Thứ sáu 04/04/2025 18:04Thứ sáu 04/04/2025 18:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói".
Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với nông nghiệp, nông dân và nông thôn - Ảnh minh họa.
Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với nông nghiệp, nông dân và nông thôn - Ảnh minh họa.

Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn". Đây là lần đầu tiên đồng chí Lương Quốc Đoàn- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đồng chí Đỗ Đức Duy- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì, cùng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết: "Ước tính lượng phát thải của hoạt động nông nghiệp chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65-150 triệu tấn CO2/năm. Đòi hỏi cần nỗ lực kéo giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050".

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, thực tiễn đang đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt thách thức về ô nhiễm môi trường. Đồng thời chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những vấn đề nói trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Diễn đàn đã lắng nghe, trao đổi và thảo luận với hơn 20 nhóm câu hỏi, ý kiến phản ánh với tinh thần thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm cao của cán bộ hội nông dân, các hội viên nông dân xuất sắc, các Hợp tác xã tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp... Các nội dung thảo luận tại Diễn đàn là sự chuẩn bị về nội dung quan trọng trước thềm Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với nông dân năm 2024 dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới đây.

Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững Phát triển thuốc BVTV sinh học: Bước đi then chốt của nông nghiệp sinh thái bền vững
Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp
Nỗ lực Nỗ lực "cứu xanh" môi trường Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, phát biểu tại diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói".

Với tinh thần đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đơn vị trực thuộc của hai cơ quan và các bộ, ngành tiếp tục rà soát, tổng hợp, giải đáp, hướng dẫn kịp thời các câu hỏi, ý kiến chưa được trực tiếp trả lời tại Diễn đàn; đồng thời phối hợp, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ. Theo đó, Bộ trưởng cũng đề ra 6 giải pháp trọng tâm:

Một là, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân, hợp tác xã tích cực quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của toàn xã hội nói chung và hội viên nông dân cả nước nói riêng về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai.

Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Ba là, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn; tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, các nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và đa dạng sinh học.

Bốn là, thường xuyên cập nhật, hướng dẫn người dân, cộng đồng các kế hoạch, phương án phòng ngừa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ quét, sạt lở đất, địa bàn trung du, miền núi.

Năm là, tối ưu hóa việc đưa các diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng trong thực tế; kiểm soát chặt hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát sỏi lòng sông, ven biển.

Sáu là, tập trung nguồn lực giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường nông thôn, đặc biệt là xử lý nước thải làng nghề; cải tạo, phục hồi môi trường các lưu vực sông, hồ chứa, công trình thủy lợi bị ô nhiễm; thực hiện hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì, thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu chất thải nhựa; tái chế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ trong canh tác và phát triển kinh tế nông nghiệp; bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển.

Bài liên quan

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Đắk Lắk: Xã Dur Kmăl hỗ trợ nông dân “cứu” lúa mùa hạn hán

Đắk Lắk: Xã Dur Kmăl hỗ trợ nông dân “cứu” lúa mùa hạn hán

Dù đang bước vào mùa khô hạn gay gắt tại Đắk Lắk, người dân và chính quyền xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana vẫn không ngừng nỗ lực để bảo vệ mùa màng, đặc biệt là cây lúa – nguồn sống của hàng trăm hộ nông dân. Với tinh thần đoàn kết và những giải pháp sáng tạo, địa phương đang từng bước vượt qua thách thức, hướng tới vụ mùa năng suất trong bối cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
Quảng Bình: Huyện Tuyên Hóa hỗ trợ vốn vay cho bà con nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Quảng Bình: Huyện Tuyên Hóa hỗ trợ vốn vay cho bà con nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua đã huy động các nguồn nguồn vốn, đồng thời phối hợp với các ngân hàng để từ đó tạo điều kiện cho bà con nông dân trong huyện được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thay đổi nhận thức đến hành vi của nông dân trong bảo vệ môi trường

Thay đổi nhận thức đến hành vi của nông dân trong bảo vệ môi trường

Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế (gọi tắt là Dự án Xử lý rác thải) trong ngày 31/03/2025.
Đắk Lắk: Xã Dur Kmăl hỗ trợ nông dân “cứu” lúa mùa hạn hán

Đắk Lắk: Xã Dur Kmăl hỗ trợ nông dân “cứu” lúa mùa hạn hán

Dù đang bước vào mùa khô hạn gay gắt tại Đắk Lắk, người dân và chính quyền xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana vẫn không ngừng nỗ lực để bảo vệ mùa màng, đặc biệt là cây lúa – nguồn sống của hàng trăm hộ nông dân. Với tinh thần đoàn kết và những giải pháp sáng tạo, địa phương đang từng bước vượt qua thách thức, hướng tới vụ mùa năng suất trong bối cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông: Bản giao hưởng của lửa và nước

Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông: Bản giao hưởng của lửa và nước

Nằm ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông hiện lên như một bảo tàng địa chất sống động, nơi lưu giữ những dấu ấn của lịch sử Trái Đất qua hàng triệu năm. Với diện tích 4.795km², trải dài trên 6 huyện và thành phố Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông, Công viên địa chất Đắk Nông không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản địa chất, văn hóa và sinh học của khu vực.
Khuyến khích nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Khuyến khích nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 260/QĐ-UBND, hướng dẫn chi tiết các nội dung khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án) trên địa bàn tỉnh.
Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động

Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở mức báo động

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính cho thị trường carbon tại Việt Nam

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính cho thị trường carbon tại Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Trong đó, một trong những đề xuất đáng chú ý là bổ sung 9 thủ tục hành chính mới nhằm điều chỉnh và vận hành thị trường carbon tại Việt Nam.
Thời tiết giao mùa người dân chủ động tái đàn vật nuôi an toàn

Thời tiết giao mùa người dân chủ động tái đàn vật nuôi an toàn

Trung bình từ tháng 2 - 4 hàng năm là thời điểm tái đàn của các hộ nông dân chăn nuôi tại Hải Dương sau khi đã phục vụ dịp Tết Nguyên Đán, tuy vậy đây cũng là thời điểm giao mùa, thời tiết tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi nên cần đặc biệt chú ý an toàn khi tái đàn.
Lâm Đồng: Lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh khá lớn

Lâm Đồng: Lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh khá lớn

Trung bình hàng năm lượng chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp thải ra môi trường tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 800 - 1.000 tấn/năm.
Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Lâm Đồng: Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Lâm Đồng: Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Công tác quản lý nhà nước về BVMT của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn được chú trọng đã và đang được triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhất định góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng không ngừng đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, xem đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân giảm nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo rừng phát triển bền vững, yếu tố then chốt là nguồn giống cây trồng phải đạt chất lượng tốt. Nhờ sự chủ động của các cơ sở vườn ươm và sự hỗ trợ từ chính quyền, việc cung cấp giống cây đang từng bước đáp ứng nhu cầu trồng rừng, giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng.
Vẻ đẹp kỳ ảo của rừng săng lẻ Tương Dương trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Vẻ đẹp kỳ ảo của rừng săng lẻ Tương Dương trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Khi những ngày cuối tháng Ba đến, rừng săng lẻ ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An lại biến hóa thành một bức tranh thiên nhiên đầy mê hoặc. Mùa thay lá mang đến cho khu rừng cổ thụ này vẻ đẹp độc đáo, thu hút không ít du khách muốn hòa mình vào khung cảnh huyền diệu của vùng đất miền Tây Nghệ An.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính