Chủ nhật 24/11/2024 15:40Chủ nhật 24/11/2024 15:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhật Bản là quốc gia có nền Nông nghiệp hữu cơ phát triển hàng đầu thế giới và có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang học hỏi, áp dụng những công nghệ, kinh nghiệm của nước bạn
Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM trao khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho Tổ chức Seed to Table để triển khai dự án tại tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhật Bản nổi tiếng với những thành tựu vượt bậc trong rất nhiều lĩnh vực, từ công nghệ đến văn hóa và cả nông nghiệp. Với 72% diện tích đất nước là đồi núi, giữa là cao nguyên và bồn địa, nên Nhật Bản chỉ có diện tích đất nông nghiệp chiếm chưa đến 14% diện tích lãnh thổ. Chính vì nguồn tài nguyên hạn chế, người Nhật buộc phải nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại và tối ưu hóa việc sử dụng đất đai cũng như nguồn nước để phát triển nông nghiệp.

Hiện diện tích Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) tại đất nước mặt trời mọc chưa chiếm quá 1% diện tích nông nghiệp. Tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy nông nghiệp xanh theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường với mục tiêu đạt 1 triệu hecta nông nghiệp hữu cơ, chiếm chừng 25% diện tích nông nghiệp vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu trên, người Nhật đang áp dụng rất nhiều khoa học, kỹ thuật hiện đại, đồng thời sẵn sàng, chia sẻ những công nghệ đó với bạn bè thế giới, trong đó có Việt Nam. T hực tế, Nhật Bản đã giúp Việt Nam phát triển NNHC từ năm 2003 với Dự án Seed to Tables (một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ) do bà Mayu Ino sáng lập.

Dự án đầu tiên bà Mayu Ino thực hiện tại Việt Nam là ở Hòa Bình từ năm 2003 – 2009, sau đó được triển khai ở Bến Tre từ năm 2011 – 2019 với nguồn vốn từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản và được tỉnh Đồng Tháp mời về nhân rộng mô hình từ năm 2018 đến nay. Sau hơn 2 thập kỷ gắn bó với Việt Nam, bà Mayu chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về phát triển NNHC. Bà cho biết, sự thiếu liên kết giữa các hộ nông dân, giữa các vùng nông thôn là thách thức, khó khăn lớn nhất gặp phải khi thực hiện các dự án nông nghiệp, vì thế thông qua các dự án của “Seed to Table”, bà mong rằng có thể tăng cường sự liên kết của các địa phương, giúp họ tin tưởng, hợp tác, chia sẻ kỹ thuật, hình thành chuỗi cung ứng để cùng nhau phát triển.

Tháng 3/2024, tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản ở TPHCM đã diễn ra lễ ký kết viện trợ cho “Dự án phát triển cộng đồng bền vững thông qua đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm và quản lý kinh doanh” (năm thứ hai) của Seed to Table với số tiền 195.277 USD. Số tiền này sẽ hỗ trợ tỉnh Đồng Tháp trong việc nghiên cứu, phát triển đặc sản nông nghiệp của địa phương và đào tạo nguồn nhân lực liên quan để vận hành, quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng mô hình hợp tác xã, chế biến thực phẩm, phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Nhật Bản sở hữu công nghệ tiên tiến, còn Việt Nam có đất đai phì nhiêu và thiên nhiên ưu đãi. Hợp tác với Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam "đi nhanh" trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, một phương thức canh tác được coi là xu hướng của thời đại.

Ngoài ra, giữa Nhật Bản và Việt Nam còn rất nhiều chương trình hợp tác để phát triển NNHC. Vào tháng 4/2023, tại Sơn La, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp cùng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức tọa đàm “Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản tại Việt Nam” và tham quan, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp an toàn, theo chuỗi giá trị tại các doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Nhật Bản tại huyện Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thông qua Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, JICA triển khai. Bộ NN-PTNT Việt Nam giao Trung tâm Khuyến nông quốc gia là đơn vị chủ trì triển khai dự án. Dự án được triển khai nhằm giúp cán bộ khuyến nông địa phương có cơ hội quan sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tăng cường sản xuất sản phẩm an toàn, theo chuỗi giá trị, đồng thời tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển NNHC tại Việt Nam.

Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ
Giáo sư Kubo Motoki (giữa, Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản) Giáo sư Kubo Motoki (giữa, Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản) khảo sát vườn trồng sầu riêng tại huyện Cẩm Mỹ - Ảnh: Phan Anh.

Còn trước đó, vào tháng 3/2023 tại Hà Tĩnh, Giáo sư Kubo Motoki đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã cung cấp nhiều thông tin về sản xuất NNHC, ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành nông nghiệp tại các sở, ngành, địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng xanh, bền vững. Tại Hội nghị, Giáo sư Kubo Motoki đã dành nhiều thời gian để giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix (Soil Fertile Index). Công nghệ này được phát triển bởi chính Giáo sư Kubo Motoki sau nhiều năm nghiên cứu. Công nghệ này giúp hài hòa vật liệu hữu cơ và vi sinh vật và tạo vật liệu hữu cơ tại chỗ; góp phần tái sản xuất thân thiện với môi trường trong nông nghiệp. Hiện công nghệ Sofix đang được một số tỉnh thành tại Việt Nam quan tâm, áp dụng.

Cuối năm 2023, đoàn công tác của Đồng Nai do Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi làm trưởng đoàn đã có chuyến đi giao lưu, học tập về sản xuất nông nghiệp, nhất là NNHC tại Nhật Bản. Qua tìm hiểu, tỉnh biết về công nghệ Sofix trong sản xuất hữu cơ có nhiều ưu thế nên đã mời “cha đẻ” của công nghệ này là Giáo sư Kubo Motoki hợp tác, chuyển giao mô hình này tại Đồng Nai. Nhận lời mời, tháng 8/2024 Giáo sư Kubo Motoki đã có mặt tại Đồng Nai. Hiện Đồng Nai đang thí điểm ứng dụng công nghệ Sofix vào sản xuất NNHC trên cây bưởi và sầu riêng. Đây là 2 cây trồng đang xuất khẩu rất tốt và đòi hỏi chất lượng cao, ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Giáo sư Kubo Motoki đã trực tiếp đi khảo sát, lấy mẫu đất tại các mô hình.

Dự kiến kết quả phân tích mẫu đất sẽ có sau một tháng lấy mẫu đất mang về Nhật Bản để phân tích. Khi có kết quả, Giáo sư Kubo Motoki sẽ đưa một số giải pháp kỹ thuật, thực hiện thí nghiệm theo tiêu chuẩn hữu cơ ứng dụng công nghệ Sofix. Nhật Bản có công nghệ, Việt Nam có đất đai phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi. Sự hợp tác với Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp chúng ta “đi nhanh” trong việc phát triển NNHC, phương thức canh tác được đánh giá là xu thế của thời đại.

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ [Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ
Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó
Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bài liên quan

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều trương trình hỗ trợ cho bà con nông dân, phát triển nông nghiệp chuyển đổi tích cực hướng theo hữu cơ.
Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2024, Trung tâm CODAS phối hợp với Biggreen và Tâm Đạt tổ chức hai buổi giao lưu chia sẻ kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng và cách trồng rau hữu cơ cho người tiêu dùng Hà Nội.
Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Trung tâm CODAS phối hợp cùng Biggreen và Tâm Đạt đã tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa, đưa người tiêu dùng Hà Nội đến tham quan các vườn rau hữu cơ tiêu chuẩn PGS, giao lưu với nông dân để tìm hiểu quy trình canh tác, phân biệt thực phẩm an toàn và học cách xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng.
Việt Nam đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Không đứng ngoài cuộc, ngành nông nghiệp Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, coi đây là hướng đi dài lâu, bền vững.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.
Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.
Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng với nội dung về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.
HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ.
Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác dựa trên các nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và sản xuất thực phẩm an toàn cho con người. Trên toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình đặc trưng ở từng quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa của mỗi vùng.
Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sầu riêng. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã trồng được 10.309ha, tăng khoảng 1.340 ha so với năm 2023. có 258ha sầu riêng đạt các tiêu chuẩn, với tổng sản lượng đạt 1.708 tấn. Trong đó, diện tích sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP là 238,3ha chiếm 92,3% với sản lượng 1.570 tấn, diện tích đạt chứng nhận hữu cơ là 20ha sản lượng đạt 138 tấn.
Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Quảng Bình là một tỉnh tiếp giáp với biển, rất thuận lợi và có thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn bởi các ban ngành liên quan và các hộ nuôi trồng chưa hiểu về sản xuất hữu cơ, chưa nắm bắt được các quy định quy chuẩn về hữu cơ trong sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản...
Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính