Thứ hai 09/12/2024 21:00Thứ hai 09/12/2024 21:00 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế tài chính khu vực

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Từ phân tích của các chuyên gia có thể thấy, sự phục hồi tăng trưởng tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và nông nghiệp ổn định sẽ tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi từng bước nền kinh tế.
Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế  tài chính khu vực
Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được các tổ chức quốc tế dự báo khá lạc quan, tăng trưởng GDP sẽ phục hồi mạnh mẽ.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ phục hồi tốt hơn, ảnh hưởng của thị trường Tài chính - Tiền tệ cho thấy, dòng vốn FDI, kiều hối tích cực và thặng dư thương mại được duy trì, hỗ trợ tài khóa được tiếp tục và chương trình đầu tư công sẽ kích thích tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quý đầu của năm 2024, nền kinh tế đã tăng trưởng 5,7% so với mức 3,4% của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, rủi ro sụt giảm từ những bất ổn địa chính trị toàn cầu và nguy cơ dễ đổ vỡ của cấu trúc trong nước đã cản trở đà tăng trưởng.

Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế  tài chính khu vực
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6,8% trong năm 2024.

Sự trở lại của các đơn hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gia tăng đã vực dậy tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ cuối năm 2023 và gia tăng mạnh hơn trong năm 2024. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 6,8% trong quý 1 năm 2024 so với mức giảm 0,5% cùng kỳ năm trước, đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 6,3% của sản xuất công nghiệp. Lãi suất thấp hơn, các biện pháp tài khóa và khung pháp lý liên quan tới đất đai được cải thiện sẽ hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và lãi suất điều hành cao có thể cản trở tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Lãi suất thấp, các biện pháp chính sách tài khóa và tăng lương sẽ thúc đẩy dịch vụ tiêu dùng trong năm 2024. Hoạt động kinh tế phục hồi, tuy chậm nhưng sẽ thúc đẩy các dịch vụ logistic, chính sách thị thực cởi mở hơn sẽ thúc đẩy du lịch. Về tổng thể, ngành dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm 2024.

Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa nông nghiệp và các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu nông sản. Chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu kép là bình ổn giá cả và tăng trưởng, ngay cả khi không gian chính sách bị hạn chế. Tình trạng suy thoái dự kiến của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024 có thể được kiềm chế bởi giá dầu, từ đó có thể giảm áp lực lạm phát. Lạm phát bình quân trong quý 1 năm 2024 giảm còn 3,8% so với mức tăng 4,2% của cùng kỳ năm trước. Mặc dù lạm phát được dự báo dưới mức 4% - 4,5%, song áp lực ngắn hạn vẫn còn tồn tại do những căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm 2024, lạm phát bên ngoài sẽ tiếp tục hạ nhiệt. Các đợt cắt giảm lãi suất của FED trong năm 2024 giúp giảm áp lực lên tiền đồng Việt Nam nhưng rủi ro nợ xấu vẫn tăng cao với mức đỉnh điểm là 4,6% tổng dư nợ vào cuối năm 2023, làm giảm triển vọng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực ngày 01/7/2024 sẽ giám sát tốt hơn các hoạt động cho vay.

Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế  tài chính khu vực

Trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chi tiêu tài khóa và đầu tư vẫn là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024. Vị thế tài khóa thuận lợi, với thâm hụt ngân sách không đáng kể và tỉ lệ nợ công trên GDP thấp, mang lại đủ không gian tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng.

Chương trình giảm thuế giá trị gia tăng hiện tại đã được gia hạn tới tháng 6 năm 2024 và có thể kéo dài tới cuối năm 2024; lượng lớn vốn đầu tư công, tương đương 27,3 tỉ USD, đã được lên kế hoạch giải ngân trong năm nay. Cùng với số vốn giải ngân trong năm 2023, khoản đầu tư công bổ sung này sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể. Sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ hỗ trợ dòng vốn FDI. Vốn FDI đăng ký tăng 13,4% và vốn giải ngân tăng 7,1% trong quý 1 năm 2024 so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư công được đẩy mạnh, điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.

Nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ hạn chế sự phục hồi thương mại trong năm 2024. Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi chậm hơn kỳ vọng, từ đó có thể làm chậm quá trình phục hồi xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu trong quý 1 năm 2024 tăng 17%, trong khi nhập khẩu tăng 13,9%. Xuất, nhập khẩu được dự báo tăng trưởng khiêm tốn ở mức 4%–4,5% trong năm nay và năm tới do nhu cầu bên ngoài mới đang dần phục hồi.

Hoạt động sản xuất được khôi phục sẽ thúc đẩy nhập khẩu đầu vào sản xuất và thặng dư tài khoản vãng lai được dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm. Sự phục hồi toàn diện trong công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi tích cực của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối trong xu hướng tích cực, thặng dư thương mại được duy trì tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, Shantanu Chakraborty từng chia sẻ: “Mặc dù môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức, nhưng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và những năm sắp tới”.

Ông Shantanu Chakraborty lưu ý, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và những hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này. Do đó, các biện pháp chính sách trong năm 2024 cần kết hợp giải pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để đẩy mạnh nhu cầu trong nước; cải thiện cơ cấu dài hạn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.n

Bài liên quan

Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Huyện Nam Sách đã triển khai phân loại rác tại nguồn ở 15 xã, đến nay hơn 33% số hộ nông thôn ở Huyện đã phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà.
Năng lượng xanh, nông nghiệp sạch

Năng lượng xanh, nông nghiệp sạch

Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi xanh trên nhiều lĩnh vực, từ năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững đến giao thông xanh và du lịch sinh thái, với mục tiêu hướng tới một nền kinh tế bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh: Triển khai sớm sản xuất Nông nghiệp vụ đông

Quảng Ninh: Triển khai sớm sản xuất Nông nghiệp vụ đông

Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ đông; tăng cường hướng dẫn các đơn vị, địa phương và người dân ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Trong năm 2025 tỉnh Thái Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt từ 0,6% trở lên.
Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ưu tiên phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chiều 20/11, UBND tỉnh Thái Bình họp nghe báo cáo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng, việc ứng dụng nhà kính kết hợp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đã trở thành xu hướng, đặc biệt tại các vùng chuyên canh rau, hoa quả.
Vàng Khởi Sắc - Màu của năm 2025

Vàng Khởi Sắc - Màu của năm 2025

AkzoNobel đã công bố True Joy™ - Vàng Khởi Sắc là Màu của Năm 2025, một gam màu vàng rực rỡ hứa hẹn thổi bùng năng lượng tích cực và tinh thần lạc quan vào không gian sống.
VinRobotics: Mảnh ghép mới trong hệ sinh thái công nghệ của Vingroup

VinRobotics: Mảnh ghép mới trong hệ sinh thái công nghệ của Vingroup

Vingroup chính thức gia nhập thị trường robot với việc thành lập VinRobotics, công ty có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, hứa hẹn mang đến những giải pháp tự động hóa tiên tiến cho các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực.
Pin lưu trữ "made in Vietnam", năng lượng xanh bùng nổ

Pin lưu trữ "made in Vietnam", năng lượng xanh bùng nổ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, tập trung phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển dịch năng lượng và giảm phát thải ròng về 0.
Máy đóng bầu đất tự động của chàng kỹ sư Quảng Ngãi: Giải pháp mới hỗ trợ sản xuất cây giống

Máy đóng bầu đất tự động của chàng kỹ sư Quảng Ngãi: Giải pháp mới hỗ trợ sản xuất cây giống

Từ niềm đam mê với kỹ thuật và khát khao cải thiện đời sống cho nông dân, Nguyễn Tấn Lực, chàng trai 33 tuổi đến từ Quảng Ngãi đã sáng chế thành công máy đóng bầu đất tự động. Sản phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu sức lao động mà còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình sản xuất cây giống.
Kon Tum tiên phong ứng dụng công nghệ số vào quản lý rừng

Kon Tum tiên phong ứng dụng công nghệ số vào quản lý rừng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên rừng không bền vững, việc bảo vệ và phát triển rừng trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách. Tại tỉnh Kon Tum, ngành lâm nghiệp đã chủ động ứng dụng công nghệ số, tạo ra những bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tập đoàn EcoBizNet (Hàn Quốc) giới thiệu sản phẩm vi sinh: Khao khát thay đổi nông nghiệp thế giới

Tập đoàn EcoBizNet (Hàn Quốc) giới thiệu sản phẩm vi sinh: Khao khát thay đổi nông nghiệp thế giới

Hội thảo giới thiệu các sản phẩm vi sinh do Tập đoàn EcoBizNet Inc (Hàn Quốc) đã diễn ra thành công và mở ra nhiều hướng đi mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

Ứng dụng của AI trong nông nghiệp hỗ trợ cho các quy trình sản xuất tự động hóa và tối ưu hóa, giúp nông dân tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Thu hẹp khoảng cách công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Thu hẹp khoảng cách công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo đại diện EuroCham, với sự hỗ trợ chuyên môn từ châu Âu, GEFE giúp thu hẹp khoảng cách công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững, giúp Việt Nam chuyển đổi xanh và mở rộng sang thị trường quốc tế.
"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

AI đang cách mạng hóa nông nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng, hướng tới năng suất vượt trội và khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính