Thứ năm 22/05/2025 22:47Thứ năm 22/05/2025 22:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đã trở thành một trong những hướng đi bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh giai đoạn 2020 – 2025”, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Hộ bà Lê Thị Khuyên, xóm Thái Cường, thị trấn Nước Hai, huyện Hoà An trồng hơn 4.000 m2 rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng năm cho thu hoạch hơn 4 tấn sản phẩm, thu lợi trên 150 triệu đồng. Ảnh Quốc Sơn

Phát triển vùng sản xuất rau an toàn từ lợi thế

Với lợi thế về khí hậu, đất đai màu mỡ, nguồn nước tự nhiên dồi dào từ sông Bằng Giang cùng hệ thống kênh mương thuỷ lợi cơ bản được kiên cố hoá chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên một số xã, thị trấn của huyện Hoà An có tiềm năng thích hợp đã phát triển thành những vùng sản xuất rau màu an toàn trọng điểm của huyện.

Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện Hoà An xây dựng kế hoạch cho cả giai đoạn 2020 - 2025 và kế hoạch từng năm. Phân công nhiệm vụ theo chức năng cho từng ngành liên quan của huyện thực hiện. Các cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật, cung cấp kiến thức sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, phòng trừ sâu bệnh hại, quy trình kỹ thuật sản xuất hẽu cơ đối với cây rau màu cho nông dân. Tuyên truyền, vận động nông dân vùng trồng tăng cường sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, khuyến khích phát triển rau màu an toàn theo chuỗi giá trị hàng hoá.

“Với vai trò chức năng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hoà An đã chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp với các ngành, địa phương trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình, đề án của tỉnh, huyện về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp thông minh, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện. Các hội, đoàn thể huyện phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, hội viên về xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đến nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại các xã, thị trấn có lợi thế”. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hoà An Nguyễn Hồng Chính cho biết.

Theo bà Nông Thị Thương, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoà An, huyện Hoà An hàng năm duy trì diện tích đất luân canh trồng rau màu trên 100 ha/vụ, trong đó có hơn 50 ha đất chuyên canh trồng rau màu tập trung quy mô hộ gia đình, tại các xã: Hồng Việt, Hoàng Tung và thị trấn Nước Hai, với các loại rau theo mùa vụ, như: Bắp cải, su hào, bí, cà chua, rau rền, củ cải, rau muống, dưa chuột, đậu đỗ các loại… Bình quân hàng năm các loại rau màu cho năng suất đạt 84 tạ/ha, sản lượng hơn 2.000 tấn/3 vụ/năm.

Hoà An hiện có 2 công ty thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất khoai tây và ớt hữu cơ. Nông dân tham gia chuỗi liên kết được công ty hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn quy trình, kỹ thuật sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và bao tiêu sản phẩm. Trong đó từ năm 2019, Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Hoà An thực hiện chuỗi liên kết với nông dân trồng 60 ha khoai tây vụ đông, năng suất bình quân đạt 158 tạ/ha, giá Công ty thu mua từ 6.500 đồng – 7.000 đồng/kg. Cũng từ năm 2019, Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp – Tư vấn môi trường (Công ty DACE) đã liên kết trồng 3,2 ha ớt hữu cơ tại một số xã, thị trấn của huyện cho hiệu quả kinh tế.

Thị trấn Nước Hai là địa phương có diện tích canh tác rau màu nhiều nhất huyện Hoà An với 26 ha chuyên canh trồng rau màu các loại theo thời vụ, tại các xóm: Thái Cường, Nà Tẻn, xóm 3, xóm 4 Bế Triều. Theo Chủ tịch UBND thị trấn Nước Hai Bùi Trọng Duy, Thị trấn đã tập trung chỉ đạo khai thác lợi thế và tiềm năng để phát triển trồng rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đạt được kết quả khích lệ. Nhiều hộ chuyên canh rau màu an toàn đã đem lại hiệu quả kinh tế, hộ trồng ít 400 m2, hộ trồng nhiều hơn 3.000 m2, nhiều hộ hàng năm thu lợi từ vài chục triệu đến hơn 200 triệu đồng. Hộ Nguyễn Hồng Tân, xóm Nà Mè trồng 1.000 m2 rau an toàn, trừ chi phí thu 30 triệu đồng/năm. Hộ Trương Ngọc Bốn, xóm 4 Bế Triều trồng hơn 3.000 m2 rau màu và dưa hấu, hàng năm bình quân thu hoạch 1,5 tấn quả dưa hấu, hơn 2 tấn rau an toàn các loại, thu lợi gần 100 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí.

Theo bà Lê Thị Khuyên, xóm Thái Cường, thị trấn Nước Hai, sau khi áp dụng kiến thức được tập huấn do chính quyền Thị trấn tổ chức về sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh hại và quy trình kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, tôi thấy cây rau màu phát triển tốt, ít bị ảnh hưởng sâu bệnh hại và năng suất, chất lượng rau màu tăng hơn. “Nhiều năm nay, gia đình tôi duy trì trồng hơn 4.000 m2 rau màu các loại, thu hoạch hàng năm hơn 4 tấn sản phẩm, bình quân cho thu nhập trên 150 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Rau trồng được chăm bón hoàn toàn bằng phân chuồng ủ hoại và phân ủ vi sinh nên chất lượng rau của gia đình luôn đảm bảo sạch, an toàn”. Bà Khuyên cho biết thêm.

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Hoà An phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ là bước đi thiết thực góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, việc phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ của huyện Hoà An vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn.

Theo bà Nông Thị Thương, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoà An và ông Bùi Trọng Duy, Chủ tịch UBND thị trấn Nước Hai nhận định, trước hết là nông dân vùng trồng trên địa bàn huyện còn sản xuất với quy mô hộ gia đình, trong khi sản xuất rau an toàn VietGAP, hữu cơ đòi hỏi đầu tư lớn vào giống, phân bón hữu cơ, các thiết bị hỗ trợ sản xuất, cùng với quy trình sản xuất chặt chẽ, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với trồng rau truyền thống, nên nông dân ngại đầu tư. Một hạn chế nữa, sản phẩm không được cơ quan chức năng chứng nhận “rau an toàn”, chính quyền chưa quy hoạch được khu vực riêng, chưa có các gian hàng để trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm rau an toàn tại các trung tâm, chợ thương mại nên người tiêu dùng không thể nhận diện được rau sạch, dẫn đến rau an toàn khó cạnh tranh với các loại rau trồng truyền thống.

“Hơn 4.000 m2 diện tích trồng rau các loại của gia đình tôi được trồng theo quy trình VietGAP, nhưng đem sản phẩm ra thị trường tiêu thụ thì vẫn phải bán theo giá rau trồng truyền thống, vì người mua không tin, không nhận diện đó là rau sạch, mà chi phí đầu tư để trồng rau an toàn lại cao. Bên cạnh đó, người trồng vẫn phải tự tìm kiếm thị trường, trong khi rau an toàn chưa được tiêu thụ rộng rãi, nhất là ở các khu vực nông thôn, khiến người trồng rau an toàn khó tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm”. Bà Lê Thị Khuyên, xóm Thái Cường, thị trấn Nước Hai ngậm ngùi cho hay.

Khó khăn nữa cũng phải kể đến, nông dân vẫn trồng mang tính tự phát, với quy mô sản xuất nhỏ, nên sản phẩm rau an toàn không đáp ứng yêu cầu cung cấp sản lượng liên tục cho các cơ sở kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, nên rau an toàn không có cơ hội đưa vào các siêu thị, nhà hàng lớn. Mặt khác, huyện cũng chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã nào đầu tư vào vùng trồng để cùng nông dân mở rộng vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ quy mô lớn… Đây cũng là hạn chế để huyện phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn.

Để tháo gỡ khó khăn, huyện Hoà An đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên tăng cường tổ chức tập huấn cho nông dân về kiến thức trồng rau màu hữu cơ, xây dựng cơ chế hỗ trợ nguồn lực cho người trồng đầu tư mở rộng sản xuất. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có tiềm lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhằm phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng chính sách kết nối cung cầu bền vững giúp người trồng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định…

Hoà An phát triển rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của địa phương để sản xuất rau màu an toàn, chất lượng, với mục tiêu trở thành một trong những vùng sản xuất rau an toàn trọng điểm của Cao Bằng là bước đi thiết thực, bền vững trong phát triển kinh tế của huyện và bảo vệ môi trường. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức, người dân, phát triển rau màu an toàn ở huyện Hoà An đã mang lại thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh” mà Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Bài liên quan

Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Hiện Bắc Ninh có 68 cơ sở sản xuất rau hoa trong nhà màng, nhà lưới với tổng diện tích 34,109 ha; có 34 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 132 ha.
Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Từ nông dân nghèo sinh sống ở một xã đặc biệt khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của huyện biên giới tỉnh Cao Bằng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp 118 Bảo Lạc (HTX) Nông Văn Hoàn, dân tộc Nùng trở thành tấm gương cho nhiều nông dân vùng cao về sự kiên trì, sáng tạo và tinh thần vượt khó để thay đổi cuộc sống chính mình từ nghề trồng dâu, nuôi tằm, không những chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp đỡ hàng chục hộ nông dân trong cộng đồng vượt qua khó khăn, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó.
Cây gai xanh - tiềm năng phát triển ở vùng cao

Cây gai xanh - tiềm năng phát triển ở vùng cao

Tại một số xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng, nơi cái nghèo từng bám rễ như cỏ dại, thì giờ đây những vạt đồi đã dược phủ một màu xanh của cây gai xanh. Chỉ chưa đầy 3 năm, cây gai xanh, một loại cây công nghiệp tưởng chừng xa lạ đã được người dân các xã: Lê Lợi, huyện Thạch An, Tiên Thành, huyện Quảng Hòa và một số xã của huyện Hà Quảng trồng tạo thu nhập ổn định, thay đổi đời sống người dân.
Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Khởi động Dự án "Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện" vào năm 2027

Ngày 17/5, Đoàn công tác thiết kế Dự án “Giải pháp thích ứng tự nhiên cho phát triển nông thôn toàn diện” (NBSP) làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tỉnh Cao Bằng nhằm báo cáo kết quả khảo sát thực địa, thảo luận các nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Dự buổi làm việc, về phía Dự án có ông Karan Sehgal, Trưởng nhóm chuyên gia triển khai dự án cùng các thành viên.
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp chung tay bảo vệ rừng và môi trường

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp chung tay bảo vệ rừng và môi trường

Ngày 16/5, tại Trường THCS Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Chi hội Nhà báo Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp chung tay bảo vệ rừng và môi trường tài nguyên lần thứ 11”.
Cao Bằng: Tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cao Bằng: Tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 16 – 19/5/2025, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình “Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín đối với chính trị, xã hội, tình cảm rất quan trọng, trong sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đây không chỉ là một yếu tố đạo đức kinh doanh mà còn là nền tảng sống còn cho sự phát triển bền vững của cả chuỗi giá trị. Nó kiến tạo niềm tin vững chắc giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng, một yếu tố then chốt đối với một thị trường mà sự minh bạch và chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh, ngọn núi hùng vĩ được mệnh danh là "nóc nhà Đông Bắc", không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn ẩn chứa tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng cho tỉnh Hà Giang. Trong những năm gần đây, một hướng đi mới đầy hứa hẹn đang được nhiều người dân và doanh nghiệp địa phương quan tâm, đó chính là nuôi cá tầm. Với nguồn nước lạnh, sạch từ các khe suối trên núi cao, khu vực này được đánh giá là có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá giá trị kinh tế cao này.
Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Giữa bạt ngàn núi non trùng điệp của vùng cao Xín Mần, miền tây Hà Giang, nơi khí hậu khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi tưởng chừng chỉ phù hợp với những loài cây mạnh mẽ, lại ẩn chứa một báu vật nông sản độc đáo: gạo Già Dui. Không chỉ là một loại lương thực nuôi sống bao thế hệ người dân tộc thiểu số, gạo Già Dui còn mang trong mình tinh túy của đất trời, hồn cốt văn hóa và những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của vùng đất biên cương này.
Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc, một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, một Di sản Địa chất toàn cầu UNESCO. Thoạt nhìn, địa hình núi đá cằn cỗi có vẻ không mấy thuận lợi cho nông nghiệp, nhưng chính điều này lại mở ra những cơ hội độc đáo cho phát triển chăn nuôi bò hữu cơ.
Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Ngày 6/5, UBND huyện Đam Rông ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đam Rông”cho Hợp tác xã Nông nghiệp Công Nghệ Cao Sầu Riêng Đam Rông, tại địa chỉ Thôn Liêng Trang 2, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Đắk Lắk, vùng đất bazan màu mỡ, trù phú, phù hợp với nhiều loại nông sản mang hương vị đặc biệt không nơi nào có được phản ánh đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng nơi này.
Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 25 km, có một vườn nho đặc biệt đang mang lại trái ngọt cho gia đình ông Ma Văn Lê, người uy tín của xóm Đông Sơn. Trong khi nhiều người vẫn hoài nghi việc trồng nho ở vùng núi cao, thì ông Lê bằng đam mê, sự kiên trì và quyết tâm đã chứng minh sự thành công của mình, góp phần lan tỏa tư duy nông nghiệp mới, hiện đại ở vùng cao Cao Bằng.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch VOAA và ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch VOAA trao Quyết định kết nạp hội viên Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho các ông Vũ Văn Quân, Trần Văn Đông chủ trang trại nuôi cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Trong những năm gần đây, làn sóng tiêu dùng xanh, bền vững và quan tâm đến sức khỏe đã lan rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia sở hữu lợi thế về nông sản tự nhiên và sản xuất hữu cơ. Việt Nam một quốc gia với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và bề dày truyền thống canh tác đang từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với những đặc sản hữu cơ mang đậm bản sắc vùng miền.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính