Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 8500ha trồng rau an toàn (chiếm 30% diện tích gieo trồng rau) theo các tiêu chuẩn như: Hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP… ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp.
Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
Tỉnh uỷ Tuyên Quang rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh

Căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể như sau:

Diện tích cây rau toàn tỉnh đạt trên 8.500 ha, sản lượng trên 114.000 tấn/năm; trong đó, diện tích rau phục vụ chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến khoảng 350-400 ha, sản lượng trên 22.000 tấn

Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh.

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
TSKH. Hà Phúc Mịch (thứ 4 từ trái qua), Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trong một chuyến thị sát.

Định hướng phát triển rau an toàn của Tuyên Quang:

Nhóm rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ, cải ngọt, cải canh,…): Diện tích trên 3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loại rau ưa lạnh có giá trị kinh tế cao trồng vụ đông như: Bắp cải, su hào, súp lơ; mở rộng diện tích rau sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ, Global GAP,...) ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên để sản xuất rau trái vụ.

Nhóm rau ăn quả (dưa chuột, cà chua, ớt, bí ăn quả,…): Diện tích trên 2.000 ha tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên. Ưu tiên phát triển các loại rau đang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao (dưa chuột, ớt,…).

Nhóm rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ, cà rốt,…): Diện tích trên 600 ha tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương.

Nhóm rau khác: Chiếm khoảng 30 % tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh, gồm các loại: Rau muống; mùng tơi, rau đay; rau gia vị;…; các loại rau bản địa có thế mạnh tại địa phương: Măng tre, rau bồ khai, rau dớn,... phân bổ ở tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến:

Đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 2.500- 2.600 ha rau các loại; trong đó, diện tích rau phục vụ chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến khoảng 350-400 ha. Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến, liên kết với các cơ sở chế biến phân chia các huyện, thành phố như sau:

Huyện Sơn Dương: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 710 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), hành, tỏi,...

Huyện Hàm Yên: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 250 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...),...

Huyện Yên Sơn: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 540 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí, đậu đỗ,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...), rau gia vị,...

Huyện Chiêm Hoá: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 635 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, dưa lưới, ớt, cà chua, bí, đậu đỗ,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ, cà rốt,...), hành, tỏi, rau đặc sản địa phương,...

Huyện Na Hang: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 150 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), rau đặc sản địa phương,...

Huyện Lâm Bình: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 130 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, ớt, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, khoai sọ,...), rau đặc sản địa phương,...

Thành phố Tuyên Quang: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 165 ha, tập trung chủ yếu trên các loại rau họ thập tự (bắp 4 cải, su hào, súp lơ,…), các loại rau ăn quả (dưa chuột, cà chua, bí,...), các loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt,...), rau gia vị,...

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn
Tuyên Quang có rất nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Nhiệm vụ, giải pháp: Để hoàn thành kế hoạch, UBND tỉnh đã đưa ra những giải pháp cụ thể:

Về tổ chức sản xuất: Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm rau - Khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai tạo điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất - Đẩy mạnh sử dụng các giống rau có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; tăng tỷ lệ sử dụng giống F1, giống ghép - Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất - Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất rau tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn sản xuất rau an toàn, IPHM, VietGAP, hữu cơ,…, tăng cường kỹ năng sản xuất, quản lý vùng trồng, an toàn thực phẩm, kiến thức thị trường - Tiếp tục duy trì và nhân rộng các chuỗi liên kết đã thực hiện đạt hiệu quả. Tập trung phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột, ớt, bí đỏ,… nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết đạt trên 20 % sản lượng rau.

Về khoa học kỹ thuật: Đầu tư lưu giữ, phát triển các giống rau bản địa; lựa chọn các giống rau mới, các giống lai F1 có năng suất, chất lượng cao - Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình canh tác tiên tiến, bền vững; bón phân cân đối, hợp lý, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm, hợp lý; chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn vào thực tiễn sản xuất - Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau; áp dụng công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau, giảm tổn thất sau thu hoạch - Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho các hợp tác xã, trang trại, nông dân - Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…

Ngoài ra, tỉnh sẽ từng bước mở rộng diện tích vùng trồng rau xuất khẩu, vùng trồng cung cấp cho nhà máy chế biến rau xuất khẩu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, điều kiện thị trường các nước nhập khẩu. Cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói các loại rau có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.n

Bài liên quan

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ cho 45 cán bộ khuyến nông, nông dân, thành viên hợp tác xã của 2 địa phương là TP Uông Bí, TX Đông Triều.
Thái Bình được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ

Thái Bình được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ

Xã Thụy Thanh (Thái Thụy), tỉnh Thái Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh có sản phẩm lúa được cấp chứng nhận hữu cơ.
Tăng cường kết nối và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ

Tăng cường kết nối và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ

Ngày 28/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Hữu cơ Việt Nam (19/9).
Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ở Sóc Trăng với quy mô 50 ha, có 46 hộ tham gia, thực hiện liên tục trong 3 vụ hè thu 2024, đông xuân 2024 - 2025 và hè thu 2025.
Lâm Đồng: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp

Lâm Đồng: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp

Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”

PGS Việt Nam: Đổi mới để “sống khỏe”

Ông Trần Mạnh Chiến, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam nhiệm kỳ VII (2024-2026) cho biết, PGS Việt Nam được thành lập hơn 15 năm trước và trở thành mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên thời gian gần đây PGS Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, vì thế cần phải dũng cảm đổi mới mạnh mẽ và thực chất để trở lại đường đua tăng trưởng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Xuất khẩu trái cây Việt Nam khởi sắc với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 5,64 tỷ USD, mở ra cơ hội vượt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024 nhờ sự "xuất ngoại" thành công của chanh leo, dừa tươi, bưởi, sầu riêng đông lạnh,... sang các thị trường tiềm năng.
Thị trường rau quả: Sức ép cạnh tranh từ hàng Trung Quốc

Thị trường rau quả: Sức ép cạnh tranh từ hàng Trung Quốc

Rau quả Trung Quốc với lợi thế giá rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao đang tràn ngập thị trường Việt, tạo sức ép cạnh tranh lớn cho rau quả nội địa.
Thảm họa kép tại Gaza và Sudan

Thảm họa kép tại Gaza và Sudan

Cả dải Gaza và Sudan đang chìm trong khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng khi đối mặt với nạn đói do thiếu lương thực trầm trọng cùng với khủng hoảng nước sạch và dịch bệnh hoành hành.
Thanh Hóa: Chủ động nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

Thanh Hóa: Chủ động nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tập trung khôi phục sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm dồi dào cho thị trường dịp cuối năm 2024.
Bình Định mở toang "cánh cửa" xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Bình Định mở toang "cánh cửa" xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc xuất khẩu dừa tươi chính ngạch, tạo cơ hội lớn cho Bình Định – “thủ phủ” dừa của miền Trung - Tây Nguyên bứt phá đầu ra.
Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Senegal, với nền kinh tế mở và nhu cầu nhập khẩu lớn, là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, khi kim ngạch xuất khẩu song phương đang trên đà tăng trưởng.
Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô

Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô

Việt Nam nhập khẩu lượng lớn ngô do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo nguồn cung.
Giá cau "lao dốc không phanh"

Giá cau "lao dốc không phanh"

Trung Quốc hạn chế nhập khẩu khiến giá cau tươi tại Quảng Ngãi lao dốc, người trồng cau đối mặt thua lỗ.
Hàng nghìn container dừa Việt Nam "xuất ngoại"

Hàng nghìn container dừa Việt Nam "xuất ngoại"

Dừa Việt Nam "lên ngôi" tại Trung Quốc với hàng nghìn container xuất khẩu sau 2 tháng chính ngạch, mở ra tiềm năng lớn cho ngành dừa.
Thị trường gạo "dậy sóng" vì Ấn Độ

Thị trường gạo "dậy sóng" vì Ấn Độ

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, thị trường gạo toàn cầu 2025 được dự báo sẽ dồi dào nguồn cung với giá cả cạnh tranh nhưng cũng gia tăng áp lực cạnh tranh.
Phân bón chịu thuế VAT: Lợi cả "ba nhà"

Phân bón chịu thuế VAT: Lợi cả "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% lên phân bón được kỳ vọng tạo bước đột phá cho nông nghiệp Việt, hài hòa lợi ích "ba nhà" và thúc đẩy sản xuất.
Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Ba loại nông sản chủ lực của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang gồm củ cải muối, gừng trâu muối và củ kiệu đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và mở rộng thị trường quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính