Thứ sáu 18/04/2025 08:22Thứ sáu 18/04/2025 08:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Phân bón hữu cơ: Giải pháp phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Thành Đạt
Thành Đạt

toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất đai và môi trường, phân bón hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp thiết yếu, góp phần phục hồi đất, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ. Ảnh minh họa
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ. Ảnh minh họa

Việt Nam đang sử dụng mức bón cao hơn nhiều quốc gia và gấp 3 lần trung bình của thế giới. Nhiều năm nay, Bộ NN&PTNT vẫn khuyến cáo bà con nông dân thực hiện 5 đúng khi sử dụng phân bón, bao gồm: bón đúng chủng loại phân; bón đúng nhu cầu sinh lý của cây; bón đúng nhu cầu sinh thái; bón đúng vụ và thời tiết; bón đúng phương pháp. Đáng chú ý, mới đây Bộ NN&PTNT vừa triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”. Dự án dự kiến giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70kg/hecta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, phân bón là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, với khoảng 10 triệu tấn phân bón được sử dụng hàng năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ đã gây nhiều hệ lụy như thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường và gia tăng chi phí sản xuất. So với giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới (1985 - 1986), lượng phân bón vô cơ đã tăng gấp 6 lần, điều này cho thấy thói quen sử dụng phân bón vô cơ khó thay đổi trong thời gian ngắn.

Theo thống kê, lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vào khoảng 10 triệu tấn/năm và 75% trong số đó là phân bón vô cơ. Mức độ sử dụng phân bón của nước ta cao hơn nhiều quốc gia và gấp ba lần trung bình của thế giới. Để sản xuất nông nghiệp bền vững cần sử dụng cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang phân bón hữu cơ, những năm gần đây, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

Đặc biệt Luật Trồng trọt là nền tảng pháp lý vững chắc để phát triển phân bón hữu cơ, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã đề ra chiến lược phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ cao, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về thực phẩm an toàn, phân bón hữu cơ đang ngày càng khẳng ...

Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất

Muốn có năng suất cao và ổn định, bền vững phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe đất, đặc biệt, phải chú ý đến việc ...

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt ...

Theo nhận định từ các chuyên gia, phân bón hữu cơ nếu được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng ổn định cho cây trồng còn có tác dụng cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học đất, hạn chế rửa trôi, tăng độ thấm và khả năng giữ nước của đất, tăng khả năng chịu hạn của cây trồng. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.

Bộ NN&PTNT khẳng định, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong phú bao gồm chất thải từ chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, phụ phẩm cây trồng, than bùn, rác thải sinh hoạt và các chế phẩm vi sinh, các nguyên tố khoáng, chất sinh học bổ sung để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng phân bón.

Phân bón hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật hay động vật, cung cấp cho đất các chất hữu cơ và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, hay thoái hóa, bạc màu của đất trồng. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Ngoài ra, khi được sản xuất đúng quy trình và bón đúng liều lượng, phân bón hữu cơ an toàn với sức khỏe con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Quan trọng hơn hết, trong bối cảnh nhu cầu lựa chọn thực phẩm an toàn của người tiêu dùng toàn cầu ngày càng tăng, việc sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với các loại phân vô cơ chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp càng trở thành xu hướng tất yếu.

Phát biểu tại Đại hội lần VI của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ngày 2/8/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, phân bón đóng vai trò quan trọng vì góp từ 30-60% giá trị đầu vào của vật tư nông nghiệp và làm tăng năng suất cây trồng ở mức 40-50%. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định coi sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ là giải pháp lâu dài dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm truyền thống, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu hữu cơ sẵn có trong nước để thay thế một phần phân bón vô cơ, giảm sự phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu nâng tỉ lệ sử dụng phân bón hữu cơ lên ít nhất 30% vào năm 2030.

Bài liên quan

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Quyết định 746/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2025, phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045 do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững và có giá trị gia tăng cao.
Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, một mô hình sản xuất thân thiện với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh mẽ và bền vững, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa ở Quảng Bình

Hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa ở Quảng Bình

Tại xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình vừa diễn ra hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa với sự tham gia của các ban nghành liên quan, viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ và Công ty TNHH Green Carbon Japan Việt Nam.
Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo về giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp

Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo về giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp

Nhân dịp kỷ niệm ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Thực phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá đây là sản phẩm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người sản xuất.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?
Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, với mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin và các kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ công tác quản lý, tập huấn về NNHC.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
Tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới hiệu quả

Tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới hiệu quả

Đây là ý kiến của ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại buổi khai giảng lớp tập huấn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 1/4/2025 tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.
Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong là một phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp điển hình ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1961-1965, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Phong trào này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính