Thứ tư 11/12/2024 07:04Thứ tư 11/12/2024 07:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng trưởng xanh cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tăng trưởng xanh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ mà còn cần sự đồng hành và sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát triển các mô hình kinh doanh xanh và xây dựng một chiến lược phát triển bền vững lâu dài, hướng tới một tương lai xanh và thịnh vượng cho đất nước.
Tăng trưởng xanh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ mà còn cần sự đồng hành và sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp
Tăng trưởng xanh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ mà còn cần sự đồng hành và sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp - Ảnh minh họa.

Thời gian qua, tại nước ta, vấn đề về tăng trưởng xanh, phát triển xanh được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy, các bộ ngành, địa phương hết sức nỗ lực và chủ động vào cuộc, triển khai, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xanh, khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam trong hướng tới hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Tăng trưởng xanh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ Chính phủ mà còn cần sự đồng hành và sáng tạo của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát triển các mô hình kinh doanh xanh và xây dựng một chiến lược phát triển bền vững lâu dài, hướng tới một tương lai xanh và thịnh vượng cho đất nước.

Để đạt được các mục tiêu trên, đòi hỏi sự vào cuộc của các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên để cộng đồng DN chủ động tham gia, thúc đẩy quá trình này nhanh hơn, hiệu quả hơn thì điều kiện đầu tiên phải kể đến là "bệ đỡ" về cơ sở pháp lý, nhất là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ Chính phủ, bộ, ngành.

Chia sẻ tại tọa đàm "Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ngày 28/11, Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Như chúng ta đều biết, tăng trưởng xanh là một định hướng hết sức quan trọng cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Theo đó Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2021-20230 và tầm nhìn đến năm 2025, đồng thời Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Các bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành hoặc lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp về tăng trưởng xanh trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mình. Điều đó cho thấy Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một định hướng rất quan trọng cho kinh tế- xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Tất cả các bên liên quan đều có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia vào tiến trình tăng trưởng xanh của nền kinh tế quốc gia.

Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh cũng đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp cho các bên tham gia, với tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đối với khối doanh nghiệp, kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cũng đã đề ra hàng loạt giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp trong tiến trình tăng trưởng xanh. Cụ thể, đối với các biện pháp ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tham gia vào tiến trình tăng trưởng xanh, chúng ta xác định được ngay loại ưu đãi doanh nghiệp.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Thứ nhất là ưu đãi tài chính, thứ hai là ưu đãi phi tài chính. Các ưu đãi về tài chính đã được thể hiện rất rõ trong Nghị định của Chính phủ, quy định của các bộ ngành liên quan đến thuế, liên quan đến tiếp cận tài chính, liên quan đến lãi suất và liên quan đến tất cả các nội dung có thể phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Các cơ chế chính sách ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp rất rõ ràng, nằm trong các cơ chế, chính sách cụ thể mà các bộ, ngành đã ban hành.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành những chính sách phi tài chính cho doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp có cam kết về tiến trình tăng trưởng xanh sẽ được xem xét, phê duyệt để có quy trình thủ tục đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất.

Đương nhiên khi doanh nghiệp muốn hưởng các ưu đãi đối với tiến trình tăng trưởng xanh thì cũng phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện hay ngắn gọn là các tiêu chí, nguyên tắc để được hưởng ưu đãi như vậy. Doanh nghiệp phải đáp ứng được các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra cho tiến trình tăng trưởng xanh. Những quy định này trong thời gian vừa qua các bộ, ngành cũng như Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ chính sách dành cho doanh nghiệp - ông Lê Việt Anh nhấn mạnh.

Khuôn khổ chính sách dành cho tăng trưởng xanh ngày càng rõ ràng hơn, minh bạch và cụ thể hơn để doanh nghiệp hiểu và áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua, chính sách về tăng trưởng xanh cũng còn nhiều điểm cần tiếp tục hoàn thiện, dư địa dành cho nội dung hoàn thiện này còn rất lớn.

Theo kinh nghiệm quốc tế, việc đầu tiên cần triển khai thời gian tiếp theo là phải có hệ thống phân loại xanh quốc gia rất rõ ràng, cụ thể. Việc này Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan sẽ ban hành hệ thống xanh quốc gia.

Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành hệ thống ngành xanh quốc gia. Khi hệ thống này được ban hành, chúng ta sẽ xác định được rõ doanh nghiệp nào, dự án đầu tư nào được hưởng các ưu đãi về cơ chế, chính sách dành cho tăng trưởng xanh.

Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con ...

Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững

Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy ...

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh” Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất ...

Sau khi hệ thống này được ban hành, chúng ta sẽ có hàng loạt cơ chế chính sách ưu đãi kèm theo rõ ràng dành cho doanh nghiệp. Tất nhiên tiến trình như vậy sẽ yêu cầu khối lượng thời gian không nhỏ. Do đó, Chính phủ cũng cho phép áp dụng cơ chế thí điểm liên quan đến tăng trưởng xanh và nội dung cụ thể này trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng những cơ chế ưu đãi đặc thù dành cho các dự án đầu tư cũng như các doanh nghiệp liên quan đến tăng trưởng xanh.

Chúng ta có thể tiếp cận theo hướng lựa chọn những dự án đầu tư thí điểm có tiêu chí nguyên tắc đáp ứng tăng trưởng xanh, cũng như có thể xác định những doanh nghiệp đã áp dụng tiến trình tăng trưởng xanh như áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường, công nghệ hướng tới tương lai về bảo bảo mức khí thải đáp ứng yêu cầu. Những nội dung này đang trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện và bổ sung chính sách trong thời gian tiếp theo. Điều này đòi hỏi có sự phối hợp rất tích cực của các bên liên quan, trong đó có bản thân các doanh nghiệp.

Khi các doanh nghiệp tham gia quá trình hoàn thiện chính sách thì cơ chế chính sách ban hành sẽ bảo đảm toàn diện, tổng thể và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội. Chúng ta cần phải xác định rằng tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, các chủ thể liên quan và đặc biệt là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một vấn đề trong thời gian gần đây được đề cập rất rõ nét và được nhấn mạnh trong các diễn đàn khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - ông Lê Việt Anh nhấn mạnh.

Bài liên quan

Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Với bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng thay đổi, việc tích hợp các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/11/2024

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/11/2024

Luật Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024.
Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững

Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững

Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai. Để kiến tạo Tương lai xanh, phải có tư duy xanh, tầm nhìn xanh, kết hợp với công nghệ xanh, năng lượng xanh và lối sống xanh.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái về môi sinh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hưng Yên chuyển dịch từ kinh tế "nâu" sang "xanh" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Hưng Yên chuyển dịch từ kinh tế "nâu" sang "xanh" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Thời gian qua, Tỉnh Hưng Yên đã triển khai các dự án hạ tầng quan trọng như hệ thống giao thông kết nối các khu công nghiệp, đồng thời đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như cấp nước, cấp điện và nhà ở xã hội cho công nhân. Các chương trình bảo vệ môi trường cũng được thực hiện như Đề án phát triển nông nghiệp bền vững và giảm phát thải khí nhà kính…
Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Ninh Bình vào năm 2025

Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Ninh Bình vào năm 2025

Ngày 19/11, Bộ NN&PTNT làm việc với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam về đề án tổ chức “Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8” năm 2025 tại tỉnh Ninh Bình, sự kiện quy tụ các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các lãnh đạo chính quyền địa phương của khoảng 33 quốc gia.
Giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính

Giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính

Ngày 15/11, tại huyện Đắk Song, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ để giải pháp canh tác Hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính. Tham dự diễn đàn có các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức nông dân và đại diện các cơ quan chức năng.
Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội thảo “Nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ” tại thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà.
Lai Châu: Sản xuất hữu cơ phát triển bền vững cây chè

Lai Châu: Sản xuất hữu cơ phát triển bền vững cây chè

Tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 260 ha chè áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 160 ha (chứng nhận tiêu chuẩn RA 126 ha; chứng nhận VietGAP 10,5 ha; chứng nhận Hữu cơ 23,6 ha); đang triển khai thực hiện trên 100 ha chè áp dụng tiêu chuẩn VietGap.
Phát triển thị trường tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Phát triển thị trường tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Theo TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.
Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.
Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.
Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng với nội dung về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính