Thứ tư 21/05/2025 03:16Thứ tư 21/05/2025 03:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ứng dụng của AI trong nông nghiệp hỗ trợ cho các quy trình sản xuất tự động hóa và tối ưu hóa, giúp nông dân tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thống kê, sau khoảng 15 năm kể từ ngày xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp cho đến năm 2020, doanh thu kinh tế số nông nghiệp của Trung Quốc đạt 102 tỷ USD và dự báo sẽ đạt 189 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, Trung Quốc lọt vào quốc gia có số lượng doanh nghiệp nông nghiệp thông minh top 05 thế giới và tăng 44,1%/năm.

Ấn Độ đã có hệ thống trợ cấp nông nghiệp trực tiếp, hệ thống quản lý chất lượng đất và chương trình số hóa dữ liệu đất đai...; Thái Lan đã chuyển đổi thành công khu vực Chính phủ trở thành Chính phủ kỹ thuật số, xây dựng triển khai Cổng thông tin “Farmer One”…

Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra 8 định hướng về chuyển đổi số nông nghiệp trong đó có thể kể đến: phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng hệ thống dữ liệu lớn, thúc đẩy phát triển nông dân số, thúc đấy ứng dụng công nghệ số, tự động hóa quy trình sản xuất, giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm, phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số trong điều hành.

Tại Hội nghị chuyên đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực nông nghiệp với các khách mời đến từ Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), Hiệp hội Phần mềm và CNTT (Vinasa), Diễn đàn Học sâu (Deeplearning) được tổ chức vào chiều 18/10 cùng lắng nghe và trao đổi về ứng dụng AI trên tinh thần học hỏi do Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở. Ông Nguyễn Quốc Toản (Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp) cho biết, trong nông nghiệp, ứng dụng AI đã tiến hành ở nhiều nơi và mang đến nhiều kết quả thực tiễn. Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước, cán bộ công chức - viên chức (CBCCVC) cũng đã tiếp cận nhiều sản phẩm gọi là trợ lý ảo.

Ông Vũ Ngọc Hiển – Giám đốc Trung tâm công nghệ số Quốc gia, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ TT&TT .
Ông Vũ Ngọc Hiển – Giám đốc Trung tâm công nghệ số Quốc gia, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ TT&TT .

Theo ông Vũ Ngọc Hiển – Giám đốc Trung tâm công nghệ số Quốc gia, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ TT&TT cho biết phát triển và thử nghiệm Trợ lý ảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của Bộ TT&TT trong năm nay, với định hướng cần kết hợp hài hoà xu thế thời đại, thực tiễn Việt Nam và văn hoá Việt Nam.

Sau gần 1 năm thử nghiệm, Bộ TT&TT xác định Trợ lý ảo có thể là một trong những ứng dụng hứa hẹn đột phá lớn, giúp nâng cao tri thức của đội ngũ CBCCVC, thay đổi cách làm việc của một tổ chức, làm thông minh hóa hệ thống công chức Việt Nam. Hiện tại, Trợ lý ảo đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chia sẻ kinh nghiệm rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu.

Ông Hiển cho rằng, Trợ lý ảo của Việt Nam tiêu tốn ít nguồn lực hơn thế giới bởi chúng ta có thể chia nhỏ bài toán, thu hẹp lại hàng trăm triệu lần để dễ giải hơn, nhờ đó mà có tính cá thể hóa cao hơn. Trợ lý ảo của Bộ TT&TT là sự kết hợp giữa Hệ Tri thức chuyên gia do con người xây dựng và Mô hình ngôn ngữ lớn của Trí tuệ nhân tạo. Kỳ vọng thông qua việc thúc đẩy sử dụng Trợ lý ảo hỗ trợ công việc, các đơn vị có thể tích luỹ lại tri thức của tổ chức, là tài sản vô giá để lại cho các thế hệ kế tiếp.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm
Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1 Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1
Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2 Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Nông nghiệp là nền kinh tế chiếm tỉ trọng lớn ở Việt Nam tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, có thể nói đến khâu quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lớn nhất là cơ sở hạ tầng bị hạn chế. Bên cạnh đó, những vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao, độ tuổi, nhiễm độc môi trường và sự biến đổi khí hậu vẫn đang cần phải giải quyết.

ứng dụng của AI trong nông nghiệp hỗ trợ cho các quy trình sản xuất tự động hóa và tối ưu hóa, giúp nông dân tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất. AI giúp nông dân dự đoán và phòng tránh các rủi ro từ khí hậu đến dịch bệnh. Nó cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu thuốc phân bón và thuốc trừ sâu, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

AI được sử dụng để phân tích, dự đoán xu hướng. Các mô hình cụ thế, các mô hình máy học sử dụng dữ liệu lịch sử để đưa ra dự báo thời tiết trong tương lai. Các thuật toán học máy như mạng nơ-ron và thuật toán học sâu được sử dụng để phân tích hàng trăm ngàn biến số trong dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và áp suất khí quyển. Nhờ sử dụng dữ liệu thời tiết lịch sử, các mô hình có thể xuất hiện xu hướng và đưa ra các dự đoán thời tiết trong tương lai.

Ông Trương Xuân Nam – Giám đốc Diễn đàn Học sâu (Deep Learning).
Ông Trương Xuân Nam – Giám đốc Diễn đàn Học sâu (Deep Learning).

Ông Trương Xuân Nam – Giám đốc Diễn đàn Học sâu (Deep Learning) cho rằng giải pháp nông nghiệp thông minh cho tổ chức cần sự vào cuộc của doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và người nông dân có thể là một phần của giải pháp AI, hưởng lợi từ AI.

Một số giải pháp ứng dụng AI cho nông dân mà ông Nam đề xuất như Giảm lãng phí đầu vào (thuốc sâu, thức ăn, nước, phân bón), Đảm bảo đơn giản và dễ sử dụng, Cải thiện phòng bệnh (phát hiện sớm, các biện pháp phòng ngừa) và Tinh giản chuỗi cung ứng (loại bỏ bước trung gian, bán hàng trực tiếp). Bộ Nông nghiệp có thể xây dựng hệ thống AgriAI sử dụng AI cung cấp dịch vụ cho từng nông dân hay hệ thống hỏi đáp thông tin nông nghiệp để giúp giám sát chất lượng nông sản, mở rộng truy xuất nguồn gốc tốt hơn.

Theo tinh thần của Bộ trưởng Lê Minh Hoan là học hỏi về AI, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp có thể triển khai ngay Trợ lý ảo để thay đổi cách thức làm việc của hệ thống CBCCVC. Thứ trưởng đề nghị từng cơ quan, đơn vị tính toán thực hiện phục vụ CBCC hiện nay nếu chia nhỏ ra và theo từng lĩnh vực cụ thể.

Bài liên quan

Tỉnh Quảng Bình phát động phong trào "Bình dân học vụ số”

Tỉnh Quảng Bình phát động phong trào "Bình dân học vụ số”

Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường Tỉnh ủy Quảng Bình, kết hợp trực tuyến đến 154 điểm cầu cấp huyện, cấp xã, với sự tham gia của hơn 18.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên…
Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực và ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2025 - 2030 trong năm 2025.
Trồng dưa lưới công nghệ cao – “thắng” ngay vụ đầu tiên

Trồng dưa lưới công nghệ cao – “thắng” ngay vụ đầu tiên

Đó là mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Huỳnh Thượng Đoài ở thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội Lê Minh Hoan sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phải gắn liền với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đưa hàng Việt Nam chất lượng cao lên một tầm cao mới.
Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An – vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp đang từng bước chuyển mình với những mô hình sản xuất hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, nâng tầm vị thế nông sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chuyển giao công nghệ rang cà phê bằng củi gạch nối giữa truyền thống và hiện đại

Chuyển giao công nghệ rang cà phê bằng củi gạch nối giữa truyền thống và hiện đại

Việt Nam, cường quốc cà phê Robusta của thế giới, tự hào sở hữu một nền văn hóa cà phê phong phú và đa dạng. Từ những quán cóc vỉa hè đến các chuỗi cà phê sang trọng, hương vị đậm đà, quyến rũ của hạt cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong bối cảnh ngành cà phê Việt Nam đang không ngừng phát triển và tìm kiếm những phương pháp chế biến độc đáo, việc chuyển giao công nghệ rang cà phê bằng củi mang đến một làn gió mới, gợi nhớ về những giá trị truyền thống đồng thời mở ra những tiềm năng sáng tạo trong việc tạo ra hương vị cà phê đặc biệt.
KHCN là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

KHCN là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Đó là khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường sáng 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1 tại xã Quang Phong, Sơn Thành, Kim Lư, huyện Na Rì.
Biến nước biển thành đá tuyết: Mở ra hy vọng cho bảo quản thực phẩm

Biến nước biển thành đá tuyết: Mở ra hy vọng cho bảo quản thực phẩm

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động sâu sắc đến đời sống, đặc biệt là các vùng ven biển và hải đảo, việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để bảo quản nguồn lợi thủy sản và cung cấp nước ngọt trở nên vô cùng cấp thiết. Một tin vui đầy tự hào cho nền khoa học Việt Nam Thạc sĩ Lê Văn Luân nghiên cứu viên và TS. Nguyễn Văn Thao, Tổng giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ cao, thành viên nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy làm đá tuyết từ nước biển.
Nông dân Long An "hái ra tiền" nhờ sử dụng máy bay không người lái

Nông dân Long An "hái ra tiền" nhờ sử dụng máy bay không người lái

Máy bay không người lái (drone) đã khẳng định ưu điểm nhanh, gọn, hiệu quả và an toàn trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ sử dụng trong canh tác của gia đình, nông dân Long An còn sử dụng thiết bị này làm dịch vụ để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Quảng Bình: 1,3 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi số nghành Nông nghiệp và Môi trường

Quảng Bình: 1,3 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi số nghành Nông nghiệp và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ 1,3 tỷ đồng để thực hiện chuyển đổi số năm 2025…
7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

Để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và môi trường tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt.
Phần mềm đọc bệnh qua X-quang - Bước tiến đột phá của y học Việt Nam

Phần mềm đọc bệnh qua X-quang - Bước tiến đột phá của y học Việt Nam

Y tế toàn cầu đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam đã ghi dấu ấn quan trọng trên bản đồ công nghệ y tế thế giới bằng việc xây dựng thành công phần mềm đọc bệnh qua ảnh X-quang. Đây không chỉ là một thành tựu khoa học kỹ thuật đáng tự hào mà còn là một bước tiến đột phá, hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực và sâu rộng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong lúc nguồn lực y tế còn hạn chế và nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngày càng tăng.
Thiết bị lọc mặn - Giải pháp nâng cao năng suất cây trồng ứng phó xâm nhập mặn

Thiết bị lọc mặn - Giải pháp nâng cao năng suất cây trồng ứng phó xâm nhập mặn

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây ra những tác động sâu sắc đến nông nghiệp, trong đó xâm nhập mặn trở thành một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với năng suất cây trồng, đặc biệt ở các vùng ven biển và đồng bằng châu thổ. Nước mặn với nồng độ muối cao gây ra nhiều tác hại cho cây trồng, từ ức chế sự phát triển, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng đến gây độc và dẫn đến chết cây. Việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để đối phó với xâm nhập mặn, mà tiêu biểu là thiết bị lọc mặn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực và sinh kế cho người nông dân.
Công nghệ kiến tạo - Vượt xa sự mô phỏng để xây dựng tương lai

Công nghệ kiến tạo - Vượt xa sự mô phỏng để xây dựng tương lai

Trong kỷ nguyên số hóa bùng nổ, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là một khái niệm khoa học viễn tưởng mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Giữa vô vàn ứng dụng của AI, công nghệ kiến tạo (Generative AI) nổi lên như một làn gió mới, mang trong mình tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta sáng tạo, tương tác và định hình thế giới xung quanh. Không đơn thuần là mô phỏng hay phân tích dữ liệu hiện có, công nghệ kiến tạo thực sự có khả năng "sinh ra" những nội dung, ý tưởng và thậm chí cả giải pháp hoàn toàn mới.
Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Khi dân số thế giới ngày càng tăng, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và những thách thức từ biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nền nông nghiệp truyền thống đang đứng trước những áp lực chưa từng có. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trở thành một xu hướng tất yếu.
Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Trong kỷ nguyên số hóa, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ, và y tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sổ sức khỏe điện tử, hay còn gọi là hồ sơ bệnh án điện tử cá nhân, đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính