Thứ năm 10/07/2025 06:26Thứ năm 10/07/2025 06:26 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam: Nông nghiệp Hữu cơ về cơ bản nằm trong Nông nghiệp sinh thái

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có bài tham luận về khái niệm Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp Hữu cơ.

Ngày 1/11/2023 vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức buổi hội thảo “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái”. Buổi hội thảo thu hút sự tham gia của khoảng 40 đại biểu tham dự trực tiếp và 100 đầu cầu là Sở NN&PTNT các tỉnh, các công ty về công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, các Hiệp hội…

Tại buổi hội thảo, bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam (thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam) đã trình bày tham luận khái niệm cơ bản về Nông nghiệp sinh thái (NNST) và Nông nghiệp Hữu cơ (NNHC)

Theo bà Nhung, trong những năm gần đây, bên cạnh NNHC, thuật ngữ Agroecology được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu, các hội thảo và chủ trương phát triển của nhà nước. Nhiều các nghiên cứu, tài liệu được FAO tập hợp và phát triển công cụ chuyển giao, thúc đẩy mạnh mẽ việc vận dụng các nguyên tắc của Agroecology trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều cuộc hội thảo bàn về lĩnh vực này, có nhiều ý kiến phản biện khi thuật ngữ Agroecology được chuyển sang tiếng Việt là “Nông nghiệp sinh thái”.

Vị thuyền trưởng của PGS Việt Nam cho biết, trước hết, để vận dụng đúng đắn và chuyển giao kiến thức cho mỗi phương thức sản xuất nào đó, người phát triển hay người sản xuất cần hiểu rõ nguyên tắc và những đặc tính quan trọng của mỗi hệ thống nông nghiệp để có phương pháp tiếp cận và vận dụng hợp lý.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung phát biểu tại Hội thảo
Bà Từ Thị Tuyết Nhung phát biểu tại Hội thảo

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

4 nguyên tắc Sức khỏe - Sinh thái – Cẩn trọng – Công bằng, chính là kim chỉ nam cho việc chuẩn hóa các biện pháp kỹ thuật tạo ra trọn vẹn một sản phẩm hữu cơ đúng nghĩa. Các sản phẩm được dán nhãn là Hữu cơ đều có quy định mang tính bắt buộc rằng hệ thống sản xuất tạo ra sản phẩm phải tuân thủ những tiêu chuẩn được định rõ dựa trên 4 nguyên tắc trên.

Hiểu một cách tóm lược, sản xuất Hữu cơ phải dựa trên một hệ thống sản xuất tổng hòa, vận dụng triết lý và nguyên lý của sinh thái học vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường đa dạng sinh học, kế thừa các phương pháp truyền thống, khuyến khích các loài giống bản địa trong một đời sống công bằng cho muôn loài và vận dụng khoa học kỹ thuật một cách cho chọn lọc.

Việc loại trừ hóa chất tổng hợp trong sản xuất Hữu cơ thay thế bằng các nguyên liệu có khả năng tái tạo và tái sử dụng các vật liệu Hữu cơ sẵn có ở địa phương là một chuẩn mực cứng rắn để giúp nhanh chóng phục hồi và duy trì một hệ sinh thái nông nghiệp lành mạnh, bền vững.

AGROECOLOGY

Được Việt hóa ngắn gọn là “Nông nghiệp sinh thái” trong tất cả các tài liệu và văn bản đã gây ra nhiều ý kiến phản biện về dịch thuật. Thuật ngữ có thể không chuyển tải đủ bản chất, quan trọng là những nguyên tắc và đặc tính quan trọng của nông nghiệp dựa vào triết lý sinh thái học cần được hiểu đúng và truyền đạt dễ hiểu nhất tới người sản xuất để giúp họ vận dụng.

Thực tế nông nghiệp dựa vào nguyên lý sinh thái hay vẫn được gọi là “Nông nghiệp sinh thái” hiện nay không mới ở Việt Nam. Từ những năm 90, cụm từ sinh thái đã được đề cập trong các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn thực hành sản xuất nhưng không mở rộng ra các yếu tố liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường của quan điểm bền vững.

Cho đến nay, khái niệm về NNST được phát triển toàn diện hơn. Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) đã tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về NNST và tài liệu hóa các công cụ để phổ biến và thúc đẩy toàn cầu một nền nông nghiệp bền vững dựa vào nguyên lý sinh thái, đảm bảo an ninh lương thực và công bằng xã hội.

Theo đó, NNST được định nghĩa là một phương pháp tiếp cận tổng hợp chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. 10 yếu tố của NNST cùng 13 nguyên tắc ở 5 cấp độ chuyển đổi sang NNST được FAO đưa ra hướng dẫn các quốc gia chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và lương thực, lồng ghép nông nghiệp bền vững trên quy mô lớn nhằm đạt được mục tiêu không còn nạn đói và nhiều mục tiêu phát triển bền vững khác của các nước.

Có thể thấy, NNHC và NNST đều vận dụng các nguyên tắc sinh thái trong thiết kế hệ thống sản xuất theo quy mô khác nhau nhằm tăng cường lợi ích qua các mối tương tác sinh thái kết hợp khoa học với kiến thức truyền thống và thực tiễn tại địa phương. Cả hai đều tăng cường khả năng tự chủ và năng lực thích ứng của nhà sản xuất và cộng đồng.

Trong khi NNHC được chuẩn hóa thì NNST mềm dẻo linh hoạt hơn trong lựa chọn về quy mô, có thể tích hợp một phần hoặc toàn phần. NNHC ngay khi công bố chuyển đổi đã phải tuân thủ tiêu chuẩn thì NNST có thể cho phép chuyển đổi qua các cấp độ khác nhau. NNHC có những chi tiết khắt khe loại trừ đầu vào từ hóa chất tổng hợp, hoặc các tác nhân không thể dự đoán được nguy cơ như biến đổi gen (GMO), trong khi NNST không cụ thể hóa các đầu vào.

Bởi vậy NNST giúp cung cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh và giải quyết các vấn đề của địa phương, khu vực. Ngoài ra, trong các nhóm phương thức NNST được FAO đưa ra, NNHC là một trong 6 phương thức sản xuất trong nội hàm bao trùm của NNST không thể tách rời.

NNHC là một trong 6 phương thức sản xuất trong nội hàm bao trùm của NNST
NNHC là một trong 6 phương thức sản xuất trong nội hàm bao trùm của NNST

SẢN XUẤT “HƯỚNG HỮU CƠ”

Đây là cách dùng từ đang rất phổ biến để tuyên truyền thúc đẩy phong trào sản xuất Hữu cơ hiện nay ở hầu hết các địa phương. Khi trao đổi với người sản xuất “hướng Hữu cơ”, hầu như họ không biết về các nguyên tắc của Nông nghiệp Hữu cơ và không hiểu tiêu chuẩn Hữu cơ họ cần phải áp dụng.

Cách tuyên truyền sản xuất “hướng Hữu cơ” làm cho người sản xuất hiểu sai bản chất của NNHC chỉ đơn giản là giảm thiểu đầu vào hóa học, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về các sản phẩm Hữu cơ họ đang muốn tìm kiếm, và cảnh báo về mức độ nguy hiểm của sự không trung thực khi đã thành thói quen mặc định khó thay đổi khi sản xuất ra các sản phẩm “hướng Hữu cơ” vẫn được sử dụng phân bón và thuốc BVTV hoá học.

Theo Nghị định 109-2018/NĐCP của Chính phủ về NNHC, sản phẩm Hữu cơ được sản xuất, canh tác theo một loại tiêu chuẩn Hữu cơ nhất định. Người sản xuất Hữu cơ có quyền tuyên bố tiêu chuẩn họ đang làm theo. Khi một trang trại bắt đầu quyết định làm Hữu cơ, người sản xuất cần chọn tiêu chuẩn Hữu cơ nào đó để thực hiện theo và sẽ phải trải qua giai đoạn chuyển đổi.

Ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi, người sản xuất đã phải dừng sử dụng các đầu vào hóa chất tổng hợp thay vì giảm từ từ và phải áp dụng đúng tiêu chuẩn sản xuất Hữu cơ họ chọn làm theo. Thời gian chuyển đổi dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đối tượng sản xuất, vào tiêu chuẩn Hữu cơ được chọn và điều kiện sản xuất có mức độ ô nhiễm khác nhau. Quá trình chuyển đổi có thể bị kéo dài thêm thời gian nếu không tuân thủ tiêu chuẩn Hữu cơ.

Như vậy, xét về góc độ chuyên môn của NNHC, có các loại sản phẩm hiện hữu ở thị trường:

  1. Sản phẩm Hữu cơ được sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn Hữu cơ cụ thể của Việt Nam, của Mỹ, của châu Âu hay của Nhật Bản. Các sản phẩm này được đánh giá và công nhận đạt chuẩn bởi các tổ chức chứng nhận độc lập hoặc chứng nhận cộng đồng.
  2. Sản phẩm chuyển đổi là loại được công nhận đang trong quá trình chuyển đổi Hữu cơ theo tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam, của Mỹ, châu Âu, hay Nhật Bản… Các sản phẩm chuyển đổi được ghi nhãn rõ ràng trên bao bì theo quy định của tiêu chuẩn được người sản xuất chọn làm theo
  3. Sản phẩm “hướng Hữu cơ” thực chất không phải là sản phẩm Hữu cơ, không sản xuất theo tiêu chuẩn dù người sản xuất tuyên bố có giảm bớt các đầu vào hóa học tổng hợp.

Để thay đổi nhận thức đúng cho người sản xuất, để đảm bảo một thị trường minh bạch, các cơ quan chuyên môn đang thúc đẩy phong trào sản xuất Hữu cơ, nên hướng cho người sản xuất lựa chọn một trong 6 phương thức canh tác dựa vào nguyên lý sinh thái (Agroecology), ghi nhãn phù hợp, giúp nông dân tiếp cận sản phẩm sinh thái ra thị trường, thay vì chỉ cố gắng gắn thêm cụm từ “Hữu cơ” chạy theo xu thế.

Cuối cùng bà Từ Thị Tuyết Nhung đề xuất cần phát triển tài liệu hướng dẫn người sản xuất về Nông nghiệp sinh thái với các thuật ngữ dễ hiểu, dễ tiếp cận. Tập huấn và sử dụng công cụ đánh giá TAPE để đánh giá các mức độ sản xuất của NNST để ghi nhãn, giúp nông dân bán sản phẩm sinh thái mới có thể thúc đẩy sản xuất và lan toả NNST.

Bài liên quan

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Hội chợ chuyên ngành hữu cơ dành riêng cho thị trường châu Á - Organic Festa Asia 2025 sẽ diễn ra từ ngày 03 – 05/9/2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc với quy mô ước tính hơn 300 doanh nghiệp, 13.000 khách tham quan và chuyên gia hữu cơ.
Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sinh kế lâu dài cho người nông dân.
Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 29/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, chỉ định cán bộ và các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về giống và vật tư nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất mà còn góp phần chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Thứ trưởng kỳ vọng, sẽ có thêm nhiều chương trình hợp tác cụ thể giữa các hiệp hội, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: chia sẻ nguồn gen, phát triển giống bản địa quý, nghiên cứu vật tư sinh học, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa giữa các nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính