Longform

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển như hiện nay thì việc sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường đã trở thành yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó, Axit Humic - một hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong đất và trầm tích đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đất và tăng cường hiệu suất cây trồng. Bên cạnh đó, các loại phân bón hữu cơ khác chiết xuất từ động thực vật cũng góp phần cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Những thuận lợi và khó khăn

Phân bón hữu cơ được chiết xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như phân động vật, cây cỏ và các phế phẩm nông nghiệp. Thành phần dinh dưỡng chính của phân bón hữu cơ bao gồm: nitơ (N), phốt pho (P), kali (K) và các khoáng chất vi lượng cùng với chất hữu cơ cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng mà còn có những lợi ích dài hạn trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường như:

- Cung cấp dưỡng chất cân bằng và lâu dài: Phân bón hữu cơ có tác dụng chậm hơn so với phân bón hóa học nhưng cung cấp dưỡng chất ổn định và lâu dài, giúp cây trồng phát triển đều đặn và bền vững hơn.

- Tăng cường hoạt động của hệ sinh thái đất: Phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi. Điều này không chỉ giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà còn cải thiện sức khỏe của đất trong thời gian dài.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Khác với phân bón hóa học có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước và đất, phân bón hữu cơ không gây tích lũy chất độc hại và không gây hại cho hệ sinh thái xung quanh.

- Tái tạo nguồn tài nguyên hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp và động vật giúp giảm thiểu lượng rác thải và tái sử dụng các nguồn tài nguyên hữu cơ một cách hiệu quả.

Chúng ta cần biết và khẳng đỉnh một điều rằng: Làm nông nghiệp hữu cơ là việc không dễ dàng, có rất nhiều khó khăn và thách thức:

Một là, năng suất cây trồng khi trồng hữu cơ thường thấp hơn so với sản xuất thông thường do không dùng phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng,...

Hai là, thường xuyên phải đối mặt với các loại dịch bệnh, côn trùng gây hại do không dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Ba là, sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động và chi phí hơn (thu gom xác thực vật, làm phân hữu cơ, làm cỏ, bẫy bả…).

Bốn là, giá thành sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm nông nghiệp thông thường do năng suất thấp, chi phí cao.

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ
TSKH. Hà Phúc Mịch, thăm gian hàng sản phẩm tại Lễ hội hội sầu riêng lần thứ 2 tại Đắk Lắk.

Axit Humic và những lợi ích trong nông nghiệp

Axit humic là một hợp chất tự nhiên, có mặt trong mùn đất, than bùn và trầm tích. Axit humic bao gồm các phân tử hữu cơ lớn và phức tạp, được hình thành từ quá trình phân hủy sinh học của các chất hữu cơ như lá cây và xác động vật. Axit humic được chia thành ba nhóm chính: axit humic, axit fulvic và humin, mỗi nhóm có đặc tính và vai trò riêng biệt trong hệ sinh thái đất.

Axit humic đã được chứng minh có nhiều lợi ích trong nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là trong việc cải thiện chất lượng đất và tăng cường sức khỏe cây trồng. Một số tác dụng nổi bật bao gồm:

Cải thiện cấu trúc đất: Axit humic làm gia tăng tính thấm và giữ nước của đất, giúp cây trồng dễ dàng tiếp cận các dưỡng chất hơn. Nó còn giúp cải thiện sự thông khí của đất, tạo môi trường lý tưởng cho rễ cây phát triển.

Tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất: Axit humic giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất tốt hơn, đặc biệt là các khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, và đồng. Sự cải thiện này giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn và nâng cao năng suất.

Kích thích hoạt động sinh học của đất: Axit humic tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó cải thiện sự phân hủy chất hữu cơ và tăng cường khả năng cung cấp dưỡng chất tự nhiên cho cây trồng.

Giảm stress sinh học và hóa học: Axit humic đã được ghi nhận là có khả năng giảm căng thẳng đối với cây trồng, bao gồm stress do thiếu nước, nhiệt độ cao, hay các tác nhân độc hại trong đất như kim loại nặng.

▶ Việc kết hợp Axit humic và phân bón hữu cơ mang lại hiệu quả vượt trội cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi sử dụng đồng thời axit humic và phân bón hữu cơ, cây trồng có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn, năng suất cao hơn và có chất lượng tốt hơn. Axit humic giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ dưỡng chất từ phân bón hữu cơ, đồng thời cải thiện khả năng chống chịu stress của cây trồng.

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Thực nghiệm và kết quả nghiên cứu

ACác nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy việc sử dụng axit humic và phân bón hữu cơ đã giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Một số kết quả đáng chú ý có thể kể đến:

Cải thiện năng suất cây trồng: Trong các nghiên cứu về cây lúa, bắp, và rau quả, sự kết hợp giữa axit humic và phân bón hữu cơ đã tăng năng suất từ 15-25% so với việc chỉ sử dụng phân bón hóa học thông thường.

Tăng cường chất lượng sản phẩm: Nông sản trồng bằng phương pháp hữu cơ kết hợp với axit humic có chất lượng dinh dưỡng cao hơn, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hơn so với các sản phẩm trồng bằng phương pháp truyền thống.

Bảo vệ sức khỏe đất: Thực nghiệm cũng cho thấy việc sử dụng axit humic và phân bón hữu cơ giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, giảm xói mòn và cải thiện khả năng giữ nước, đặc biệt trong các vùng khô hạn.

Theo kết quả điều tra diện tích sản xuất hữu cơ tại khu vực Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Qua rà soát trên địa bàn tỉnh Kon Tum 8 tháng đầu năm, diện tích các loại cây trồng sản xuất có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng mở rộng: Tổng diện tích có ứng dụng tiến bộ KHCN đạt 16.878,0 ha. Trong đó: cây công nghiệp 14.760,5 ha; cây ăn quả 1.363,3 ha; Rau, hoa, củ quả, dược liệu 754,2 ha.). Các sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (cà phê, các loại rau, cây ăn quả ...) đạt năng suất và chất lượng cao, dần tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh theo xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản xuất, đến nay diện tích áp dụng theo các tiêu chuẩn chất lượng sản xuất đạt gần 800 ha (Diện tích cây trồng theo các tiêu chuẩn: Global GAP đạt 150 ha; Hữu cơ đạt 29,7 ha; VietGAP đạt 292,8 ha; UTZ đạt 150 ha; Fairtrade Certificate đạt 168 ha).

Tại khu vực Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng, nhìn chung việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả nhất định. Thời gian vừa qua, tư duy sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực đã có sự chuyển biến rõ rệt. Có thể nhận thấy việc sử dụng các loại thuốc hoá học trong sản xuất đã giảm dần, đặc biệt là các loại thuốc bảo vệ thực vật có những hoạt chất độc, cấm sử dụng để diệt cỏ hầu như không còn được sử dụng. Tỷ lệ người dân sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng tăng. Đối với sản phẩm dược liệu, lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên và thâm canh, hầu như các sản phẩm đều theo hướng hữu cơ; 100% các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn tỉnh đáp ứng tiêu chí truy xuất nguồn gốc và liên kết sản xuất, tiêu thụ. Giá thành các sản phẩm tương đối cao, mang lại hiệu quả tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với sản phẩm truyền thống.

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Thay đổi nhận thức người dân về nông nghiệp hữu cơ

Axit humic và phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ, không chỉ nâng cao năng suất cây trồng mà còn bảo vệ môi trường và duy trì sức khỏe của đất. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên này không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp bền vững cho tương lai của ngành nông nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của thế giới trong khi vẫn giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Thay đổi nhận thức của người dân Tây Nguyên để sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt đối với các sản phẩm cà phê, hồ tiêu và sầu riêng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và người dân địa phương vì nhận thức của người dân về nông nghiệp hữu cơ chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, có thể thực hiện một số giải pháp sau:

1. Giáo dục và nâng cao nhận thức

Tuyên truyền lợi ích của nông nghiệp hữu cơ: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin, bao gồm truyền hình, đài phát thanh, mạng xã hội và tại các buổi họp dân, để giới thiệu về lợi ích của nông nghiệp hữu cơ đối với sức khỏe con người, môi trường và tiềm năng kinh tế.

Tổ chức hội thảo và lớp đào tạo: Chính quyền địa phương và các tổ chức chuyên môn nên tổ chức các lớp đào tạo, hội thảo tại chỗ cho nông dân. Nội dung tập trung vào quy trình sản xuất hữu cơ, tiêu chuẩn quốc tế như USDA Organic, EU Organic, và chứng nhận Fair Trade (Thương mại Công bằng).

Thực hành mô hình nông trại hữu cơ mẫu: Xây dựng các mô hình nông trại hữu cơ thử nghiệm để người dân có thể quan sát trực tiếp kết quả và học hỏi kinh nghiệm. Những mô hình này sẽ giúp chứng minh rằng canh tác hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích về mặt môi trường mà còn có tiềm năng kinh tế cao hơn so với canh tác truyền thống.

2. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nông nghiệp hữu cơ và tổ chức nghiên cứu có thể trực tiếp hướng dẫn người dân về cách sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, và quản lý đất đai bền vững.

Hỗ trợ tài chính và vốn vay ưu đãi: Cung cấp các khoản vay ưu đãi hoặc chương trình hỗ trợ tài chính cho nông dân để đầu tư vào hệ thống canh tác hữu cơ, từ việc chuyển đổi đất đai đến việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Chính phủ và các tổ chức tài chính có thể thiết lập các quỹ hỗ trợ đặc biệt để thúc đẩy quá trình này.

3. Xây dựng chuỗi giá trị và đảm bảo đầu ra ổn định

Liên kết với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ: Kết nối nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc tập đoàn trong và ngoài nước có nhu cầu thu mua sản phẩm hữu cơ. Điều này giúp đảm bảo rằng nông dân có thị trường tiêu thụ ổn định và tránh tình trạng bị ép giá. Ngoài ra, các sản phẩm cần được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế để đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm: Giúp người dân phát triển thương hiệu cà phê, hồ tiêu, sầu riêng hữu cơ của riêng họ và quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ có thể có giá trị cao hơn nhiều so với nông sản truyền thống, tăng thu nhập cho nông dân và kích thích sản xuất.

4. Thay đổi thói quen canh tác và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế

Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế: Nông dân cần được đào tạo kỹ về các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (như USDA Organic, EU Organic), để biết cách tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sản xuất và chế biến. Đặc biệt, các tiêu chuẩn này yêu cầu không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp, nên cần thay đổi thói quen canh tác.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan cần xây dựng hệ thống giám sát, kiểm định và chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm việc theo dõi quá trình sản xuất, chế biến và đóng gói để đảm bảo sản phẩm cà phê, hồ tiêu và sầu riêng hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

5. Xây dựng cộng đồng và tạo động lực

Tạo động lực từ cộng đồng: Khi một số nông dân đi tiên phong trong canh tác hữu cơ và thu được lợi nhuận lớn hơn, điều này sẽ tạo động lực cho những người khác làm theo. Các nhóm nông dân có thể tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm để lan tỏa kiến thức và khuyến khích nhau tuân theo các quy trình hữu cơ.

Tạo điều kiện thành lập hợp tác xã hữu cơ: Hợp tác xã là nơi nông dân có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ tài nguyên và hợp lực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điều này cũng giúp việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trở nên hiệu quả hơn.

6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Giáo dục về tác động môi trường: Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm đất và nước. Việc giáo dục người dân về những tác động tiêu cực của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp sẽ giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của canh tác hữu cơ.

Ứng dụng mô hình nông nghiệp bền vững: Hướng tới việc kết hợp nông nghiệp hữu cơ với các phương pháp nông nghiệp bền vững như nông lâm kết hợp, trồng xen canh hoặc canh tác tuần hoàn, nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Tây Nguyên.

Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã lên kế hoạch xây dựng phát triển các mô hình hữu cơ theo hướng tập trung.

Trong giai đoạn 2021 - 2025: Phấn đấu xây dựng và hình thành được 41 mô hình (tương đương 205 ha trở lên nông nghiệp hữu cơ) trên các vùng sản xuất tập trung như: Lúa, cây ăn quả, cà phê, mắc ca, dược liệu, rau đậu và gia súc, gia cầm,... để đủ điều kiện đạt 07 chuỗi liên kết tham gia chuỗi liên kết sản phẩm chung của tỉnh (02 mô hình chuỗi liên kết cây ăn quả, 01 mô hình chuỗi liên kết cà phê, 01 mô hình chuỗi liên kết Mắc ca, 02 mô hình chuỗi liên kết gia súc, 01 mô hình chuỗi liên kết gia cầm) đã được giao chỉ tiêu (2); ngoài ra dựa vào các cơ sở, điều kiện của huyện xây dựng phát triển thêm 02 mô hình chuỗi liên kết (01 chuỗi liên kết lúa và chuỗi dược liệu) theo lợi thế của huyện.

Trong năm 2021: Đánh giá, lựa chọn các sản phẩm cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng tham gia chuỗi liên kết trên thị trường và phù hợp với đặc điểm, thể mạnh, tình hình sản xuất của mỗi xã, thị trấn để xác định, bố trí xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bản của huyện.

Giai đoạn 2021 - 2022: Phấn đấu xây dựng được 12 mô hình (03 mô hình lúa, 04 cây ăn quả, 03 mô hình cà phê: 02 gia cầm (gà)).

Trong các năm tiếp theo (2023 - 2025): Mỗi năm phấn đấu đạt được từ 08 -10 mô hình theo kế hoạch.

▶ Thay đổi nhận thức của người dân Tây Nguyên về nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế là một quá trình đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều phía, bao gồm giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, xây dựng thương hiệu, cũng như thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng. Nếu được triển khai đúng hướng, Tây Nguyên sẽ trở thành khu vực tiên phong trong sản xuất cà phê, hồ tiêu và sầu riêng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp Hoàng Phúc giải pháp hữu cơ toàn diện cho cây trồng

Nhận thức sớm việc phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ mới là một giải pháp tốt để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và ổn định. Nông nghiệp Hoàng Phúc đã, đang và sẽ không ngừng phát triển và cống hiển hết mình với vai trò là một nhà cung cấp phân bón hữu cơ chất lượng nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu đã và đang được bà con nông dân tin tưởng và ủng hộ. Nổi bật trong đó phải kể đến sản phẩm phân bón hữu cơ Acid Humic Powder 95% và Acid Humic Granules 99% - còn có tên gọi quen thuộc hơn là Humic Mỹ Hoàng Phúc là sản phẩm được bà con khu vực Tây Nguyên biết và tin dùng rất rộng rãi trong suốt những năm qua. Đây cũng là sản phẩm chủ chốt giúp Hoàng Phúc xây dựng được thương hiệu và tạo được niềm tin cho bà con nông dân.

Bên cạnh đó, Hoàng Phúc cũng đang cung cấp thêm cho thị trường phân bón hữu cơ những dòng sản phẩm dinh dưỡng phun lá AGAFERT: Amino Rong Biển, Canxi Bo Sinh Học, Enzym Lưu Huỳnh, Vi Kẽm Sinh Học được nhập khẩu từ Ý và các dòng phân bón gốc hữu cơ nhập khẩu từ Na-Uy - REINDEER ROOT hay phân bón vi sinh BIO SUM Mỹ và Đạm Cá Rong Biển Bắc Mỹ- những sản phẩm này đã dần quen mặt với bà con nông dân, đặc biệt là bà con khu vực Tây Nguyên - nơi phát triển và tập trung tệp khách hàng lớn nhất của Hoàng Phúc.

Với phương châm “An tâm chất lượng - Vững bước nhà nông”, Nông nghiệp Hoàng Phúc luôn mong muốn cung cấp cho bà con nông dân những sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng nhất và những kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả nhất để góp phần phát triển nền nông nghiệp vững mạnh và nâng cao chất lượng đời sống của người nông dân.

Nội dung: Nguyễn Văn Dũng

Đồ họa: Hà An