Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 26,5 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng nông sản - Ảnh minh họa. |
Senegal, quốc gia Tây Phi ổn định với nền kinh tế mở, được đánh giá là thị trường đầy hứa hẹn cho hàng hóa Việt Nam. Vị trí địa lý chiến lược, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, sở hữu cảng biển quốc tế Dakar cùng hệ thống đường sắt hiện đại, Senegal đóng vai trò trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực. Đặc biệt, với tư cách thành viên của Liên minh kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Senegal mở ra cánh cửa cho hàng Việt không chỉ tiếp cận thị trường 18,6 triệu dân trong nước mà còn vươn tới các quốc gia láng giềng như Mali, Guinea Bissau, Cộng hòa Guinea và Mauritania.
Nền kinh tế Senegal đang trên đà tăng trưởng ấn tượng, với GDP dự kiến đạt 6% trong quý IV/2024, được thúc đẩy bởi hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi. Tuy nhiên, cán cân thương mại của Senegal thường xuyên ở trạng thái nhập siêu. Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu đạt 11,87 tỷ USD, vượt xa giá trị xuất khẩu 5,3 tỷ USD. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Senegal rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm.
Mặc dù nỗ lực theo đuổi chính sách tự cấp lương thực, Senegal vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn gạo mỗi năm, dao động từ 700.000 đến 900.000 tấn. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu về các sản phẩm dệt may, bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sắt thép, hạt tiêu, sản phẩm từ sắn, cao su và máy nông nghiệp cũng rất lớn tại thị trường này.
Thực tế cho thấy, hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại Senegal. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 37,8 triệu USD, chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2024, con số này đạt 26,5 triệu USD với các mặt hàng chủ lực như hạt tiêu, rau quả, gạo, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc.
Cần đánh thức tiềm năng cho chè Việt |
Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản |
Hàng nghìn container dừa Việt Nam "xuất ngoại" |