Thứ sáu 04/04/2025 01:23Thứ sáu 04/04/2025 01:23 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tìm hiểu chiến lược tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hãy tìm hiểu chiến lược này ở một số quốc gia.
Tìm hiểu chiến lược tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới
Ảnh minh họa.

Hoa Kỳ: Chính phủ đặt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hiệu ứng nhà kính đến năm 2030 là giảm 50% - 52% so với năm 2005. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu đầu tư lớn nhất từ trước đến nay vào các lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, năng lượng sạch. Chính phủ Hoa Kỳ dự định chi tiêu ngân sách khoảng 52,2 tỉ USD trong năm tài khóa 2024 để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Mức chi tiêu này cao hơn 10,9 tỉ USD hay tăng 26% so với năm tài khóa 2023. Chi tiêu ngân sách này chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ sở hạ tầng, năng lượng, nước và các nhiên liệu như:

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn năng lượng sạch: Chi ngân sách 4,5 tỉ USD cho năng lượng sạch như hỗ trợ cộng đồng và gia đình có thu nhập thấp trong lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ thanh toán một phần đối với các hóa đơn của các gia đình sử dụng ít năng lượng hằng tháng.

- Hỗ trợ các dự án năng lượng sạch tại một số trường đại học và cao đẳng: Ngân sách nhà nước chi 83 triệu USD để cung cấp thiết bị điện, hỗ trợ kĩ thuật cho các tòa nhà và chuyển đổi hệ thống điện sang sử dụng các năng lượng sạch.

- Đầu tư vào hệ thống năng lượng sạch trong các tòa nhà và giảm thiểu các chi phí năng lượng ở các vùng dân cư nông thôn: Ngân sách sẽ hỗ trợ trực tiếp 30 triệu USD và 1 tỉ USD các khoản vay cho các chủ trạng trại, các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng hệ thống năng lượng sạch.

- Đẩy nhanh phát triển công nghệ năng lượng sạch: Ngân sách nhà nước chi 75 triệu USD phát triển chuỗi cung ứng cho các công nghệ môi trường cốt lõi. Ngân sách nhà nước cũng chi 3,2 tỉ USD cho hiện đại hóa các tòa nhà công và 300 triệu USD để cải thiện hiệu quả hệ thống năng lượng, chống biến đổi khí hậu và chất lượng các tòa nhà công. Ngoài ra, Chính phủ còn chi ngân sách từ quỹ USDA cho nâng cao sử dụng hiệu quả hệ thống nước trong các hộ gia đình ở nông thôn. Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển năng lượng điện gió.

- Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại thân thiện với môi trường: Ngân sách sẽ chi 60,1 tỉ USD cho Chương trình Phát triển đường cao tốc liên bang, 1,2 tỉ USD cho Chương trình Hỗ trợ cơ sở hạ tầng quốc gia và 560 triệu USD để hỗ trợ cho các dự án cho các ưu tiên khác nhằm chống ô nhiễm môi trường như xây dựng hệ thống trạm sạc điện cho các phương tiện giao thông. Chi tiêu 801 tỉ USD từ ngân sách để mua sắm cho các cơ quan bộ, ngành các loại phương tiện giao thông ít xả thải carbon ra môi trường. Việc mua sắm này sẽ góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, ngân sách hỗ trợ 570 triệu USD cho các sáng kiến hàng không xanh của NASA để phát triển công nghệ về động cơ máy bay chạy bằng năng lượng hybrid và điện.

- Đầu tư cho khoa học và nghiên cứu để giảm chi phí sản xuất các năng lượng sạch thông qua việc đầu tư 25 tỉ USD cho nghiên cứu sản xuất chíp, hỗ trợ 16,5 tỉ USD cho nghiên cứu đổi mới năng lượng sạch và khoa học về môi trường. Hỗ trợ các phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và cao đẳng để nghiên cứu năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả nguồn năng lượng.

- Để giảm thiểu lượng xả thải gây ô nhiễm môi trường trong các ngành công nghiệp: Ngân sách nhà nước cũng đã chi 1,2 tỉ USD cho việc giảm thải khí carbon trong các ngành công nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo hỗ trợ các công nghệ và đầu tư. Chi ngân sách cho việc khôi phục hệ thống sinh thái biển như các vịnh, thượng nguồn các dòng sông, bờ biển.

Ấn Độ: Trong năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng hệ sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững. Ấn Độ hiện nay phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên, thiếu nguồn nước, việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế trong dài hạn sẽ bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Kinh tế Ấn độ đã mất khoảng 5,4% GDP do ảnh hưởng nắng nóng cực điểm năm 2021. Vì vậy, Chính phủ Ấn Độ sẽ cam kết chi ngân sách để thực hiện các sáng kiến cụ thể chuyển dịch nền kinh tế đến tăng trưởng xanh bền vững.

Theo đó, Chính phủ Ấn Độ đã phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho các sáng kiến tăng trưởng kinh tế xanh như đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển dịch sang năng lượng sạch, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Để bảo tồn đa dạng hệ sinh học, Ấn Độ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp khi chi ngân sách hỗ trợ phát triển các trang trại hữu cơ, thúc đẩy các loại phân bón thay thế và sử dụng cân đối phân bón hóa học, đề xuất thành lập 10.000 trung tâm tài nguyên nhằm tạo ra một mạng lưới sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu không độc hại.

Trung Quốc: Chiến lược phát triển xanh của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 2012 nhằm giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái quốc gia như không khí, nước, đất, chất thải rắn, tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Chính sách tài khóa cùng với các chính sách tiền tệ, chính sách công nghiệp, chính sách đất đai và chính sách an sinh xã hội đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Từ năm 2007, chi tiêu ngân sách cho môi trường được cho vào một khoản mục chi tiêu riêng trong ngân sách công của Chính phủ bên cạnh chi ngân sách cho giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các khoản mục chi tiêu khác. Chi tiêu cho môi trường là khoản chi tiêu cho khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường chiếm khoảng trên 5% tổng chi tiêu ngân sách nhà nước chủ yếu vào đổi mới khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Tại châu Âu: Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra mục tiêu về tăng trưởng xanh đến năm 2030 và các mục tiêu dài hạn về khí hậu, môi trường theo thỏa thuận Paris tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2015. Theo đó, các nước trong khối EU đã tăng cường đầu tư để dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Ngân sách được chi cho các mục tiêu về khí hậu và năng lượng vào khoảng 180 tỉ Euro trong giai đoạn 2014 - 2020. Để đạt được mục tiêu về giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050, khối EU cũng đề xuất đầu tư cho các ngành năng lượng sạch và hệ thống giao thông thân thiện với môi trường hằng năm với mức 2% GDP. Tuy nhiên, trong đó EU chỉ chi khoảng 0,5 -1% GDP cho đầu tư tăng trưởng xanh còn lại sẽ thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư cho lĩnh vực mới này. /.

Bài liên quan

Chủ động giảm phát thải, thủy sản Việt Nam đón đầu xu thế

Chủ động giảm phát thải, thủy sản Việt Nam đón đầu xu thế

Ngành thủy sản Việt Nam đang chủ động hướng tới trung hòa carbon bằng cách áp dụng các giải pháp sản xuất xanh và bền vững, mặc dù được đánh giá là ngành có mức phát thải thấp.
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT phối hợp Bộ NN& PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Những tín hiệu tích cực

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Những tín hiệu tích cực

Sau gần một năm triển khai, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã cho thấy những tín hiệu tích cực, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đáng kể.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với tinh thần phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Trong sản xuất nông sản hữu cơ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần nghiêm ngặt chú ý và tuân thủ. Việc sử dụng những thuốc BVTV sinh học được coi là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ trong tương lai.
Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh đã được đón Đoàn công tác do TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam đến thăm và làm việc.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, việc phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Ngành chăn nuôi đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình hữu cơ tích cực ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt tạo ra những sản phẩm chăn nuôi mới chất lượng cao, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững thân thiện với môi trường.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang được triển khai hiệu quả tại Thanh Hóa, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân theo hướng an toàn, bền vững.
Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội tại Hội thảo chuyên đề "Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp".
Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Cụm từ "giải cứu nông sản" đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó xuất hiện mỗi khi một loại nông sản nào đó rơi vào tình trạng dư thừa, giá rớt thảm hại, người nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.
GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Khoa học (GS.VS.TSKH) Đái Duy Ban là một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến trong lĩnh vực hóa sinh y học và dược liệu.
Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang có tổng diện tích chè gần 8.373 ha; cây chè được trồng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên; vùng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích chè Shan tuyết hiện có trên 1.300 ha.
Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Cũng như lạm phát và thiểu phát, giảm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, xảy ra khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế giảm xuống theo thời gian. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính