Thứ ba 31/12/2024 00:00Thứ ba 31/12/2024 00:00 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hội thảo sâm Ngọc Linh - nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hội thảo được người dân kỳ vọng sẽ nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm mở rộng diện tích, cùng nhau làm giàu dưới tán rừng.
Hội thảo sâm Ngọc Linh - nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn
Huyện Tu Mơ Rông hiện đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã giúp khoảng 2.000 hộ đồng bào xóa nghèo và hàng trăm hộ làm giàu

Giá trị sâm Ngọc Linh

Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn do UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10-12. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện nhằm hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024; chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện.

Làng Tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng) được chọn là nơi đăng cai tổ chức hội thảo. Những ngày này, công tác tổ chức được triển khai rốt ráo. Lãnh đạo UBND huyện Tu Mơ Rông đến thị sát ngôi làng, chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho hội thảo diễn ra thành công.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết, sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, được xem là "quốc bảo". Huyện Tu Mơ Rông hiện đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã giúp khoảng 2.000 hộ đồng bào xóa nghèo và hàng trăm hộ làm giàu.

Ngoài sâm Ngọc Linh, thời gian qua, cũng có nhiều loại củ, sâm có vẻ ngoài tương tự như sâm Ngọc Linh. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết, phân loại, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lừa đảo. Thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung đã có nhiều chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh chống nạn trục lợi từ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ người tiêu dùng khỏi nạn lừa đảo.

Theo đề xuất, mong muốn của người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tổ chức một cuộc tọa đàm về sâm Ngọc Linh ngay tại vùng cuội nguồn của sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông đã quyết định tổ chức hội thảo nói trên, nhằm hướng đến việc giúp nhận diện rõ, đầy đủ hơn giá trị của sâm Ngọc Linh. Từ đó, giúp người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trên cả nước có thêm thông tin chính thống để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm, củ khác, qua đó, đưa ra sự lựa chọn phù hợp trong việc lựa chọn các loại sâm để chăm sóc sức khỏe.

Cũng theo ông Võ Trung Mạnh, để hội thảo diễn ra khách quan, huyện đã mời đầy đủ các nhà nghiên cứu là giáo sư đầu ngành có thâm niên nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương trồng sâm cùng tham gia. Tại đây, các đại biểu sẽ trình bày các tham luận về thực trạng phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum, Quảng Nam; giá trị sâm Ngọc Linh so với các loại sâm khác; các biện pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh… Bên cạnh đó, hội thảo cũng sẽ tổ chức thảo luận một số nội dung liên quan. Để phục vụ cho nội dung thảo luận, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức tiếp nhận các câu hỏi, nội dung của người dân, phóng viên, nhà báo để các nhà nghiên cứu, cơ quan nhà nước trả lời. Đã có hàng chục câu hỏi gửi đến ban tổ chức, cho thấy dư luận đang rất quan tâm đến sự kiện này.

Đồng bào Xơ Đăng mong chờ...

Hội thảo đang nhận được sự quan tâm to lớn của đồng bào Xơ Đăng trồng sâm trên địa bàn. Chị Y Gia Nghi (thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) cho biết, những năm qua, cây sâm Ngọc Linh được bà con Xơ Đăng trao gửi niềm tin sẽ là cây thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bà con đã mạnh dạn vay vốn, thậm chí có nhiều hộ đã bán trâu bò để có tiền mua giống sâm về trồng. Riêng chị dùng khoản thu nhập từ việc đi xuất khẩu lao động để đầu tư sâm. Trái ngọt sau bao năm dồn lực đầu tư, chị và người dân trong làng đã sở hữu vườn sâm quý, đời sống thêm khấm khá.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, khi biết được giá trị của sâm Ngọc Linh, có rất nhiều đối tượng rao bán trên mạng những loại củ hao hao giống sâm Ngọc Linh, làm khách hàng khó phân biệt đâu là sâm giả, đâu là sâm thật.

Thực trạng đó đã làm mất đi hình ảnh, giá trị của sâm Ngọc Linh. Người trồng sâm chân chính bị mang vạ, còn người tiêu dùng thì tốn tiền mua sâm nhưng không nhận đúng giá trị sâm, khiến họ chịu thiệt. Vì vậy, bà con chúng tôi mong muốn qua hội thảo, sẽ tìm được giải pháp quản lý các loại sâm, tránh tình trạng lợi dụng thương hiệu để trục lợi.

“Đặc biệt, bà con chúng tôi mong rằng, cần công bố một cách rõ ràng giá trị, sự khác biệt của sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác, từ đó trả lại giá trị thật vốn có cho sâm Ngọc Linh”, chị Y Gia Nhi mong muốn.

Hội thảo sâm Ngọc Linh - nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn
Việc huyện tổ chức hội thảo sắp tới, mời các chuyên gia uy tín đến dự để trao đổi về sâm Ngọc Linh, đã chạm đúng mong muốn của người trồng sâm Ngọc Linh

Tương tự, bà Y Phuất, Trưởng thôn Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) cũng bày tỏ sự vui mừng và háo hức về thông tin hội thảo tổ chức trên địa bàn huyện có nhiều chuyên gia hàng đầu về sâm tham gia. “Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cách mạng xã Măng Ri, tôi và người dân trong thôn cũng trồng sâm để hy vọng đổi đời. Việc huyện tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia uy tín đến dự để trao đổi về sâm Ngọc Linh, đã chạm đúng mong muốn của người trồng sâm chúng tôi. Tôi cũng như bà con Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, chính quyền địa phương sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý, có giải pháp bảo vệ thương hiệu và nâng cao giá trị cho sâm Ngọc Linh, để người dân yên tâm trồng và mở rộng diện tích sâm Ngọc Linh trên địa bàn”, bà Y Phuất nói.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, với tư cách là đơn vị tổ chức, huyện Tu Mơ Rông mong muốn, tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu sẽ thẳng thắn trao đổi các nội dung, công bố công trình nghiên cứu về sâm Ngọc Linh để người dân biết, qua đó cùng xây dựng ngành sâm Việt Nam phát triển bền vững. Các ý kiến luận bàn của các khách mời, huyện sẽ tổng hợp đầy đủ để công bố cho người dân biết./.

Bài liên quan

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc Phát huy giá trị các nhóm giải pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh được các đại biểu đề xuất tại Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Kon Tum: Ngăn chặn thành công các đối tượng dùng vũ khí đi săn thú rừng

Kon Tum: Ngăn chặn thành công các đối tượng dùng vũ khí đi săn thú rừng

Ngày 24/12, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, UBND huyện đã giao UBND xã Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông) thưởng nóng lực lượng công an xã vì có thành tích ngăn chặn nhóm người dùng vũ khí đi săn thú rừng.
Kon Tum: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tu Mơ Rông năm 2024

Kon Tum: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tu Mơ Rông năm 2024

Chiều 10/12, tại Làng Tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tu Mơ Rông năm 2024.
Kon Tum: Tập huấn sử dụng mạng xã hội để bán sản phẩm OCOP

Kon Tum: Tập huấn sử dụng mạng xã hội để bán sản phẩm OCOP

Chiều 10/12, tại Làng Tái định cư Thu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Chương trình tập huấn sàn thương mại điện tử và thi livestream trên nền tảng mạng xã hội (Tiktok, Zalo, Facebook).
Nhận diện rõ, đầy đủ giá trị của sâm Ngọc Linh

Nhận diện rõ, đầy đủ giá trị của sâm Ngọc Linh

Sáng 10/12, tại Làng Tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Kỳ vọng vào hội thảo Sâm Ngọc Linh: Người Xơ Đăng sẵn sàng nhường nhà cho du khách ở

Kỳ vọng vào hội thảo Sâm Ngọc Linh: Người Xơ Đăng sẵn sàng nhường nhà cho du khách ở

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin diễn biến tiếp theo về Hội thảo sâm Ngọc Linh nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

TS Hồ Quang Cua: Cha đẻ gạo ST25 và hành trình mang gạo Việt ra thế giới

TS Hồ Quang Cua: Cha đẻ gạo ST25 và hành trình mang gạo Việt ra thế giới

Trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành lúa gạo, kỹ sư Hồ Quang Cua là một cái tên không còn xa lạ. Ông được biết đến như là “cha đẻ” của giống gạo ST25 trứ danh, loại gạo đã làm rạng danh hạt gạo Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới. Hành trình nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống lúa của ông là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự đam mê, kiên trì và khát vọng cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.
Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Các phải pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc Phát huy giá trị các nhóm giải pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh được các đại biểu đề xuất tại Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
GS.TS Võ Tòng Xuân: Một đời gắn bó với nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

GS.TS Võ Tòng Xuân: Một đời gắn bó với nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và phát triển nền nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sứ mệnh của doanh nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sứ mệnh của doanh nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với những lợi ích to lớn về sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, vai trò của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
GS - VS Đào Thế Tuấn: Nhà khoa học suôt đời vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn

GS - VS Đào Thế Tuấn: Nhà khoa học suôt đời vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh năm 1931 mất năm 2011 tại TP Huế, nguyên quán huyện Thanh Oai, Hà Nội. Giáo sư là một trong những nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Giáo sư Bùi Huy Đáp nhà nông học hàng đầu của Việt Nam

Giáo sư Bùi Huy Đáp nhà nông học hàng đầu của Việt Nam

Giáo sư Bùi Huy Đáp (1919-2004) là một nhà nông học nổi tiếng của Việt Nam, người đã có những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa nước. Ông được biết đến như một trong hai nhà nông học xuất sắc nhất của Việt Nam, bên cạnh Bác sỹ nông học Lương Định Của. Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Bùi Huy Đáp là một minh chứng cho tinh thần lao động miệt mài, không ngừng nghỉ vì sự phát triển của nông nghiệp và đời sống của người nông dân.
Chăn nuôi hữu cơ: Bước chuyển mình tất yếu cho nông nghiệp Việt Nam

Chăn nuôi hữu cơ: Bước chuyển mình tất yếu cho nông nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, chăn nuôi hữu cơ nổi lên như một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Nhà bác học Lương Định Của, người đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam

Nhà bác học Lương Định Của, người đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam

Trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam, tên tuổi bác sỹ nông học Lương Định Của sáng ngời như một vì sao, gắn liền với những đóng góp to lớn trong công cuộc cải tạo giống cây trồng, đưa nền nông nghiệp nước nhà bước sang một trang sử mới.
Tuyên Quang tăng cường đào tạo để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang tăng cường đào tạo để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang hiện nay tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đạt 334 ha, trong đó: 11,2 ha lúa; 188 ha chè; 60,2 ha cam; 64 ha bưởi... Hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS, duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ.
Xuất khẩu nông sản thông qua thương mại điện tử quốc tế - phong trào hay xu hướng bền vững?

Xuất khẩu nông sản thông qua thương mại điện tử quốc tế - phong trào hay xu hướng bền vững?

Thương mại điện tử quốc tế đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn đáng kể so với thị trường nội địa, tương tự như sự so sánh trực quan giữa thương hiệu Amazon và Shopee, tuy nhiên, thời gian gần đây không ít những thương hiệu nhỏ và start up Việt trong lĩnh vực nông nghiệp đã dấn than vào sân chơi đầy thách thức này. Số lượng hàng hóa nông sản hoạt động bài bản và chuyên nghiệp trên các sàn thương mại điện tử quốc tế ngày một tăng cao đặt ra câu hỏi: liệu đây là hướng đi bền vững hay chỉ là phong trào sớm nở chóng tàn?
Vai trò của những người hoạch định chính sách đối với Nông nghiệp hữu cơ

Vai trò của những người hoạch định chính sách đối với Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với trọng tâm là bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững, đang ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Việt Nam, với tiềm năng nông nghiệp phong phú, cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ và hiệu quả từ những người hoạch định chính sách. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy và định hình tương lai của nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Kiểm soát trong nông nghiệp hữu cơ: Từ kinh nghiệm của Pháp đến thực tiễn tại Việt Nam”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính