Thứ hai 14/04/2025 21:51Thứ hai 14/04/2025 21:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, với mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin và các kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ công tác quản lý, tập huấn về NNHC.
Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh hướng dẫn đề tài khóa luận tốt nghiệp về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của sinh viên Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Tại Việt Nam, xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang được doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Đặc biệt, sản phẩm hữu cơ của ngành trồng trọt như rau, quả… đang tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp và người sản xuất nhờ có thị trường rộng lớn, giá trị cao. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chỉ đạt 174.580 ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất canh tác năm 2023, tốc độ tăng trưởng diện tích đạt 143.338 ha so với năm 2022, tốc độ tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vòng 10 năm của Việt Nam là 131.573 ha (FiBL và IFOAM, 2025).

Năm 2023, số cơ sở sản xuất hữu cơ tại Việt Nam là 62.436 và 187 cơ sở chế biến hữu cơ, sản lượng sản phẩm hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và Châu Âu là 14.408 triệu tấn (FiBL và IFOAM, 2025). Vì thế, có thể thấy rằng các chính sách của chính phủ Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất nông nghiệp rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu đặc biệt vào các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu.

Để phục vụ cho việc phát triển sản xuất NNHC tại Việt Nam, trong những năm gần đây, chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041: 2017, 2023, nghị định 109/2018/NĐ-CP (ngày 29/8/2018) về NNHC, trong đó quy định những chính sách khuyến khích phát triển NNHC: (1) ưu tiên kinh phí nghiên cứu khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc; (2) cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ, hoặc vật tư đầu vào phục vụ sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư; (3) hỗ trợ 100% kinh phí về xác định vùng đất đủ tiêu chuẩn và chi phí cấp lần đầu (hoặc cấp lại) Giấy chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn hữu cơ cùng nhiều cơ chế chính sách khác về hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất, chi phí giống kháng sâu bệnh, sử dụng phân bón hữu cơ…

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ
Sinh viên Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Ngày 26/03/2020 Chính phủ ban hành quyết định số 885/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020 - 2030 của Chính phủ là định hướng chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo Đề án phát triển NNHC 885 đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 1,5-2% tổng diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ trong đó trồng trọt hữu cơ chiếm khoảng 1-2% tổng diện tích đất trồng trọt với các loại cây trồng chủ lực như lúa, rau, đậu…, trong đó vùng rau hữu cơ có diện tích gieo trồng khoảng 10.000-12.000ha; đến năm 2030, diện tích đất sản xuất hữu cơ khoảng 2,5% - 3% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó trồng trọt hữu cơ chiếm khoảng 2% tổng diện tích đất trồng trọt, trong đó vùng rau hữu cơ có diện tích gieo trồng khoảng 20.000-25.000ha. Từ đề án 885 này, các tỉnh đều cụ thể hoá và có chiến lược để phát triển NNHC tại địa phương trong đó có phát triển các vùng trồng rau hữu cơ chính vụ, rau hữu cơ trái vụ để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích sản xuất hữu cơ của Việt Nam đã đạt 1,4% tổng diện tích đất canh tác. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 theo đề án 885, Việt Nam vẫn cần tiếp tục duy trì các cơ sở sản xuất hữu cơ hiện tại và tiếp tục phát triển mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ trong phạm vi cả nước.

Theo khái niệm được quy định trong Nghị định Nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018: Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với Điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái. Vì thế cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển NNHC ở Việt Nam, trong đó phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho NNHC không những yêu cầu kiến thức, kỹ năng trong canh tác hữu cơ mà còn phải biết quản lý chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vì sản phẩm hữu cơ là sản phẩm cao cấp, đặc thù sẽ có những đối tượng khách hàng riêng.

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, với mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin và các kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ công tác quản lý, tập huấn về NNHC. Mặc dù, Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo (tính hết quý IV năm 2024 là 53,2 triệu người) nhưng hiện nay chỉ một phần nhỏ làm việc trong lĩnh vực NNHC. Chất lượng lao động làm việc trong lĩnh vực NNHC chưa đáp ứng được nhu cầu do thiếu kiến thức và kỹ thuật. Đa phần nông dân chưa được đào tạo bài bản về canh tác hữu cơ, vẫn quen với phương thức sản xuất truyền thống; Ít chuyên gia và nhà nghiên cứu: Số lượng chuyên gia có chuyên môn sâu về nông nghiệp hữu cơ còn ít, gây khó khăn trong việc hướng dẫn và đào tạo nông dân; Thiếu nhân lực quản lý và kinh doanh: Việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ chưa được chú trọng đúng mức do thiếu nhân lực có chuyên môn. Hiện nay chưa có hệ thống đào tạo chuyên sâu về NNHC tại các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp; Các nghiên cứu về NNHC chưa được ứng dụng rộng rãi, gây khó khăn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thiếu liên kết giữa đào tạo và thực tiễn vì đào tạo chủ yếu mang tính lý thuyết, chưa có nhiều mô hình thực hành hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động trẻ tham gia vào sản xuất hữu cơ còn ít, thiếu các chính sách thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào sản xuất hữu cơ.

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Tuy nhiên, một số mô hình phát triển nhân lực cho sản xuất hữu cơ như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa môn học NNHC, rèn nghề sản xuất NNHC vào chương trình giảng dạy cho sinh viên khoa Nông học từ năm 2014; Nhiều trường đại học khác về Nông nghiệp cũng đưa môn học về NNHC vào trong chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Nông nghiệp; Nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, TH True Milk đang đầu tư mạnh vào đào tạo nội bộ cho người lao động về quy trình sản xuất hữu cơ; Các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng tổ chức các khóa tập huấn về NNHC; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành tại Quyết định số 1510/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/4/2022 về việc Ban hành bộ Chương trình bồi dưỡng về NNHC cho cán bộ quản lý các cấp, người sản xuất và người làm công tác tập huấn (ToT), trên cơ sở đó các tỉnh đã có các chương trình tập huấn về NNHC và bám sát nội dung này.

Để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất NNHC cần áp dụng các giải pháp tổng thể nhằm đào tạo, thu hút và nâng cao năng lực cho lực lượng lao động trong ngành như:

Thứ nhất là: Mở rộng hệ thống đào tạo về NNHC: Đưa NNHC vào chương trình giáo dục, tích hợp kiến thức về nông nghiệp hữu cơ vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nông nghiệp; Xây dựng các Bộ môn, chuyên ngành sâu về NNHC tại các trường đào tạo về nông nghiệp; Hợp tác với các tổ chức quốc tế để cập nhật chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; Đào tạo thực tiễn cho nông dân và doanh nghiệp như mở các lớp tập huấn, hướng dẫn thực hành về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; Xây dựng các mô hình thực nghiệm tại địa phương để nông dân có thể học hỏi trực tiếp; Khuyến khích các doanh nghiệp NNHC đào tạo nội bộ cho nhân viên và liên kết đào tạo với các trường đại học, viện nghiên cứu.

Thứ hai là: Phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và tư vấn về NNHC như: Đào tạo chuyên gia đầu ngành về NNHC bằng cách cử cán bộ, giảng viên đi học tập và nghiên cứu tại các nước có nền NNHC phát triển như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Úc,…; Khuyến khích nghiên cứu khoa học về NNHC, tạo điều kiện để các chuyên gia thực hiện các dự án nghiên cứu và ứng dụng thực tế; Xây dựng đội ngũ tư vấn viên kỹ thuật tại các địa phương để hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình sản xuất hữu cơ; Liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ.

Thứ ba là: Ứng dụng công nghệ và chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất hữu cơ như: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, sinh học; Phổ biến các kỹ thuật canh tác tiên tiến giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất; Xây dựng các khóa học trực tuyến (E-learning) về NNHC, giúp lao động tiếp cận dễ dàng hơn; Tận dụng mạng xã hội và các nền tảng số để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

Thứ tư là: Chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực như cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học các ngành liên quan đến NNHC; Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này; Xây dựng chính sách đãi ngộ tốt hơn để thu hút lao động trẻ tham gia sản xuất NNHC; Khuyến khích thành lập các hợp tác xã NNHC để tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm hữu cơ, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thứ năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm như: Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế như IFOAM (Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ), FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc); Học tập các mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các nước có nền NNHC phát triển; Khuyến khích trao đổi chuyên gia, nghiên cứu sinh giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trong lĩnh vực NNHC.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Trong chuyến hành hương nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước về Quảng Trị vùng đất bị ảnh hưởng bom đạn và hóa chất độc hại nhiều nhất trong chiến tranh, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu về nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trên mảnh đất gió Lào cát trắng này.
Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Thực phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá đây là sản phẩm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người sản xuất.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?
Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), đặc biệt là các tổ chức quốc tế, đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ phát triển. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, họ đang góp phần kiến tạo một nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Hành trình đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam hội nhập quốc tế

Hành trình đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam hội nhập quốc tế

Những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đang phát triển mạnh về nông nghiệp hữu cơ. Ngành này đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước và hội nhập quốc tế.
Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong là một phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp điển hình ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1961-1965, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Phong trào này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện, nguồn năng lượng được tạo ra từ sức nước, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Việc xây dựng các đập thủy điện và hồ chứa đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động đáng kể đến môi trường và cộng đồng dân cư. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về cả lợi ích lẫn tác hại của thủy điện, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn năng lượng này.
Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

“Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm. Trồng cây cũng như nuôi con, phải chăm, phải theo dõi chứ không phải chỉ biết cho ăn, mà không quan tâm đến liều lượng. Chỉ biết cho ăn, ép ăn, thúc ăn sẽ khiến trẻ phát phì, trồng cây cũng vậy thôi” - đây là phát biểu chia sẻ của Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định với bà con nông dân tại buổi kiểm tra về việc triển khai thực hiện Dự án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh thơm tại huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).
Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ tại các vùng nông thôn Việt Nam đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch và an toàn tăng cao, cũng như việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết. Quá trình phát triển này có nhiều tiềm năng to lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức trở ngại.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính