Sơn La đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đến ứng dụng công nghệ số, nâng cao chất lượng sản phẩm - Ảnh minh họa. |
Để đạt được kết quả này, tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đến ứng dụng công nghệ số, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia các hội nghị kết nối tiêu thụ, xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư với các thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng phát triển thương mại điện tử, xây dựng sàn thương mại điện tử Sơn La, tích hợp vào sàn thương mại điện tử quốc gia, đưa hàng trăm sản phẩm OCOP lên sàn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm.
Các địa phương trong tỉnh cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn đã đi vào hoạt động, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.
Điển hình như Chi nhánh Công ty cổ phần tinh bột sắn Phú Yên - Nhà máy tinh bột sắn Sơn La đã hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2024, xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc. HTX Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (Thuận Châu) đã xuất khẩu chè sang Đài Loan.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông sản Sơn La vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế; đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng; xây dựng thương hiệu cho nông sản... vẫn là những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Tỉnh Sơn La đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rà soát, cấp mã số vùng trồng, thu hút đầu tư chế biến sâu, tăng tỷ lệ diện tích sản xuất đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản.