Thứ bảy 16/11/2024 18:58Thứ bảy 16/11/2024 18:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển thị trường tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.
Việt Nam cần khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040 để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh - Ảnh minh họa.
Việt Nam cần khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040 để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh - Ảnh minh họa.

Để góp phần triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách về tăng trưởng xanh, tài chính xanh toàn diện để đạt mục tiêu PTR0 vào năm 2050, sáng 31/10/2024, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: Những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá”. Tham gia hội thảo có đại diện các cơ quan, ban ngành ở trung ương và các hội ngành nghề.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội. Tại COP26, 147 quốc gia đã cam kết đạt "Phát thải ròng bằng 0" (PTRO) vào giữa thế kỷ XXI và tính đến hết năm 2022 đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay.

Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp theo đó vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050". Song hành với Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII... Đồng thời, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP); Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Theo TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội. Tại COP26, 147 quốc gia đã cam kết đạt "Phát thải ròng bằng 0" (PTRO) vào giữa thế kỷ XXI và tính đến hết năm 2022 đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh là chủ trương lớn và nhất quản của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay.

Phát triển xanh không chỉ là cam kết chính trị mạnh mẽ của cả quốc gia, mà là mệnh lệnh từ chính thị trường, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm xanh hơn, an toàn hơn; yêu cầu của các nước phát triển; của bên cho vay, cung ứng sản phẩm tài chính… Do đó, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu với các doanh nghiệp. “Chuyển đổi xanh là câu chuyện kinh doanh buộc phải chuyển đổi, dù muốn hay không khi xã hội hiện nay đòi hỏi phải có chữ “xanh” trong tiêu dùng”- Phó Viện trưởng Kinh tế Việt Nam TS Lê Xuân Sang nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cùng các đại biểu đã trao đổi, thảo luận nhằm nhận diện, mổ sẽ và có thêm góc nhìn đa chiều về những vấn đề trọng tâm, then chốt về tài chính xanh. Các đại biểu cũng bàn về những khó khăn, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn nào về cơ chế, chính sách, pháp luật đối với sự phát triển của thị trường tài chính xanh. Hiện nay, việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh chưa được quy định cụ thể, đồng bộ trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam.

Từ đó, kiến nghị, đề xuất những giải pháp về cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính xanh; cơ chế đặc biệt cho nhóm doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp dân tộc đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh ở Việt Nam, đặc biệt giải pháp khơi thông được dòng chảy để thu hút nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước cho các dự án xanh, chuyển đổi xanh có quy mô lớn, mang tầm quốc gia.

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh” Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, quy mô tín dụng xanh vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống. Tín dụng xanh mới chiếm 4,5% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế vào cuối năm 2023 (từ mức 3,33% vào năm 2018). Trong đó, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm khoảng 40%). Tỷ trọng tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có dư nợ tín dụng xanh cao thứ hai vào năm 2023, tương ứng 30% tổng dư nợ tín dụng xanh… cho thấy còn nhiều dư địa phát triển.

Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với năng lực chống chịu BĐKH và PTRO, Việt Nam cần huy động được nguồn lực tài chính rất lớn. Theo nghiên cứu của của Ngân hàng Thế giới (2022) cho thấy Việt Nam cần khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực của kinh tế xanh.

Theo các chuyên gia, phải có cơ chế và chính sách rõ ràng để phát triển các sản phẩm tài chính xanh. Chẳng hạn như việc phát hành trái phiếu xanh thí điểm ở TP Hà Nội vào quý IV năm 2016 để tài trợ các dự án xanh. Điều kiện phát hành của các trái phiếu xanh này sẽ tương tự như các trái phiếu thông thường, nhưng các dự án xanh sẽ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của MoNRE.

Trên cơ sở các bài tham luận khoa học và các ý kiến trao đổi, thảo luận và đóng góp của các quý đại biểu, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, chắt lọc các ý kiến đóng góp tại Hội thảo để có báo cáo kiến nghị chính sách gửi đến Chính phủ, Bộ ngành, một số cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan.

Bài liên quan

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
Quận Hoàng Mai phấn đấu trở thành một “cực tăng trưởng” góp phần xây dựng phát triển Thủ đô

Quận Hoàng Mai phấn đấu trở thành một “cực tăng trưởng” góp phần xây dựng phát triển Thủ đô

Thời gian qua, để phát triển kinh tế - xã hội Đảng bộ và Nhân dân quận Hoàng Mai đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, phấn đấu vươn lên trở thành một “cực tăng trưởng” góp phần vào sự nghiệp xây dựng phát triển Thủ đô và đất nước.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô năm 2024 quy định nhiều chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Thủ đô. Mục tiêu Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững; chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa trong nông nghiệp, nông thôn.
Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.
Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.
Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng với nội dung về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.
HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ.
Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác dựa trên các nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và sản xuất thực phẩm an toàn cho con người. Trên toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình đặc trưng ở từng quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa của mỗi vùng.
Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhật Bản là quốc gia có nền Nông nghiệp hữu cơ phát triển hàng đầu thế giới và có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang học hỏi, áp dụng những công nghệ, kinh nghiệm của nước bạn
Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sầu riêng. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã trồng được 10.309ha, tăng khoảng 1.340 ha so với năm 2023. có 258ha sầu riêng đạt các tiêu chuẩn, với tổng sản lượng đạt 1.708 tấn. Trong đó, diện tích sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP là 238,3ha chiếm 92,3% với sản lượng 1.570 tấn, diện tích đạt chứng nhận hữu cơ là 20ha sản lượng đạt 138 tấn.
Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Quảng Bình là một tỉnh tiếp giáp với biển, rất thuận lợi và có thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn bởi các ban ngành liên quan và các hộ nuôi trồng chưa hiểu về sản xuất hữu cơ, chưa nắm bắt được các quy định quy chuẩn về hữu cơ trong sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản...
Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính