Thứ ba 22/10/2024 15:40Thứ ba 22/10/2024 15:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Sóng" xuất khẩu tiếp tục dâng cao, Việt Nam tiến tới đỉnh cao mới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xuất nhập khẩu Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 580 tỷ USD, tăng trưởng 16,3% và dự báo cán mốc 800 tỷ USD cho cả năm.
Dự báo cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mốc 800 tỷ USD - Ảnh minh họa.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Tổng kim ngạch đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu đạt trên 20 tỷ USD. Dự báo cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mốc 800 tỷ USD, vượt xa mức kỷ lục 732 tỷ USD vào năm 2022.

Theo Bộ Công Thương, sự phục hồi của thị trường thế giới cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3%.

Cán cân thương mại 9 tháng thặng dư 20,79 tỷ USD. Xuất siêu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đều tăng trưởng ấn tượng. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, xuất siêu đạt 78,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 28,8%.

Tính đến hết tháng 9/2024, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4% tổng kim ngạch.

Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 52,75 tỷ USD, tăng 27,3%; điện thoại và linh kiện ước đạt 41,78 tỷ USD, tăng 6,9%; hàng dệt may ước đạt 27,35 tỷ USD, tăng 9%; giày dép ước đạt 16,6 tỷ USD, tăng 12,9%; gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 11,61 tỷ USD, tăng 20,7%.

Ngành rau quả ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với kim ngạch đạt 5,67 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng. Dự báo xuất khẩu rau quả cả năm nay nhiều khả năng vượt mốc 6 tỷ USD. Xuất khẩu hồ tiêu cũng đạt kết quả khả quan với sản lượng đạt trên 200.000 tấn, giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm trước. Dệt may duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt hơn 27 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm dự báo có thể đạt 44 tỷ USD. Xuất khẩu da giày cũng tận dụng tốt lợi thế từ các FTA, đạt kim ngạch trên 16 tỷ USD. Dự báo cả năm nay có thể đạt khoảng 27 tỷ USD.

Đơn hàng dồi dào, tốc độ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng nhanh cho thấy khả năng Việt Nam sẽ chạm mốc 800 tỷ USD xuất nhập khẩu trong năm 2024. Các yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng xuất khẩu bao gồm: sự phục hồi của các thị trường lớn, nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp cuối năm, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, RCEP...

Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal
Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030 Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030
Bình Định mở toang Bình Định mở toang "cánh cửa" xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Bài liên quan

Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Xuất khẩu trái cây Việt Nam khởi sắc với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 5,64 tỷ USD, mở ra cơ hội vượt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024 nhờ sự "xuất ngoại" thành công của chanh leo, dừa tươi, bưởi, sầu riêng đông lạnh,... sang các thị trường tiềm năng.
Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Senegal, với nền kinh tế mở và nhu cầu nhập khẩu lớn, là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, khi kim ngạch xuất khẩu song phương đang trên đà tăng trưởng.
Hàng nghìn container dừa Việt Nam "xuất ngoại"

Hàng nghìn container dừa Việt Nam "xuất ngoại"

Dừa Việt Nam "lên ngôi" tại Trung Quốc với hàng nghìn container xuất khẩu sau 2 tháng chính ngạch, mở ra tiềm năng lớn cho ngành dừa.
Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Ba loại nông sản chủ lực của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang gồm củ cải muối, gừng trâu muối và củ kiệu đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và mở rộng thị trường quốc tế.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó châu Âu là thị trường tăng trưởng mạnh nhất với 34,6%.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Dòng vốn tỷ đô đổ vào nông nghiệp Thanh Hóa

Dòng vốn tỷ đô đổ vào nông nghiệp Thanh Hóa

Nông nghiệp Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhờ thu hút dòng vốn đầu tư lớn, tập trung vào chế biến và công nghệ cao. 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thu hút 4.160 tỷ đồng cho 12 dự án, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy xuất khẩu.
Doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm lúa gạo giảm phát thải

Doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm lúa gạo giảm phát thải

Nhiều doanh nghiệp đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm lúa gạo được sản xuất tại các mô hình thí điểm canh tác lúa phát thải thấp.
Xuất khẩu nghêu của Việt Nam 8 tháng năm 2024 đạt hơn 65 triệu USD

Xuất khẩu nghêu của Việt Nam 8 tháng năm 2024 đạt hơn 65 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính riêng trong tháng 8/2024, xuất khẩu nghêu của Việt Nam đã đạt gần 10 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm đạt hơn 65 triệu USD, tăng 19%.
Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phát triển ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tổng tăng trưởng của ngành đạt 3,2%, tuy là mức thấp nhất từ năm 2021 đến nay, nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực lớn của các lĩnh vực.
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi mới của thị trường
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nhờ vào Dự án phát triển chuỗi giá trị măng được triển khai từ năm 2019.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt tăng bình quân 10% mỗi năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa quét qua, để lại những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng đồng thời mở ra "cơ hội vàng" cho nhiều ngành kinh tế.
Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa mùa đang thời kỳ chín cũng bị thiệt hại nặng nề.
Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa, trong đó có nội dung quy định về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính