Chủ nhật 24/11/2024 15:56Chủ nhật 24/11/2024 15:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Quảng Bình là một tỉnh tiếp giáp với biển, rất thuận lợi và có thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn bởi các ban ngành liên quan và các hộ nuôi trồng chưa hiểu về sản xuất hữu cơ, chưa nắm bắt được các quy định quy chuẩn về hữu cơ trong sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản...
Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Cán bộ chuyên môn Chi cục Thủy sản Quảng Bình đang tiến hành kiểm tra việc nuôi tôm trên biển tại một cơ sở nuôi tôm trên biển - Ảnh: Trần Hùng.

Những kết quả bước đầu

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa quy hoạch được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với tôm nuôi, nuôi thủy sản lồng bè. Tuy nhiên, một số vùng nuôi trên địa bàn đã áp dụng các quy trình nuôi hướng theo nuôi hữu cơ như: quy trình nuôi ít thay nước, không dùng hóa chất chỉ sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất; nuôi thủy sản trong nhà kín tại các vùng nuôi tôm trên cát xã Hải Ninh-Quảng Ninh, Ngư Thủy Bắc-Lệ T hủy, vùng nuôi tôm ao đất trong nhà lưới như Hàm Ninh- Quảng Ninh, Đồng Trạch, Hạ Trạch -Bố Trạch, Quảng Thuận-Ba Đồn, Quảng Châu Quảng Trạch....với diện tích khoảng 20-30 ha.

Nuôi cá Chình trong nhà tại xã T hanh Thủy, Lệ Thủy với diện tích khoảng 01ha và nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp trong lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Quảng Ninh, nuôi cá nước ngọt truyền thống trong ruộng lúa tại huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy với diện tích khoảng 2.100ha. Nuôi cá Giò bằng lồng nhựa HDPE tại vùng biển ven bờ xã Quảng Đông, Quảng Trạch,.... với quy mô 1.480 m3.

Kết quả xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất NNHC bước đầu đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá lồng tại thị trấn Phong Nha-Bố Trạch, xã Quảng Minh-Ba Đồn. Hình thành được các Tổ hợp tác, Chi hội nuôi tôm nước lợ tại một số vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn và trong năm 2023 đã thành lập được Hợp tác xã nuôi cá lồng tại vùng biển ven bờ xã Quảng Đông- Quảng Trạch.

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Người dân Quảng Bình đang tiến hành nuôi tôm trên biển theo quy trình nuôi theo hướng nuôi hữu cơ - Ảnh: Trần Hùng.

Ngoài ra, việc nghiên cứu, chuyến giao ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ, một số vùng nuôi tôm đã chủ động học tập, ứng dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi theo hướng hữu cơ,.. góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Còn thiếu cơ chế, chính sách

Bên cạnh những nỗ lực cố gắng nêu trên, việc sản xuất NNHC trong ngành thủy sản Quảng Bình còn gặp vô vàn khó khăn và thử thách. Từ năm 2020 đến nay, Chi cục T hủy sản chưa được giao thực hiện, quản lý các chương trình, dự án, mô hình phục vụ cho phát triển thủy sản hữu cơ, thủy sản sạch, an toàn, thủy sản hữu cơ trên địa bàn. Do đó, việc huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các dự án, chương trình, mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn chưa có...

Ngoài ra, Chi cục Thủy sản Quảng Bình chưa được bố trí kinh phí tập huấn riêng về nuôi thủy sản hữu cơ, việc hướng dẫn về nuôi thủy sản hữu cơ được lồng ghép vào các nội dung tập huấn về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản và trong quá trình kiểm tra các cơ sở sản xuất. Chính từ những nguyên nhân trên nên quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nghành thủy sản ở Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn bất cập như, trên địa bàn tỉnh có nhiều vùng nuôi hình thành tự phát không có quy hoạch chi tiết nên không đảm bảo yêu cầu về địa điểm nuôi hữu cơ. Hiện nay, chưa có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản cung cấp con giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Việc sản xuất phát triển NNHC, sản xuất hướng theo NNHC có chi phí đầu tư lớn và sản phẩm tiêu thụ có giá trị chưa mang lại hiệu quả so với chi phí đầu tư.

Hiện chỉ có quy định, tiêu chuẩn Việt Nam về nuôi tôm hữu cơ, còn các đối tượng thủy sản khác chưa có quy định nên không có cơ sở để thực hiện nuôi hữu cơ với đối tượng khác. Sản phẩm thủy sản nuôi chủ yếu được các thương lái thu mua để bán tại các chợ, nhà hàng trên địa bàn, sản phẩm nuôi hữu cơ có giá thành không cao hơn sản phẩm không được chứng nhận và chi phí để được chứng nhận và duy trì chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ cao. Ông Bùi Xuân Ngọc - Trưởng phòng quản lý thủy sản, Chi cục Thủy sản Quảng Bình cho biết, các tiêu chuẩn về nuôi hữu cơ trong nuôi thủy hải sản chưa có, các tiêu chí chưa rõ ràng...

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Người dân Quảng Bình đang tiến hành nuôi tôm trên biển theo quy trình nuôi theo hướng nuôi hữu cơ - Ảnh: Trần Hùng.

Cho nên việc nhận thức của cơ quan quản lý và người nuôi trồng về nuôi trồng hữu cơ còn mập mờ. Từ đó, làm cho các cơ quan chức năng không biết hướng dẫn người dân, các cơ sở nuôi trồng, công ty về các quy định, quy chuẩn để tiến hành nuôi thủy hải sản theo hướng hữu cơ cho đúng. Nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nghành thủy sản, Chi cục Thủy sản Quảng Bình mong muốn Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về nuôi hữu cơ các các đối tượng thủy sản khác để có căn cứ triển khai thực hiện.

Các Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện/Phòng Kinh tế thành phố, thị xã cần tham mưu đề xuất bố trí kinh phí để điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định các vùng, khu vực nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện sản xuất hữu cơ theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ. Những vùng nuôi thủy sản chưa có quy hoạch chi tiết thì đề xuất xem xét tích hợp vào các quy hoạch có liên quan như: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng vùng huyện,... để đảm bảo yêu cầu về nuôi thủy sản hữu cơ. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản trên địa bàn sản xuất, kinh doanh con giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu để phục vụ nuôi thủy sản hữu cơ.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về nuôi thủy sản hữu cơ đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản có nhu cầu và đủ điều kiện nuôi theo hướng hữu cơ, như: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041- 8:2018: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ; TCVN 11041- 1:2017: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,... để đảm bảo nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao [Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao
Quảng Ninh: 164 hộ đầu tiên ở TX Quảng Yên được giao khu vực nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh: 164 hộ đầu tiên ở TX Quảng Yên được giao khu vực nuôi trồng thủy sản

Bài liên quan

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều trương trình hỗ trợ cho bà con nông dân, phát triển nông nghiệp chuyển đổi tích cực hướng theo hữu cơ.
Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2024, Trung tâm CODAS phối hợp với Biggreen và Tâm Đạt tổ chức hai buổi giao lưu chia sẻ kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng và cách trồng rau hữu cơ cho người tiêu dùng Hà Nội.
Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Trung tâm CODAS phối hợp cùng Biggreen và Tâm Đạt đã tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa, đưa người tiêu dùng Hà Nội đến tham quan các vườn rau hữu cơ tiêu chuẩn PGS, giao lưu với nông dân để tìm hiểu quy trình canh tác, phân biệt thực phẩm an toàn và học cách xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
GrowTech Vietnam 2024 - Sự kiện đáp ứng giải pháp toàn diện cho ngành nông nghiệp

GrowTech Vietnam 2024 - Sự kiện đáp ứng giải pháp toàn diện cho ngành nông nghiệp

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm, Thiết bị, Vật tư & Phân bón Nông nghiệp - Growtech Vietnam 2024 vừa chính thức khai mạc tại Nhà B - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), với sứ mệnh kết nối các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp trong và ngoài nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.
Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.
Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Kon Tum: Tập huấn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng với nội dung về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.
HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ.
Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới

Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác dựa trên các nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và sản xuất thực phẩm an toàn cho con người. Trên toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình đặc trưng ở từng quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa của mỗi vùng.
Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhật Bản là quốc gia có nền Nông nghiệp hữu cơ phát triển hàng đầu thế giới và có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang học hỏi, áp dụng những công nghệ, kinh nghiệm của nước bạn
Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sầu riêng

Đắk Nông là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sầu riêng. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã trồng được 10.309ha, tăng khoảng 1.340 ha so với năm 2023. có 258ha sầu riêng đạt các tiêu chuẩn, với tổng sản lượng đạt 1.708 tấn. Trong đó, diện tích sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP là 238,3ha chiếm 92,3% với sản lượng 1.570 tấn, diện tích đạt chứng nhận hữu cơ là 20ha sản lượng đạt 138 tấn.
Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính