Thứ sáu 25/04/2025 07:04Thứ sáu 25/04/2025 07:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
RWA (công nghệ mã hóa tài sản thế giới thực) được phát triển bởi MetaDAP – đã được ứng dụng nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Đây là giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác quản lý và giao dịch cây trồng có giá trị cao, lâu năm trên thị trường.
Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh
Quang cảnh rừng Sưa đỏ Gia Lai ứng dụng công nghệ RWA.

Để ai cũng có “khu vườn riêng ngay trên điện thoại”

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, MetaDAP đang tập trung cung cấp giải pháp mã hoá tài sản cho những cây trồng có giá trị cao như: gỗ Sưa đỏ, sâm Ngọc Linh, Trầm hương,… tạo ra các định danh số (NFT) của các cá thể/cụm cây trong một khu vườn/rừng cụ thể. Điều này tạo cơ sở giúp chủ tài sản dễ dàng quản lý, tích hợp các tiện ích gia tăng, xây dựng các chiến dịch marketing và bán hàng sáng tạo, đột phá. Chủ sở hữu có thể bán trước cây chưa đến tuổi khai thác, bán cây nhưng người mua vẫn muốn giữ lại tại vườn/rừng để chờ thời điểm khai thác phù hợp hơn, điều này đặc biệt phù hợp với các vườn/rừng cây có giá trị cao, lâu năm, giúp chủ tài sản dễ dàng xoay vòng vốn tái đầu tư.

Đối với người dùng cuối, nền tảng giúp cư dân thành thị dễ dàng sở hữu một vườn cây đa dạng ngay trên điện thoại. Dễ dàng quản lý, chuyển nhượng, cho tặng và khai thác cây của mình chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Nhờ định danh số, các ngành khác cũng có cơ hội để tích hợp, gia tăng trải nghiệm và tiện ích như ecommerce, bảo hiểm, loyalty… Xa hơn, công nghệ này còn giúp luân chuyển giá trị hiệu quả, tạo ra cơ hội đầu tư xanh, bền vững, bằng cách mua sớm cây khi chưa đến tuổi khai thác, giá trị còn thấp và bán lại, khai thác khi cây đạt tuổi, giá trị tăng cao.

Giải pháp mã hoá cây trồng được ra đời với mong muốn thúc đẩy lưu thông, giá trị kinh tế để giải quyết vấn đề đầu ra cho người nông dân, tạo công ăn việc làm cho địa phương, giúp hạn chế vấn nạn “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”... Nhà sáng lập cũng mong muốn góp phần hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc cây trồng, hạn chế hàng giả, hàng không đảm bảo quy trình, kém chất lượng; tiến tới thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, Net Zero, hình thành ngày càng nhiều những rừng cây lâu năm, có giá trị cao tại Việt Nam.

Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh
Anh Trần Quốc Việt - Giám đốc MetaDAP “Công nghệ RWA cần được xây dựng trên một blockchain make in Việt Nam”

MetaDAP đã dành 36 tháng kiên trì xây dựng nền tảng kỹ thuật, bởi công nghệ RWA cần được xây dựng trên một blockchain make in Việt Nam hoàn toàn để đảm bảo sự tuân thủ về thanh toán và định danh. Anh Trần Quốc Việt - Giám đốc MetaDAP chia sẻ: Nền tảng kỹ thuật được đầu tư xây dựng bài bản, chỉn chu là lợi thế của MetaDAP, tuy nhiên sự mới mẻ cùng với kinh phí truyền thông hạn chế, đang gây khó khăn trong việc tiếp cận các chủ vườn/rừng, người dùng cũng như nhà đầu tư là bài toán khó của MetaDAP lúc này.

“Mã hoá tài sản thế giới thực (RWA) không chỉ là một hình thức tiếp cận mới mẻ mà còn mở ra cánh cửa cho một loạt các ứng dụng và dịch vụ mới liên quan đến việc giao dịch và quản lý tài sản trên môi trường kỹ thuật số. Từ việc tăng cường tính minh bạch và toàn vẹn của dữ liệu đến việc tạo ra các hệ thống thanh toán và chương trình khuyến mãi tiên tiến, RWA hứa hẹn sẽ là chìa khóa trong việc tạo ra một môi trường kinh tế số nhất quán, phát triển và toàn diện hơn”, anh Việt cho biết.

Bước đột phá trong tiến trình chuyển đổi xanh

Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh
Chị Trịnh Kim Thoa, chủ rừng sưa Gia Lai dẫn đoàn đi thực địa và chia sẻ mong muốn sớm số hóa rừng sưa của mình.

Trong bối cảnh Nhà nước thúc đẩy ứng dụng công nghệ Blockchain và đẩy mạnh chuyển đổi số, việc kết hợp Blockchain vào công tác quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững đang trở thành hướng đi mang tính đột phá trong lĩnh vực lâm nghiệp. Vừa qua, MetaDAP hợp tác cùng chị Trịnh Kim Thoa, chủ rừng Sưa đỏ tại Gia Lai, thực hiện số hóa rừng Sưa với diện tích gần 6 ha. Sự hợp tác này đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain để quản lý và khai thác bền vững tài nguyên rừng.

“Đây là dự án mà tôi đã ấp ủ suốt 15 năm nay. Với tôi, nó không chỉ là một kế hoạch kinh doanh, mà còn là khát khao xây dựng một hệ sinh thái bền vững, hài hòa cùng thiên nhiên, kết hợp với ứng dụng công nghệ đột phá” - Chị Trịnh Kim Thoa, chủ rừng Sưa đỏ Gia Lai hào hứng cho hay.

Nhờ vào công nghệ Blockchain, mỗi một cây Sưa đỏ giờ đây được gắn một “dấu vân tay” độc nhất, giúp quản lý vòng đời của cây từ quá trình tăng trưởng, khai thác đến tiêu thụ. Dự án số hóa rừng Sưa đỏ Gia Lai không chỉ là bước tiến lớn trong việc áp dụng công nghệ mã hóa, mà còn thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm, tạo giá trị lâu dài cho cộng đồng xã hội.

Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh
MetaDAP đồng hành cùng Mesi Gallery D ký kết hợp tác số hóa doanh nghiệp, đưa câu chuyện Rừng Tái Sinh - Vườn Tái Sinh lan tỏa.

“Công nghệ số hoàn toàn có thể mang giá trị xanh và bền vững đến với mọi người”, chị Thoa chia sẻ. Đối với chị, rừng Sưa đỏ mang lại rất nhiều giá trị, từ kinh tế, tới văn hóa, đời sống tinh thần. “Tôi muốn lan tỏa những giá trị đó đến với nhiều người, nên tôi nghĩ ngay đến việc kết hợp với MetaDAP để ứng dụng công nghệ số”, chị Thoa cho biết.

Tại thành phố Đà Nẵng, đêm 24/12 vừa qua đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác với giải pháp số hóa doanh nghiệp, trong đó MetaDAP đồng hành cùng Mesi Gallery D đưa câu chuyện Rừng Tái Sinh - Vườn Tái Sinh lan tỏa ra thế giới. Ông Hoàng Tôn, Chủ dự án Rừng Tái Sinh - Vườn Tái Sinh chia sẻ: “Nền tảng công nghệ của MetaDAP minh bạch các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, hỗ trợ các chương trình gây quỹ cộng đồng, giúp truy xuất vùng trồng các nông sản, tạo các Tour trải nghiệm giáo dục thực tế, nâng cao giá trị các sản phẩm của Farm, giúp các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thành hình...”.

“Từ vườn tái sinh - chúng ta cùng nhau kể tiếp câu chuyện của rừng tái sinh, những cuộc đời tái sinh từ thành phố đáng sống và Việt Nam đáng sống”, ông Hoàng Tôn kỳ vọng.

Với tầm nhìn và định hướng tương lai sắp tới, làm sao cho mỗi cư dân thành thị ai cũng có một trang trại/vườn cây thực trên ứng dụng di động của mình, kết hợp với những trải nghiệm độc đáo, qua đó góp sức vào chiến lược Quốc gia về ứng dụng công nghệ Blockchain giai đoạn 2025-2030, MetaDAP đã và đang tiếp tục cung cấp các giải pháp quản lý tài sản an toàn, bảo mật và minh bạch cho tất cả khách hàng, người sở hữu, nhà đầu tư - Tiến sỹ Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam khẳng định.

MetaDAP Crowdfunding là nền tảng kết nối nhà đầu tư và các dự án đáng tin cậy, giúp hiện thực hóa và thúc đẩy các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ứng dụng được xây dựng trên MetaDAP Enterprise Blockchain, nhờ đó dữ liệu giao dịch được minh bạch, công tác kế toán kiểm toán trở nên dễ dàng. Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể giao dịch các khoản đầu tư của mình trên ứng dụng hoặc trực tiếp trên thị trường thứ cấp.

Bài liên quan

Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược của các quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh P4G lần này là cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các chiến lược chuyển đổi xanh và bền vững ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững

“Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững” là chủ đề hoạt động chuỗi sự kiện Ngày chuyển đổi xanh năm 2025 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động ngày 28/3/2025.
Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Bốn năm sau khi Việt Nam cam kết Net Zero, doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển hướng "xanh" như thế nào để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
Chuyển đổi xanh tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội huy động vốn đầu tư

Chuyển đổi xanh tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội huy động vốn đầu tư

Trong bối cảnh phát triển bền vững và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi xanh và số hóa đang trở thành ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc huy động vốn đầu tư cho quá trình này vẫn còn nhiều thách thức.
Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Với bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng thay đổi, việc tích hợp các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Giúp nông dân Thái Nguyên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp

Giúp nông dân Thái Nguyên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp

Từ đầu năm 2025, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào “Bình dân học AI” nhằm phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) cho hội viên nông dân, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả lao động và nguồn thu nhập.
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng nổi bật trong ngành nông nghiệp hiện nay. Để thành công trong việc bán nông sản trực tuyến, có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét và tối ưu hóa. Dưới đây là các yếu tố quan trọng về tiêu thụ nông sản qua TMĐT.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nông sản, từ trái cây, rau củ đến các sản phẩm chế biến sẵn như gạo, mứt, hay thực phẩm hữu cơ, đều có thể được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử.
Thái Nguyên ra mắt gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee

Thái Nguyên ra mắt gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee

Từ ngày 01/4, Gian hàng Bản Việt - Thái Nguyên đã chính thức khai trương và mở bán trên sàn thương mại điện tử Shopee, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kết nối sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên với người tiêu dùng cả nước.
Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa sản xuất theo mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải.
AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội Lê Minh Hoan sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phải gắn liền với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đưa hàng Việt Nam chất lượng cao lên một tầm cao mới.
Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Ninh Bình: Nỗ lực chuyển đổi số, nâng tầm nông nghiệp địa phương

Ninh Bình: Nỗ lực chuyển đổi số, nâng tầm nông nghiệp địa phương

Ninh Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ mô hình công nghệ cao đến bán hàng online, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị trường.
Nông sản Việt hướng tới chuẩn hóa: Mã số vùng trồng thống nhất, kiểm dịch phân cấp

Nông sản Việt hướng tới chuẩn hóa: Mã số vùng trồng thống nhất, kiểm dịch phân cấp

Chuẩn hóa mã số vùng trồng, phân cấp kiểm dịch thực vật, tăng tốc chuyển đổi số là những mũi nhọn để nông sản Việt nâng cao chất lượng, cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Gần 1.300 trang trại đa dạng, tiên phong công nghệ, kinh tế trang trại Đồng Nai khẳng định vai trò trụ cột, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn và tăng trưởng nông nghiệp.
Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng, vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Từ những cánh đồng lúa thơm ST trĩu hạt đến những ao tôm công nghệ cao, Sóc Trăng đang dần khẳng định vị thế của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính