Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kon Tum thành lập 73 tổ khuyến nông cộng đồng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thành lập được 73 tổ khuyến nông cộng đồng, với sự tham gia của 614 thành viên, bước đầu các tổ đã có những hoạt động như: hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại địa phương, hỗ trợ cơ quan chuyên môn, các Hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ triển khai các mô hình, dự án nông nghiệp; kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã với các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, …

Kon Tum thành lập 73 tổ khuyến nông cộng đồng
Tổ khuyến nông cộng đồng ở Kon Tum hoạt động hiệu quả sẽ giúp người dân mạnh dạn tái canh cà phê

Qua đó, đã bước đầu kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình khuyến nông cộng đồng và đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông cộng đồng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông cộng đồng, tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện một số nội dung, như:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông năm 2024 trên địa bàn tỉnh theo các quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông và các quy định khác có liên quan của Trung ương và địa phương về khuyến nông, khuyến nông cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn thành lập, chức năng nhiệm vụ, hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các tổ khuyến nông cộng đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí 13.5 “Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, giải pháp liên quan đến hoạt động khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các sơ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên tổ chức kiêm tra, đánh giá hoạt động khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện quản lý nhà nước về khuyến nông cộng đồng trên địa bàn quản lý.

Quyết định thành lập các Tổ Khuyến nông cộng đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí 13.5 “Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông cộng đồng, xã hội hóa khuyến nông; tạo điều kiện thuận lợi đê các tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triên kinh tế xã hội của địa phương.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên tổ chức hướng dẫn, quản lý hoạt động khuyến nông cộng đồng tại địa phương tuân thủ quy định của pháp luật về khuyến nông và các quy định khác có liên quan.

Trực tiếp giải quyết hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định đối với hoạt động khuyến nông cộng đồng tại địa phương./.

Bài liên quan

Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững hiện đang được tỉnh Kon Tum quan tâm triển khai thực hiện theo Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050; nông, lâm nghiệp được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Kon Tum: Triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030

Kon Tum: Triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030

Ngày 7/10, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 3573/UBND-NNTN về việc triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Mô hình khuyến nông "đơm hoa kết trái" tại Cao Bằng

Mô hình khuyến nông "đơm hoa kết trái" tại Cao Bằng

Cao Bằng đã triển khai 9 mô hình khuyến nông, khuyến lâm hiệu quả với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân.
Kon Tum: Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán và vận chuyển tôm hùm trái phép

Kon Tum: Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán và vận chuyển tôm hùm trái phép

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo việc, ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi”

Kon Tum: Triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi”

Thực hiện quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 2486/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành quyết định triển khai đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Lãnh đạo Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam vừa có chuyến làm việc tại 2 tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk nhằm tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương. Trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng, hai tỉnh Tây Nguyên có những bước đi cụ thể để hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phát triển ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tổng tăng trưởng của ngành đạt 3,2%, tuy là mức thấp nhất từ năm 2021 đến nay, nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực lớn của các lĩnh vực.
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi mới của thị trường
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nhờ vào Dự án phát triển chuỗi giá trị măng được triển khai từ năm 2019.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt tăng bình quân 10% mỗi năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa quét qua, để lại những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng đồng thời mở ra "cơ hội vàng" cho nhiều ngành kinh tế.
Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa mùa đang thời kỳ chín cũng bị thiệt hại nặng nề.
Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa, trong đó có nội dung quy định về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.
Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Dự thảo Nghị định mới của Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, mở ra hy vọng phục hồi và phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây trên địa bàn tỉnh.
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính