Thứ ba 01/07/2025 08:21Thứ ba 01/07/2025 08:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sáng 10/5, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia
Các đại biểu tham gia hội nghị triển khai Đề án phát triển trung tâm dược liệu quốc gia tại Quảng Nam. (Ảnh: Cáp Vương)

Hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho Sâm Ngọc Linh và dược liệu

Sâm Ngọc Linh - loài dược liệu quý hiếm của Việt Nam, từ lâu được mệnh danh là “quốc bảo”, có giá trị dược lý và kinh tế hàng đầu thế giới. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 28/02/2025 nhằm phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực, không chỉ là bước đi đột phá về chính sách mà còn thể hiện quyết tâm đưa cây dược liệu Việt lên tầm cao mới của chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời sự kiện lần này sẽ đánh dấu bước ngoặt chiến lược trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế sinh học và công nghiệp hóa dược liệu Việt Nam.

UBND tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai cụ thể với nhiều nhóm nhiệm vụ đồng bộ, từ thể chế chính sách, quy hoạch phát triển, xây dựng vùng trồng, thu hút đầu tư, đến nghiên cứu khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại. Trọng tâm là tạo dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ giống, nuôi trồng, chế biến đến thương mại hóa, hướng đến xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh mang tầm quốc gia và quốc tế.

Giai đoạn 2025–2045 được xác định là lộ trình phát triển toàn diện chuỗi công nghiệp dược liệu hiện đại, với 2 chặng đường rõ nét: nền tảng và tăng tốc. Trong giai đoạn 2025–2035, Quảng Nam tập trung đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp dược liệu bằng việc duy trì và mở rộng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, đặc biệt ưu tiên phát triển Sâm Ngọc Linh cùng các loại dược liệu có giá trị cao như Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân tím...

Đồng thời, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ tiêu chuẩn GACP-WHO trong nuôi trồng và thu hái dược liệu nhằm đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế. Việc hoàn thiện quy hoạch đất đai và hạ tầng kỹ thuật, nhất là tại khu vực Chu Lai, cũng được xác định là trọng tâm để thu hút đầu tư và hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành dược liệu.

Bước sang giai đoạn 2036–2045, Quảng Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tăng tốc, hoàn chỉnh hệ sinh thái công nghiệp dược liệu. Trọng tâm là đầu tư hiện đại hóa toàn diện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, logistic và năng lực chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Sâm Ngọc Linh tiếp tục giữ vai trò chủ lực, làm hạt nhân cho chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, tỉnh sẽ thúc đẩy xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm dược liệu, tăng cường chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu trí tuệ, đưa ngành dược liệu Quảng Nam trở thành biểu tượng mới của công nghiệp sinh học Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh: “Đề án này không chỉ là cơ hội để Quảng Nam phát triển kinh tế dược liệu mà còn là chiến lược dài hơi để biến Sâm Ngọc Linh thành biểu tượng của sức khỏe và tri thức bản địa. Chúng tôi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này”.

Ngoài ra, ông Bửu cũng khẳng định sự cần thiết của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược liệu và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. “Quảng Nam sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành dược liệu tại Chu Lai, đồng thời hoàn thiện các cơ sở hạ tầng để đảm bảo các dự án phát triển dược liệu có thể thực hiện hiệu quả”.

6 trụ cột chiến lược đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Để hiện thực hóa Đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia, Quảng Nam xác định 6 trụ cột chiến lược mang tính đồng bộ và liên kết chặt chẽ.

Thứ nhất, về thể chế chính sách, tỉnh sẽ rà soát, ban hành các cơ chế ưu đãi vượt trội nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm quốc gia từ Sâm Ngọc Linh.

Thứ hai, công tác quy hoạch sẽ được cập nhật đồng bộ, đảm bảo phân bổ hợp lý quỹ đất cho vùng trồng, khu chế biến và khu bảo tồn nguồn gen.

Thứ ba, Quảng Nam chú trọng xây dựng vùng trồng dược liệu lớn tại Nam Trà My và liên kết với Kon Tum, hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó việc bảo tồn và kiểm soát chất lượng giống Sâm Ngọc Linh được chuẩn hóa nghiêm ngặt.

Thứ tư là thu hút đầu tư, với việc chủ động đầu tư hạ tầng giao thông và khu công nghiệp dược liệu, đồng thời mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu và chế biến sâu.

Thứ năm, trụ cột nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sẽ tập trung vào chọn tạo giống tốt, ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong kiểm soát chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế với các nước có ngành dược liệu tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.

Cuối cùng, hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sẽ được đẩy mạnh thông qua việc kết hợp phát triển sản phẩm với du lịch sinh thái – dược liệu, hướng tới mô hình “một điểm đến – nhiều trải nghiệm”, đưa Sâm Ngọc Linh trở thành biểu tượng của sức khỏe, bản sắc và tri thức bản địa.

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia
Đại biểu trình bày, trao đổi chiến lược phát triển, đánh giá tiềm năng dược liệu vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên, đưa Sâm Ngọc Linh thành cây chủ lực của ngành.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp dược liệu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò chủ động của tỉnh Quảng Nam trong việc rà soát, đề xuất các cơ chế phù hợp với thực tiễn địa phương. Ông khẳng định Chính phủ sẵn sàng tiếp nhận và xem xét các kiến nghị về chính sách đặc thù để tạo điều kiện phát triển ngành dược liệu. Tỉnh cần đóng vai trò trung tâm, chủ trì phối hợp với các địa phương lân cận nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dược liệu, đặc biệt là Sâm Ngọc Linh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh sớm hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất và giải quyết các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy hành chính. Ông kêu gọi sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cho khu vực được xác định là trung tâm dược liệu, với mục tiêu lâu dài là khi nhắc đến Quảng Nam, mọi người sẽ nghĩ ngay đến trung tâm công nghiệp dược liệu tầm cỡ quốc gia, nơi có Sâm Ngọc Linh là niềm tự hào.

Việc triển khai Đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam cần phát huy vai trò của toàn xã hội, trong đó các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư đóng vai trò giám sát, phản biện và tham gia tích cực vào quá trình hành động, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững.

Đề án nhấn mạnh sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Các Sở, ban, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp chặt chẽ theo chức năng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò đầu mối kỹ thuật, theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và Chính phủ.

Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2045, Đề án không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế dược liệu mà còn tạo nên hướng đi mới cho phát triển bền vững vùng trung du và miền núi phía Tây Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh, từ loài cây quý hiếm nơi đại ngàn Trường Sơn, đang được nâng tầm thành biểu tượng mới của nền kinh tế tri thức và sinh học Việt Nam.

Sự thành công của Đề án sẽ là tiền đề quan trọng đưa Quảng Nam trở thành hình mẫu về chuyển đổi sinh kế, nâng tầm tài nguyên bản địa và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu./.

Bài liên quan

Đà Nẵng long trọng công bố các nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính

Đà Nẵng long trọng công bố các nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính

Lễ công bố đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tổ chức lại bộ máy hành chính, khẳng định quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc đổi mới hệ thống quản lý nhà nước. Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020–2025 chính thức ra mắt tại Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương kiểm tra, rà soát việc cấp mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý đang được chú ý không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn vì ý nghĩa bảo tồn và phát triển bền vững.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh quốc tế lần đầu tiên, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025. Đây là sự kiện mang tầm vóc quốc tế, khẳng định vị thế của Sâm Ngọc Linh trên bản đồ dược liệu toàn cầu.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa bản địa mà còn mở ra hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá

Tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 30/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không đổi, đáng chú ý cà phê giảm 1.600 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Ngày 29/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi lễ khai mạc “Không gian triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu”.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.
Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Bình phối hợp với Ban Đại diện Hội đồng Quản trị thành phố Đồng Hới đã hỗ trợ cho hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế…
Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, cà phê tăng nhẹ, đáng chú tiêu trong nước tăng mạnh kỷ lục từ 1.000 - 5.000 đồng/kg.
Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Trong bối cảnh các giống lúa cũ ngày càng thoái hoá, chi phí sản xuất tăng cao, mô hình thử nghiệm giống lúa thuần Nhiệt đới 15 tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đang mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý tăng mạnh trở lại từ 2.800 - 3.000 đồng/kg.
Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng, cà phê giảm kỷ lục từ 3.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
Triển khai sản xuất vụ mùa ở Vĩnh Hưng (Hải Phòng):“Xanh nhà hơn già đồng”

Triển khai sản xuất vụ mùa ở Vĩnh Hưng (Hải Phòng):“Xanh nhà hơn già đồng”

Xã Vĩnh Hưng, Huyện Vĩnh Bảo khẩn trương thu hoạch lúa xuân, chủ động triển khai sản xuất vụ mùa năm 2025 với quyết tâm “xanh nhà hơn già đồng”.
Hải Dương: 6000 ha rau màu vụ hè thu đã được trồng

Hải Dương: 6000 ha rau màu vụ hè thu đã được trồng

Cùng với thu hoạch nốt lúa đông xuân, chuẩn bị sản xuất vụ mùa, nông dân Hải Dương đang tích cực mở rộng diện tích trồng rau màu vụ hè thu 2025.
Sơn La: Tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Sơn La: Tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Ngày 25/6, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, nhằm đánh giá những kết quả tích cực đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế để lên phương án khắc phục trong thời gian tới.
Thị trường nông sản 26/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm sốc 4.500 đồng/kg

Thị trường nông sản 26/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm sốc 4.500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng, đáng chú ý cà phê quay đầu giảm sốc từ 4.200 - 4.500 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính