Thứ tư 19/03/2025 23:01Thứ tư 19/03/2025 23:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Sau 4 năm triển khai chương trình OCOP, đến nay Quảng Bình đã có 94 sản phẩm được công nhận. Thông qua các kênh thương mại điện tử (TMĐT), các sản phẩm OCOP của Quảng Bình ngày càng tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Tại Công ty TNHH Như Mận (Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình), thời gian qua đã tích cực tìm kiếm, kết nối, đưa sản phẩm khoai deo Như Mận (sản phẩm OCOP 3 sao) bày bán trên các sàn TMĐT. Chị Nguyễn Thị Như Mận, đại diện Công ty cho biết, năm 2019, đơn vị bắt đầu tham gia bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT Postmart. Ban đầu triển khai còn nhiều bỡ ngỡ, vừa làm vừa học hỏi nhưng thông qua sàn TMĐT, sản phẩm khoai deo Như Mận ngày càng được nhiều người biết đến, số lượng sản phẩm bán ra cũng nhiều hơn so với trước đây.

11

Sản phẩm khoai deo Như Mận lên sàn thương mại điện tử cho hiệu quả tiêu thụ tốt hơn. Ảnh: Tâm Phùng.

Hiện tại, sản phẩm khoai deo Như Mận được bán trên 10 sàn TMĐT như: Postmart, Voso, Shopee, Smartgap, quangbinhtrade… Sản phẩm khoai deo Như Mận tiêu thụ qua các sàn TMĐT cho doanh thu tốt hơn tại các cửa hàng trực tiếp. Mỗi năm, Công ty bán ra thị trường 20 - 30 tấn khoai deo, cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng.

“Nhân viên Công ty cũng đã quen với việc bán hàng qua TMĐT. Khi khách hàng đặt hàng qua các sàn, sau khi cập nhật số lượng cụ thể, Công ty sẽ chuyển hàng đến tận tay khách hàng qua các công ty vận chuyển. Phương thức này cũng rất nhanh, an toàn”, chị Mận chia sẻ.

Tại HTX Sản xuất - mua bán - chế biến thủy hải sản Vương Đoàn (cùng xã Hải Ninh), thông qua các sàn TMĐT cũng đã mở rộng tiêu thụ sản phẩm ra các thị trường lớn. Từ năm 2020, các sản phẩm cá bờm trắng khô (OCOP 4 sao), tôm khô (OCOP 3 sao), mực khô… của HTX đã được bày bán trên sàn Voso và nhiều trang TMĐT khác.

Chị Nguyễn Thị Đoàn, Giám đốc HTX cho hay, để thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh Covid-19, HTX đã mở rộng kinh doanh trực tuyến qua các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada... Sau hơn 1 năm khai thác trên các sàn TMĐT, các sản phẩm của HTX đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến, đơn đặt hàng ở ngoài tỉnh cũng nhiều hơn, giúp HTX phát triển ổn định.

“Việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT đã giúp người bán nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra thị trường với thông tin minh bạch, giúp người mua tìm kiếm, tiếp cận nhanh hơn. Mỗi năm, thông qua kênh này, HTX chúng tôi tăng doanh thu lên hơn 1 tỷ đồng”, chị Đoàn cho biết.

Để hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động kết nối, đưa sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT. Sàn giao dịch TMĐT Quảng Bình hiện có gần 200 doanh nghiệp, HTX tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong đó có rất nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Cùng với quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP trên sàn TMĐT của tỉnh, Sở NN-PTNT, Sở Công thương cũng đã phối hợp, liên kết với các sàn TMĐT trong và ngoài nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

22

Các sản phẩm OCOP của nông dân Quảng Bình thông qua các sàn thương mại điện tử được nhiều người biết đến. Ảnh: Tâm Phùng.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Công thương kết nối các sàn TMĐT, đưa sản phẩm OCOP, các sản phẩm chủ lực của địa phương lên sàn. Chi cục đã hỗ trợ kết nối, cung cấp thông tin sản phẩm, chủ thể các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh cho các sàn TMĐT và các ngành liên quan để đưa sản phẩm lên sàn. “Ngoài ra, website ocop.quangbinh.gov.vn do Chi cục quản lý đã giới thiệu, quảng bá thương hiệu cho 57 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đang tiếp tục cập nhật các sản phẩm OCOP năm 2021, 2022”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, việc đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT hiện nay cũng gặp không ít khó khăn. Đây là phương thức tiêu thụ khá mới mẻ với bà con nông dân, nhất là đồng bào ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất lẫn kinh nghiệm quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trên nền tảng TMĐT.

Theo ông Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, thực hiện chương trình chuyển đổi số nông nghiệp, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kết nối sản phẩm OCOP trên nền tảng số, ứng dụng TMĐT làm cầu nối để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP trên các sàn TMĐT có uy tín.

“Sở sẽ tổ chức các lớp huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý của ngành và các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, VietGAP… về TMĐT, chuyển đổi số để đưa các sản phẩm OCOP, nông sản của tỉnh lên sàn TMĐT”, ông Hiệp nhấn mạnh.

nongsanviet.nongnghiep.vn

Bài liên quan

"Bệ phóng" đưa sản phẩm OCOP Hà Nội nâng tầm

"Bệ phóng" đưa sản phẩm OCOP Hà Nội nâng tầm

Gần 1.500 hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội đang tận dụng lợi thế từ các vùng sản xuất chuyên canh tập trung để phát triển sản phẩm OCOP.
OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP đang thổi làn gió mới vào kinh tế nông thôn Việt Nam, với hơn 7.800 sản phẩm được công nhận, tạo ra doanh thu hơn 200.000 tỷ đồng và bức tranh kinh tế nông thôn đa sắc màu.
OCOP Hà Nội: Hành trình nâng tầm giá trị làng nghề

OCOP Hà Nội: Hành trình nâng tầm giá trị làng nghề

Hà Nội đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm chế biến sâu, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
OCOP huyện Hoài Đức bứt phá chinh phục thị trường

OCOP huyện Hoài Đức bứt phá chinh phục thị trường

Hoài Đức đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP với sự hỗ trợ từ Hà Nội, nhằm nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm địa phương.
OCOP Hà Nội: Nâng tầm chất lượng, mở rộng thị trường

OCOP Hà Nội: Nâng tầm chất lượng, mở rộng thị trường

Hà Nội đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP để đưa hơn 2.700 sản phẩm, bao gồm nhiều sản phẩm chất lượng cao, đến gần hơn với người tiêu dùng.
OCOP Bắc Giang được nâng tầm sản phẩm

OCOP Bắc Giang được nâng tầm sản phẩm

Bắc Giang đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp và OCOP để tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kiên Giang đẩy mạnh triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải

Kiên Giang đẩy mạnh triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải

Kiên Giang tích cực triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo đề án 1 triệu ha. Mô hình tại Hòn Đất cho thấy năng suất cao, giảm chi phí, giảm phát thải.
Ngành nuôi tôm ĐBSCL khởi sắc nhờ giá tăng mạnh

Ngành nuôi tôm ĐBSCL khởi sắc nhờ giá tăng mạnh

Những tháng đầu năm 2025, người nuôi tôm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận mức giá tôm cao nhất trong nhiều năm, tạo động lực lớn cho ngành thủy sản. Đây là tín hiệu tích cực sau giai đoạn gần hai năm giá tôm xuống thấp.
Đông Á đưa hương vị Dừa Bến Tre ra thế giới

Đông Á đưa hương vị Dừa Bến Tre ra thế giới

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á, một cái tên quen thuộc gắn liền với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, đã trải qua một hành trình dài đầy thăng trầm để khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ một cơ sở sản xuất thủ công nhỏ, Đông Á đã vươn mình trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần quan trọng vào việc quảng bá hương vị dừa Bến Tre đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm sản phẩm địa phương, vươn mình ra thị trường lớn

OCOP Thái Bình: Nâng tầm sản phẩm địa phương, vươn mình ra thị trường lớn

Sau 6 năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang đến diện mạo mới cho nông sản Thái Bình, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng thương hiệu địa phương.
Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công

Với tư cách là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam, Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và có giá trị gia tăng cao, cà phê chất lượng cao đang nổi lên như một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho nông dân địa phương.
Hoài Trung đệ nhất trà Phú Thọ

Hoài Trung đệ nhất trà Phú Thọ

Công ty TNHH Chè Hoài Trung đã khẳng định vị thế của mình như một trong những đơn vị sản xuất trà uy tín hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Chè Hoài Trung không chỉ gìn giữ những giá trị truyền thống của nghề trà mà còn không ngừng đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm trà chất lượng cao, đậm đà hương vị đặc trưng của vùng đất trung du.
Bình Dương nâng tầm sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường

Bình Dương nâng tầm sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường

Những năm qua, Bình Dương đã triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương và phát triển kinh tế nông thôn.
Bắc Giang cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân, cây trồng sinh trưởng tốt

Bắc Giang cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân, cây trồng sinh trưởng tốt

Đến thời điểm hiện tại, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa chiêm xuân và các loại cây trồng vụ xuân khác, đảm bảo đúng khung thời vụ đề ra.
Bắc Giang thúc đẩy OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương năm 2025

Bắc Giang thúc đẩy OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương năm 2025

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm triển khai mạnh mẽ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm 2025, với mục tiêu phát triển các sản phẩm địa phương có thương hiệu, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
Nét đẹp từ sợi tơ truyền thống

Nét đẹp từ sợi tơ truyền thống

Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, tọa lạc tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm. Đặc biệt, sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của công ty đã được vinh danh là sản phẩm OCOP 5 sao, khẳng định chất lượng và giá trị vượt trội. Hành trình phát triển của Dâu tằm tơ Mỹ Đức không chỉ là câu chuyện kinh doanh mà còn là sự gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của Việt Nam.
OCOP Vĩnh Phúc: Giữ vững thương hiệu, bài toán nâng cao chất lượng

OCOP Vĩnh Phúc: Giữ vững thương hiệu, bài toán nâng cao chất lượng

Chương trình OCOP tại Vĩnh Phúc đang đứng trước thách thức lớn: làm sao giữ vững thương hiệu sau khi đạt chuẩn. Chất lượng sản phẩm và sự chủ động của các chủ thể sản xuất là chìa khóa then chốt để giải bài toán này, đặc biệt khi nhiều sản phẩm đã bị loại khỏi danh sách do không đáp ứng yêu cầu.
Ngành tôm Cà Mau 2025: Vượt thách thức, giữ vững vị thế "vàng"

Ngành tôm Cà Mau 2025: Vượt thách thức, giữ vững vị thế "vàng"

Đối mặt với những thách thức từ cạnh tranh quốc tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh, ngành tôm Cà Mau nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược. Mục tiêu không chỉ là vượt qua khó khăn mà còn củng cố vị thế "vàng" trên thị trường xuất khẩu, khẳng định vai trò trụ cột của ngành đối với kinh tế - xã hội địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính