất trồng lúa năng suất, chất lượng cao, huy động nguồn lực…

Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã báo cáo cụ thể, chi tiết tình hình triển khai Đề án, nêu rõ các kết quả đạt được sau một năm thực hiện, xác định rõ, cụ thể các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm, nêu các đề xuất, kiến nghị để các bộ, ngành, địa phương cùng trao đổi, thống nhất các phương án, giải pháp và thẩm quyền xử lý để thúc đẩy triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu Đề án đề ra.

Lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi về các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm rõ thêm về huy động, sử dụng các nguồn lực, quản lý tài chính; Ngân hàng Nhà nước làm rõ về nguồn vốn tín dụng; Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập các giải pháp ứng phó hạn mặn, sạt lở…

Đại diện WB khẳng định WB có cam kết rất mạnh mẽ với chương trình này, đề nghị Chính phủ có thể lập tổ công tác liên ngành để xử lý các vấn đề liên quan, hài hòa thủ tục giữa hai bên, thống nhất cơ chế triển khai rõ ràng, khả thi, hiệu quả, sớm ký kết hiệp định vay, phát huy hiệu quả nguồn tài chính từ WB cho Đề án.

Bài liên quan

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Thường trực Chính phủ chỉ đạo tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 Tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Sau 05 năm triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bức tranh nông nghiệp Việt Nam đang hiện lên với những gam màu tươi sáng, từ sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích canh tác, kim ngạch xuất khẩu, cho đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn và hợp tác xã tiên phong. Một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đang dần thành hình – không chỉ là lựa chọn canh tác mà còn là định hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch ngày càng tăng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Nông: Huyện Đắk Song phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Đắk Nông: Huyện Đắk Song phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2025), UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Tháng 5 về nhớ Bác

Tháng 5 về nhớ Bác

Tháng Năm gợi nhớ về Bác Hồ kính yêu, một vầng dương rạng ngời dẫn lối dân tộc Việt Nam vượt qua bao gian khó. Để tưởng nhớ Người, tôi xin mạn phép phác họa một bức tranh bằng ngôn từ, dẫu biết rằng ngàn vạn lời cũng không thể nào diễn tả hết công lao trời biển của Người.
Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Ngày 17/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện” (NBSP) làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tỉnh Cao Bằng nhằm báo cáo kết quả khảo sát thực địa, thảo luận các nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Dự buổi làm việc, về phía Dự án có ông Karan Sehgal, Trưởng nhóm chuyên gia triển khai dự án cùng các thành viên.
Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Chiều 18/5, tại 2 xã Đồng Phúc và Yến Dương, huyện Ba Bể đoàn công tác của Công an tỉnh Bắc Kạn do Đại tá Thăng Quang Huy, Phó Giám đốc làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, trao kinh phí 22 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có người tử vong trong trận lũ quét đêm 17, rạng sáng 18/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, những đổi mới, cải cách tập trung vào bốn đột phá: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới"; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn của vĩ nhân Hồ Chí Minh

Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn của vĩ nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trái tim vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà còn là người luôn canh cánh nỗi lo về đời sống của nhân dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Mối quan tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với nông thôn Việt Nam không chỉ thể hiện qua những chủ trương, chính sách mà còn thấm đượm trong từng lời nói, hành động, thể hiện một tình cảm chân thành, gần gũi và thấu hiểu sâu sắc.
Thái Bình: Tiến độ gieo trồng cây màu vụ hè đạt kết quả cao

Thái Bình: Tiến độ gieo trồng cây màu vụ hè đạt kết quả cao

Thông tin từ tỉnh Thái bình cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh đã gieo trồng được 9.050ha cây màu vụ hè, đạt gần 78% kế hoạch đề ra và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025

Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025

Ngày 17/5, tại sông Thu Bồn, Quảng Nam, Giải đua thuyền truyền thống phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam lần thứ 28 – Cúp Kingtek năm 2025 diễn ra hào hứng, sôi nổi.
Bắc Kạn: Lũ quét bất ngờ khiến nhiều người tử vong và mất tích

Bắc Kạn: Lũ quét bất ngờ khiến nhiều người tử vong và mất tích

Trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã xảy một trận lũ quét bất ngờ làm 5 người tử vong và mất tích vào sáng ngày 18/5.
Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc được xếp hạng Di tích quốc gia

Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc được xếp hạng Di tích quốc gia

Tối 16/5, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025) và nhận Bằng Di tích quốc gia “Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính