Thứ tư 16/04/2025 09:31Thứ tư 16/04/2025 09:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 12/1, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình thăm, chúc Tết quân và dân tại hai huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn. Hành trình không chỉ mang không khí Tết đến các vùng hải đảo, mà còn để lại những hình ảnh đẹp về tình quân dân gắn bó, thể hiện sự đoàn kết của quân, dân Việt Nam.
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Chiến sỹ ngẩng chào tại Trạm Radar 550 đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).

Hành trình “mang Xuân về trên hải đảo”

Chuyến hành trình thăm, chúc Tết quân, dân các huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn kéo dài từ ngày 9/1 đến 12/1/2025, do Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức. Tàu 390 đã vượt qua quãng đường hơn 450 hải lý (tương đương 800km) để tới thăm và trao tặng những phần quà Tết cho quân và dân trên hai đảo. Đoàn công tác có sự tham gia của 35 đầu mối địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và 49 phóng viên từ 35 cơ quan báo chí Trung ương, Quân đội và địa phương.

Đại tá Phạm Đình Thành, Phó Chính ủy Vùng 3 Hải quân, trưởng đoàn công tác cho biết: “Chuyến hải trình đã để lại những cảm xúc sâu sắc cho từng thành viên trong đoàn, không chỉ là niềm vui mang Tết đến mà còn là tình cảm quân dân gắn bó sâu sắc, thể hiện qua những phần quà Tết mà chúng tôi mang đến”.

Trong chuyến hải trình ý nghĩa này, Vùng 3 Hải quân đã tiếp nhận gần 500 triệu đồng tiền quyên góp cùng gần 230 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. Đoàn cũng mang theo hơn 40 đầu sách, báo, tạp chí, 200 cuốn lịch treo tường, và 500 lịch để bàn để gửi tặng quân và dân tại hai huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn.

Tại Cồn Cỏ, do thời tiết xấu và gió đông Bắc cấp 6, đến cấp 7, độ cao sóng từ 3-4m, do vậy tàu 390 chở đoàn công tác không thể tiếp cận đảo, toàn bộ quà phải chuyển qua tàu cá của ngư dân để đưa lên đảo, hoạt động chúc tết được thực hiện trực tuyến từ trên tàu.

Xúc động trước tình cảm của đoàn công tác dành cho huyện đảo, ông Võ Viết Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cồn Cỏ bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và các đại biểu. Ông nhấn mạnh, sự quan tâm và hỗ trợ từ các đơn vị là nguồn động lực to lớn, giúp quân và dân trên đảo nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giữ vững an ninh, chính trị và quốc phòng tại đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Tại Lý Sơn, chương trình ý nghĩa mang tên “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển” đã diễn ra sôi nổi. Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã trao tặng 15 suất quà cho ngư dân tại Cảng cá Lý Sơn, bao gồm áo phao, phao tròn, cờ Tổ quốc và 1.000m dây buộc tàu, với tổng trị giá hơn 150 triệu đồng. Những món quà này không chỉ thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của lực lượng Hải quân mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho ngư dân, tiếp thêm động lực để họ kiên cường bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong suốt hành trình, đoàn công tác đã tận tay trao tặng những phần quà ý nghĩa này đến quân và dân hai huyện đảo, thể hiện tình cảm sâu sắc và sự đồng hành của lực lượng Hải quân đối với những người đang ngày đêm giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Ngô Đình Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lý Sơn, bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến đoàn công tác vì sự hỗ trợ thiết thực dành cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo. Ông nhấn mạnh địa phương sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết quân dân, giữ vững quyết tâm đảm bảo quốc phòng - an ninh, đồng thời duy trì sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ Trạm Radar 550.

Tình quân dân keo sơn gắn bó

Chuyến hành trình thăm, chúc Tết quân, dân tại hai huyện đảo không chỉ đơn thuần là việc trao tặng quà Tết mà còn là dịp để thắt chặt tình quân dân, khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa lực lượng Hải quân và người dân các huyện đảo. Đại tá Phạm Đình Thành chia sẻ: “Chuyến đi này không chỉ là một nhiệm vụ thăm, chúc Tết, mà còn là biểu tượng của tình quân dân gắn bó, thể hiện trách nhiệm bảo vệ biển đảo và sự phát triển bền vững của đất nước”.

Theo Đại tá Phạm Đình Thành, các phóng viên đã cùng đoàn công tác vượt qua những cơn say sóng để ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống trên tàu, những hoạt động của quân đội và tình cảm chân thành giữa quân và dân nơi đảo xa. Những bài viết, phóng sự, hình ảnh này không chỉ truyền tải thông tin về chuyến đi mà còn góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước và lòng tự hào về biển đảo của dân tộc.

Được biết, Cồn Cỏ là một đảo nhỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2,2 km². Huyện đảo Cồn Cỏ với dân số đảo hiện có 600 người. Trong đó chiếm phần lớn là quân đội đang đồn trú trên đảo và có khoảng hơn 20 hộ dân sinh sống lâu dài tại đảo Cồn Cỏ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với đảm bảo an ninh của địa phương.

Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích gần 10,39 km² và dân số khoảng 23.000 người. Với vị trí chiến lược trên cửa ngõ kinh tế Dung Quất, Lý Sơn không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn là điểm sáng trong phát triển kinh tế biển, khai thác thủy sản và du lịch.

Lý Sơn còn là nơi lưu giữ dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh, nơi cư dân Việt định cư từ thế kỷ XVI. Đặc biệt, Lý Sơn là quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa, những người lính dũng cảm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Những truyền thống tốt đẹp của người dân Lý Sơn vẫn được phát huy trong công cuộc bảo vệ biển đảo và phát triển kinh tế, trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chuyến hải trình không chỉ đơn giản là một nhiệm vụ quân sự, còn là hành động cụ thể khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc. Đoàn công tác đã mang đến cho quân và dân hai huyện đảo những món quà Tết ý nghĩa, nhưng quan trọng hơn, họ đã mang đến cho người dân nơi đây niềm tin và hy vọng vào sự phát triển và bảo vệ vững chắc biển đảo của đất nước.

Tại Hội nghị tổng kết vào ngày 12/1, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã trao giấy khen cho 45 phóng viên và các cá nhân, tổ chức có đóng góp lớn cho thành công của chuyến hải trình. Những thành quả mà chuyến đi mang lại không chỉ là những món quà Tết, còn là những tình cảm sâu sắc, góp phần thắt chặt mối quan hệ quân dân, giúp người dân cảm nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lực lượng Hải quân.

Chuyến hải trình mang Tết đến Cồn Cỏ và Lý Sơn đã kết thúc tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng và hình ảnh đẹp trong lòng người dân hai huyện đảo. Sự kết nối giữa quân và dân, giữa đất liền và đảo xa đã, đang và sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Một số hình ảnh chuyến hải trình “mang Xuân về sớm trên đảo quê hương”:

Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đại tá Phạm Đình Thành, Phó Chính ủy Vùng 3 Hải quân, Trưởng đoàn công tác (ngoài cùng, bên phải) dâng hương trước chuyến đi (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Tàu trung chuyển ra đảo Cồn Cỏ, mấy lần tấp vào đón Đoàn nhưng không thành công, vì sóng to nên đoàn không thể ra đảo mà chỉ gửi quà và chúc Tết từ xa (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Trải qua bao khó khăn do sóng lớn, biển động, cuối cùng các chiến sỹ cũng chuyển được quà qua tàu nhỏ và mang ra đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đoàn chỉ có thể nhìn Cồn Cỏ từ xa, đầy tiếc nuối, vì chỉ còn cách vài km nhưng không thể nào lên thăm quân dân đảo tiền tiêu (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Trông thấy Cồn Cỏ rất gần, nhưng không thể lên thăm chúc Tết, ai nấy đều tiếc nuối (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Một ca sĩ thuộc Đoàn ca múa Nhà hát Tuổi trẻ, giấu niềm tiếc nuối trả lời phóng viên (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ Xuân hải đảo - ấm tình quân dân, online với đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đoàn ca múa nhạc Nhà hát Tuổi trẻ online giao lưu văn nghệ với Cồn Cỏ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Sao Mai xứ Nghệ Phạm Thị Ánh Nguyệt hát nhạc quê hương, online cùng đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Chia tay đảo Cồn Cỏ, đoàn tiếp tục hải trình tới Lý Sơn xử tỏi (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Lưu luyến giờ phút chia xa Cồn Cỏ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đảo Cồn Cỏ mãi trong tim đoàn công tác, mọi người đồng thanh hô vang "Đảo là nhà, biển cả là quê hương" (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Tàu kiểm ngư 390 với toàn bộ chiều dài 90m, chiều rộng 14m, chiều cao mạn tàu 7m, trọng tải 2000 tấn, có nhà ga đỗ trực thăng (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Các suất ăn của thủy thủ đoàn và đại biểu khách mời được chuẩn bị tươm tất (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Bước chân xuống đảo Lý Sơn, do sóng lớn, các chiến sỹ phải vịn, đỡ, hỗ trợ thì Đoàn mới xuống tàu được (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đoàn háo hức mang hoa và quà lên đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đoàn trang trọng thăm, dâng hương các Liệt sỹ trên đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Giờ phút thiêng liêng, trang trọng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đoàn kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các chiến sỹ hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Trước tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Góc nhỏ tĩnh lặng tại Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Một phóng viên chiến trường đang tỉ mẫn kiểm tra lại hình ảnh trước cột cờ Tổ quốc Đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Một phút mặc niệm bắt đầu (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phát biểu tại lễ trao quà thăm, chúc Tết đảo Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Món quà tinh thần Hội biển đảo Việt Nam gửi tặng quân dân Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Những món quà thắm thiết tình thân, giúp quân dân Lý Sơn vượt qua mọi khó khăn, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Món quà tinh thần giá trị và ý nghĩa đến từ Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Chiến sỹ háo hức quét QR, nắm thông tin những vị Tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Thực hiện chương trình Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân trao tặng những món quà ý nghĩa, trị giá hơn 150 triệu đồng cho ngư dân Lý Sơn (Ảnh: Cáp Vương).
Chuyến hải trình mang Tết ra biển đảo: Ấm tình quân dân
Tàu cập cảng Đà Nẵng, các chiến sỹ chào quân lệnh, kết thúc chuyến hải trình đầy ý nghĩa mang tên “Xuân về sớm trên biển đảo quê hương” (Ảnh: Cáp Vương).

Bài liên quan

Hợp tác xã Hòa Tiến 1 đạt danh hiệu Ngôi sao Hợp tác xã 2025

Hợp tác xã Hòa Tiến 1 đạt danh hiệu Ngôi sao Hợp tác xã 2025

Trong hành trình phát triển kinh tế tập thể, nhiều hợp tác xã (HTX) tại Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị nông sản và dịch vụ địa phương. Nổi bật trong số đó, HTX Hòa Tiến 1 vừa vinh dự được Liên minh HTX Việt Nam trao danh hiệu “Ngôi sao Hợp tác xã” tại CoopStar Awards 2025.
Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang, huyện phía Tây Đà Nẵng, đã và đang chứng tỏ là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với mô hình đô thị sinh thái. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn bảo vệ môi trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
"Kéo lưới rùng" - nét đẹp văn hóa cộng đồng ven biển miền Trung

"Kéo lưới rùng" - nét đẹp văn hóa cộng đồng ven biển miền Trung

Từ lâu, nghề chài lưới đã gắn bó mật thiết với đời sống của ngư dân ven biển miền Trung. Trong đó "kéo lưới rùng" là hoạt động phản ánh sự đoàn kết cộng đồng, mang đậm màu sắc văn hóa biển cả. Mỗi lần kéo lưới, người dân không chỉ thu hoạch sản vật biển mà còn thể hiện tinh thần lao động gắn bó với đất trời và biển mẹ.
Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Nghề trồng măng, một nghề truyền thống lâu đời, đã trở thành nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ nông dân tại thôn Nam Thành, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
“Mục sở thị” lối dành riêng cho xe đạp dọc tuyến đường Thăng Long

“Mục sở thị” lối dành riêng cho xe đạp dọc tuyến đường Thăng Long

Đà Nẵng vừa công bố hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình cải tạo cảnh quan vỉa hè bờ sông dọc tuyến đường Thăng Long từ Công viên châu Á, quận Hải Châu đến giáp quận Cẩm Lệ, phía bờ Tây sông Hàn.
Gần 500 vận động viên đua thuyền tranh tài trên sông Hàn

Gần 500 vận động viên đua thuyền tranh tài trên sông Hàn

Sáng 30/3, Giải đua thuyền truyền thống TP Đà Nẵng mở rộng năm 2025 chính thức diễn ra tại quận Sơn Trà. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phối hợp cùng VTV8 tổ chức, nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đầu xuân về thăm khu di tích lịch sử Pác Bó

Đầu xuân về thăm khu di tích lịch sử Pác Bó

Pác Bó, theo tiếng Tày-Nùng có nghĩa là "đầu nguồn", là một địa danh thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là một di tích lịch sử quan trọng, gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mẫu Sơn: Đỉnh núi thần tiên trên xứ Lạng

Mẫu Sơn: Đỉnh núi thần tiên trên xứ Lạng

Mẫu Sơn là một dãy núi thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30km. Dãy núi chạy theo hướng Đông - Tây, trải dài trên địa phận 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Với độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển, Mẫu Sơn có khí hậu mát mẻ quanh năm, mang đậm nét đặc trưng của vùng núi cao.
Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Sáng 17/2, Lễ hội Cầu Ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã diễn ra trong không khí trang trọng và sôi nổi. Đây là dịp quan trọng để ngư dân địa phương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cá bạc đầy khoang.
Đem yêu thương đến với học sinh nghèo tại Đắk Nông

Đem yêu thương đến với học sinh nghèo tại Đắk Nông

Ngày 13/2, Nhóm phóng viên Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp hữu Cơ Việt Nam phối hợp với nhóm Thiện nguyện 48, UBND xã Đắk N’drung và Hội chữ thập đỏ xã tổ chức chương trình trao 100 suất quà cho học sinh nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Đắk N’drung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tiếp tục hành trình chinh phục thị trường quốc tế tại Biofach 2025

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tiếp tục hành trình chinh phục thị trường quốc tế tại Biofach 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam, gồm 9 doanh nghiệp trưng bày và 4 doanh nghiệp tham quan nối tiếp hành trình chinh phục thị trường quốc tế tại Biofach 2025 - Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ.
Bảo tàng Nghệ An: Nơi quá khứ còn mãi vang vọng

Bảo tàng Nghệ An: Nơi quá khứ còn mãi vang vọng

Nơi lưu giữ ký ức – Kết nối quá khứ và hiện tại. Tọa lạc giữa lòng thành Vinh, Bảo tàng Nghệ An mở ra hành trình khám phá lịch sử, văn hóa và con người xứ Nghệ qua những hiện vật giàu giá trị. Mỗi góc trưng bày là một câu chuyện, mỗi hiện vật là một chứng nhân thời gian, sẵn sàng đưa bạn ngược dòng lịch sử đầy tự hào.
Những cung đường miền núi - “Đặc sản” du lịch vùng cao

Những cung đường miền núi - “Đặc sản” du lịch vùng cao

Miền núi luôn là một điểm đến hấp dẫn với những ai yêu thích khám phá và chinh phục. Những cung đường quanh co, uốn lượn giữa núi rừng hùng vĩ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Mùa xuân, mùa du lịch, hãy cùng “phượt” với Nông nghiệp hữu cơ Việt nam qua những cung đương chênh vênh, hiểm trở.
Điệu múa đánh bồng độc đáo ở làng Triều Khúc

Điệu múa đánh bồng độc đáo ở làng Triều Khúc

Chiều 6/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) tưng bừng khai mạc lễ hội truyền thống để tưởng nhớ Thành hoàng làng Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương). Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm.
Thác Bản Giốc: Kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ nơi biên cương

Thác Bản Giốc: Kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ nơi biên cương

Thác Bản Giốc, một tuyệt tác thiên nhiên nằm trên dòng sông Quây Sơn thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Cao Bằng. Với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thác Bản Giốc không chỉ là niềm tự hào của người dân Cao Bằng mà còn là một trong những thác nước đẹp nhất Đông Nam Á và là thác nước xuyên quốc gia lớn thứ tư trên thế giới.
Cây cảnh không chỉ là vật trang trí…

Cây cảnh không chỉ là vật trang trí…

Cây cảnh từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong đời sống con người, mang lại nhiều lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần. Không chỉ đơn thuần là vật trang trí, cây cảnh còn góp phần cải thiện môi trường sống, thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm và tạo không gian xanh mát, thư thái. Màu xanh của cây lá giúp xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, mang lại cảm giác bình yên và thư thái cho tâm hồn.
Sa Pa, thành phố trong sương

Sa Pa, thành phố trong sương

Sa Pa là một thị trấn vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Với độ cao trung bình 1500-1800m so với mực nước biển, Sa Pa sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Nơi đây nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang trải dài, những dãy núi trùng điệp và sương mù bao phủ, tạo nên bức tranh huyền ảo.
Hình ảnh về đón Tết tại các vùng miền

Hình ảnh về đón Tết tại các vùng miền

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm dương. Tuy nhiên, cách thức đón Tết có sự khác biệt giữa các vùng miền trên cả nước, tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính