Ruồi lính đen được xem là một giải pháp thiết thực trong xu thế phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ. |
Chi sẻ với báo chí, TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang, ruồi lính đen và ấu trùng ruồi lính đen được phép chăn nuôi ở Việt Nam từ ngày 13/7/2022. Ấu trùng ruồi lính đen chuyển đổi chất nền (phân chuồng, rơm, rạ, chất thải thực phẩm, chất thải nhà bếp…) thành khối lượng cơ thể một cách hiệu quả để làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ấu trùng chứa protein, lipid, vitamin, peptide kháng khuẩn, chitin và chitosan.
Ấu trùng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và tiêu thụ một lượng lớn chất thải hữu cơ trong thời gian ngắn. Quá trình này không chỉ giúp giảm lượng chất thải mà còn tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Khi ấu trùng phân hủy chất thải, chúng tiêu thụ nguồn dinh dưỡng mà vi khuẩn gây bệnh cần để sinh sôi. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát các loại vi khuẩn như Escherichia coli và Salmonella trong môi trường chăn nuôi. Ngoài ra, ấu trùng còn tiết ra các enzyme kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ làm sạch môi trường và bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
Hiệu quả này đặc biệt có giá trị trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm và lợn, nơi mà lượng phân thải thường lớn và dễ gây ô nhiễm nếu không được xử lý đúng cách. Theo ước tính, cứ mỗi 40gr trứng ruồi lính đen có thể xử lý hơn 200kg phân gia cầm, vừa giảm thiểu lượng phân thải, vừa hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh và tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng phục vụ cho trồng trọt.
Ruồi lính đen (tên khoa học là Hermetia illucens) - loài côn trùng thuộc họ Stratiomyidae đã trở thành tâm điểm chú ý trong ngành chăn nuôi nhờ khả năng xử lý chất thải và mang lại nhiều lợi ích bền vững. Với tiềm năng cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và cung cấp nguồn tài nguyên hữu ích, ruồi lính đen được xem là một giải pháp thiết thực trong xu thế phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.
Khi ấu trùng hoàn thành chu kỳ sống, chúng để lại một lượng phân hóa hữu cơ chất lượng cao. Loại phân này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như nitơ, photpho và kali, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Đặc biệt, phân của ấu trùng có khả năng kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất, góp phần tái tạo hệ sinh thái đất đang bị suy thoái.
Đặc biệt, phân hữu cơ từ ấu trùng ruồi lính đen còn có thể được ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ, nơi mà yêu cầu về tính bền vững và an toàn sinh học là rất cao. Việc sử dụng loại phân này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh của thị trường.
Nông nghiệp thông minh: Giải pháp cho tương lai Nông nghiệp thông minh (NNTM) hay còn gọi là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một hệ thống sản xuất nông nghiệp dựa trên ... |
Xử lý rác thải sinh hoạt: Thực trạng, thách thức và giải pháp Rác thải sinh hoạt, sản phẩm tất yếu của hoạt động sống hàng ngày, đang là một trong những vấn đề môi trường cấp bách ... |