![]() |
Mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình |
Được biết, thông qua thực hiện mô hình người dân sẽ áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ nhằm giảm phát thải khí mê-tan (CH4) từ ruộng lúa, tiết kiệm nước tưới và hướng đến đăng ký tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khí CH4 được tạo ra trong điều kiện ngập nước, thiếu oxy và là nguồn khí nhà kính chủ yếu trong sản xuất lúa. Các biện pháp quản lý nước có thể là biện pháp hiệu quả để hạn chế việc hình thành và phát thải khí CH4. Lượng giảm phát thải CH4 sẽ được quy đổi thành tín chỉ carbon và có thể được bán trên thị trường, phục vụ tái đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng thu nhập cho người nông dân.
![]() |
Các đại biểu tham gia hội nghị tham quan cánh đồng lúa tại xã Xuân Ninh |
Tiến hành khảo sát thực địa tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bước đầu cho thấy: với việc áp dụng quy trình tưới ngập khô xen kẽ cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cây khỏe, ít sâu bệnh hại hơn ruộng đối chứng. Thành công của mô hình sẽ nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân trong việc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra các hướng đi mới, tăng thu nhập cho nông dân thông qua tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa.
Mặc khác, ngoài Quảng Bình trong vụ đông-xuân 2024-2025 chương trình được triển khai ở Nghệ An hơn 20.000ha, Thanh Hóa 1.200ha, Hà Tĩnh 50ha, Quảng Trị 29ha và Quảng Bình 30ha. Riêng tại Quảng Bình, chương trình dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, từ năm 2024-2033.