Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ kỷ niệm. |
Tại Lễ Kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới lần thứ 44 và triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18.10, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nền nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; đóng góp 12% GDP của quốc gia (năm 2023), tạo việc làm cho gần 40% lao động và góp phần quan trọng cho xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với một số thách thức lớn như quy mô nông hộ nhỏ còn chiếm đa số, nguồn tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới. Người sản xuất ít có điều kiện tiếp cận thị trường và thường chỉ dừng ở khâu cung cấp nguyên liệu thô…
Để giải quyết những khó khăn và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định phê duyệt “Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” (Đề án).
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), mục tiêu chính của đề án là xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao đời sống văn minh của nông dân. Đây sẽ là nền tảng để Việt Nam vươn tầm quốc tế, không chỉ với tư cách là một nhà xuất khẩu nông sản lớn, mà còn là một quốc gia chủ động tham gia vào các hoạt động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, biến đổi khí hậu, và phát triển bền vững.
Đề án đặt ra một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD, với sự công nhận thương hiệu của các ngành hàng chủ lực tại các thị trường trọng điểm toàn cầu.
Xuất khẩu thủy sản đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong ... |
Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD - Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, đề án cũng tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với kỳ vọng đạt 25 tỷ USD trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 30% các dự án sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp xanh. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam, mà còn tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu.
Đáng chú ý, đề án cũng xác định việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng. Việt Nam sẽ chủ động trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đồng thời xây dựng các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu quốc tế về kiểm dịch và quản lý chất lượng sản phẩm. Mục tiêu là nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản, thông qua việc tập trung vào chất lượng, tính bền vững và phát triển thương hiệu.
Một trong những trọng tâm của đề án là tăng cường quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia, tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ASEAN… Điều này không chỉ giúp Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong các sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp, mà còn tăng cường vị thế của Việt Nam trong các diễn đàn quốc tế.