Chủ nhật 11/05/2025 00:34Chủ nhật 11/05/2025 00:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã đạt được những kết quả quan trọng. Chương trình được ví như “chìa khoá” cho các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu nông thôn của huyện tiếp cận, mở rộng thị trường tiềm năng. Là cơ hội để các sản phẩm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị thương hiệu, thay đổi tư duy sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho người dân nâng cao đời sống, góp phần khơi dậy tiềm năng nông sản địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn của huyện phát triển.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Công ty TNHH HATODO, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, chủ thể của 5 sản phẩm OCOP 3 sao, chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, với hệ thống chiết xuất đa năng, sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn GACP-WHO. Ảnh Quốc Sơn.

Xây dựng sản phẩm OCOP từ những lợi thế

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc Hoàng Văn Cương, huyện Bảo Lạc có khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước cũng như nền văn hoá đa dạng, phong phú cùng nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, gắn với nhiều sản vật đặc trưng quý hiếm. Đây là lợi thế để huyện triển khai hiệu quả Chương trình OCOP. Qua khảo sát, Bảo Lạc có 45 sản phẩm đặc trưng địa phương có tiềm năng xây dựng phát triển sản phẩm OCOP. Với lợi thế sẵn có này, trên cơ sở thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, triển khai Chương trình OCOP, huyện Bảo Lạc xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể cho các ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức thực. Chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện tiến hành quy hoạch hình thành vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tổ chức, sắp xếp thực hiện sản xuất phù hợp với quy mô, khối lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm để khai thác bền vững, phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tập trung vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực có tiềm năng phát triển kinh tế.

“Trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP, huyện chú trọng sử dụng tối ưu nguồn lực đầu tư, hiệu quả nguồn lao động địa phương, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị, đáp ứng các tiêu chí xây dựng sản phẩm OCOP”. Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc Hoàng Văn Cương cho biết.

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Công ty TNHH HATODO, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc đưa các sản phẩm tham gia hội chợ thương mại nông sản. Ảnh Quốc Sơn.

Huyện phối hợp với các ngành chức năng tỉnh tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý chương trình các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia chương trình về nội dung, lợi ích, ý nghĩa chương trình, phương thức tổ chức quản lý, kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển thị trường. Trên cơ sở đăng ký sản phẩm OCOP, các chủ thể được huyện hỗ trợ: Xây dựng “Câu chuyện sản phẩm” gắn liền với văn hoá truyền thống địa phương, xây dựng hồ sơ, tiến hành thẩm định, đánh giá, chấm điểm sản phẩm theo Bộ tiêu chí chương trình quy định.

Đến nay, huyện Bảo Lạc có 15 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao, với 7 chủ thể, gồm: 1 chủ thể công ty TNHH, 2 chủ thể hợp tác xã, 4 chủ thể hộ sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều là các sản phẩm đặc trưng có lợi thế phát triển của địa phương, có lợi cho sức khoẻ và tiêu dùng, được sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, gồm: Trà cao chiết hà thủ ô đỏ, Trà cao chiết khoai sâm Hoàng Sin Cô, Trà túi lọc chàm tía, Trà cao chiết nam thần lực, Gạo nếp hương Bảo Lạc của Công ty TNHH HATODO; Trà cao xỏm đeng Phương Anh, Trà cao khổ qua rừng Phương Anh, Trà xỏm đeng Phương Anh, Thạch xỏm đeng Phương Anh, Tinh dầu nguyên chất phjắc chặc của Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ – Nông nghiệp Phương Anh; Chả ốc ống nứa Minh Tuân của Hợp tác xã Nông nghiệp bền vững; Măng khô mạy thốc Bảo Lạc của hộ kinh doanh Nông Thị Yến; Bắp cải Văn Hiệp của hộ kinh doanh Đàm Thị Nguyễn; Bộ ấm chén trúc Quang Hợp của hộ kinh doanh Tô Văn Hợp; Sắc màu dân tộc Việt của hộ kinh doanh Phón Thị Chẳm.

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Sản phẩm Trà xỏm đeng (Chàm tía) đạt OCOP 3 sao của Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ - Nông nghiệp Phương Anh, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Ảnh Quốc Sơn.

Chú trọng gia tăng giá trị sản phẩm OCOP

Bảo Lạc xác định thực hiện chương trình, phát triển sản phẩm OCOP phải đảm bảo thực chất, bền vững và đáp ứng yêu càu thị trường, do đó quá trình triển khai, huyện thường xuyên giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, tư vấn các chủ thể phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ nâng cấp sản phẩm đã có. Các chủ thể sản phẩm OCOP đã đầu tư thiết bị máy móc, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động sáng tạo hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng nhãn mác, bảo hộ thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì thông tin đầy đủ chi tiết sản phẩm. Được huyện hỗ trợ, các chủ thể OCOP tích cực tham gia các hội chợ thương mại giới thiệu, quảng bá sản phẩm, các hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử…, giúp cho sản phẩm OCOP tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trường mới, phát triển thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm.

Công ty TNHH HATODO, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, chủ thể của 5 sản phẩm OCOP 3 sao: Trà cao chiết hà thủ ô đỏ, Trà cao chiết khoai sâm Hoàng Sin Cô, Trà túi lọc chàm tía, Trà cao chiết nam thần lực, Gạo nếp hương Bảo Lạc. Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến cho biết, Công ty đầu tư hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, với hệ thống chiết xuất đa năng và cô đặc tuần hoàn chân không, nên sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GACP-WHO (các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả dược liệu) và được Chứng nhận tiêu chuẩn HACCP (phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5603-2023) tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty thực hiện liên kết chuỗi giá trị thu mua lúa nếp hương huyện Bảo Lạc để sản xuất sản phẩm gạo đóng túi. Sản phẩm “Nếp hương Bảo Lạc” của Công ty được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sở hữu công nghiệp.

“Để đưa các sản phẩm ra thị trường, Công ty đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Chú trọng nâng tầm giá trị sản phẩm và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thiết kế, in ấn logo, bao bì đóng gói, gắn nhãn mác. Xây dựng, lập hồ sơ, công bố tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký mã số, mã vạch, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các sản phẩm… Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của Công ty đã mở rông được thị trường tiêu thụ, được đông đảo khách hàng trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành tin dùng”. Giám đốc Công ty Ninh Văn Tuyến cho biết thêm.

Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ - Nông nghiệp Phương Anh, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc cũng là chủ thể của 5 sản phẩm OCOP 3 sao: Trà cao xỏm đeng Phương Anh, Trà cao khổ qua rừng Phương Anh, Trà xỏm đeng Phương Anh, Thạch xỏm đeng Phương Anh, Tinh dầu nguyên chất phjắc chặc. Hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, tập trung đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc tiên tiến, thực hiện nghiêm ngặt khâu chọn lựa nguyên liệu và tuân thủ quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm chất lượng ổn định, an toàn.

“Các sản phẩm của Hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP 3 sao, được huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bao bì hấp dẫn và được tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại nông sản trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện để Hợp tác xã có cơ hội quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm, mở rộng thị trường, nhiều khách hàng đã biết đến sản phẩm của Hợp tác xã hơn. Tham gia Chương trình OCOP, Hợp tác xã đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, chỉ riêng sản phẩm trà xỏm đeng, trước đây mỗi năm chỉ bán 3.000 hộp, doanh thu khoảng 120 triệu đồng, giờ bán được hơn 5.000 hộp/năm, doanh thu hơn 200 triệu đồng”. Giám đốc Hợp tác xã Đàm Ngọc Thọ cho biết.

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Vườn rau cải bắp hơn 1 ha của bà Đàm Thị Nguyễn, xóm Nà Đoỏng, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi sản phẩm bắp cải được công nhận OCOP 3 sao, cho doanh thu tăng từ 50 triệu đồng lên hơn 60 triệu đồng/vụ. Ảnh Quốc Sơn.

Bà Đàm Thị Nguyễn chủ thể sản phẩm OCOP 3 sao Bắp cải Văn Hiệp, xóm Nà Đoỏng, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc cho hay, gia đình tôi mỗi vụ trồng hơn 6.000 cây bắp cải giống địa phương trên diện tích hơn 1 ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi hơn, cho doanh thu tăng từ 50 triệu đồng lên hơn 60 triệu đồng/vụ. Tôi có kế hoạch sẽ hỗ trợ giống cây bắp cải không thu tiền cho 42 đảng viên trong chi bộ xóm, mỗi đảng viên 200 cây giống để phát triển mở rộng quy mô vùng sản xuất rau an toàn trong xóm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp rau sạch ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc Hoàng Văn Cương nhận định, những năm qua huyện Bảo Lạc triển khai Chương trình OCOP đã thu được kết quả tích cực. Chương trình đã thay đổi căn bản tư duy sản xuất từ quy mô sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Kết quả Chương trình OCOP không chỉ khơi dậy tiềm năng nông sản địa phương, mà còn khai thác hiệu quả nguồn lao động nông thôn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống địa phương, sự sáng tạo các chủ thể đã tạo ra giá trị các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiêu biểu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế nông thôn của huyện phát triển bền vững.

Bài liên quan

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn về nhà ở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới của tỉnh. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, từ năm 2021 đến nay, Cao Bằng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, gần 12 nghìn nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá bỏ, thay thế bằng các căn nhà xây kiên cố, giúp tiếp sức cho người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung, huyện Hoà An (Cao Bằng) đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ dân.
Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Ngày 6/5/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, bắt giữ một vụ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, thu giữ hơn 1 tấn xúc xích nhãn mác Trung Quốc.
Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%, tỉnh Cao Bằng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội tháng 4/2025 đạt một số kết quả.
Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Tỉnh Cao Bằng từ đầu năm đến nay thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, với tổng vốn đăng ký 128 tỷ đồng, nâng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 2.153 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 25.579 tỷ đồng và 450 hợp tác xã, với 3.835 xã viên, vốn điều lệ 1.047 tỷ đồng. Hiện có 1.336 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 17.454 tỷ đồng và 294 hợp tác xã đang hoạt động.
Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 - 4/5/2025), tỉnh Cao Bằng ước đón trên 93.000 lượt khách du lịch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có khoảng 4.200 lượt khách quốc tế; 88.800 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 178,4 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ 2024, công suất sử dụng phòng lưu trú đạt 68,5%.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch VOAA và ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch VOAA trao Quyết định kết nạp hội viên Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho các ông Vũ Văn Quân, Trần Văn Đông chủ trang trại nuôi cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Trong những năm gần đây, làn sóng tiêu dùng xanh, bền vững và quan tâm đến sức khỏe đã lan rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia sở hữu lợi thế về nông sản tự nhiên và sản xuất hữu cơ. Việt Nam một quốc gia với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và bề dày truyền thống canh tác đang từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với những đặc sản hữu cơ mang đậm bản sắc vùng miền.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của miền Bắc, từ lâu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Không chỉ là một loại quả tráng miệng quen thuộc, cam Canh còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, một đặc sản nức tiếng của vùng đất Phú Thọ, từ lâu đã khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, bưởi Đoan Hùng còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn.
Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù, một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại ẩn chứa cả một câu chuyện về hương vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Đây không chỉ là một loại lương thực đơn thuần, mà còn là một đặc sản, một niềm tự hào của người dân nơi đây, mang trong mình những giá trị văn hóa và kinh tế sâu sắc.
Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đã trở thành một trong những hướng đi bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh giai đoạn 2020 – 2025”, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

UBND thành phố Bảo Lộc( Lâm Đồng) cho biết, trong thời gian qua, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Nghề trồng măng, một nghề truyền thống lâu đời, đã trở thành nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ nông dân tại thôn Nam Thành, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Thái Bình, một tỉnh đồng bằng ven biển, nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát. Trong những năm gần đây, người nông dân Thái Bình đã và đang triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua, một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Bắc Giang: Trà hoa vàng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Bắc Giang: Trà hoa vàng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định hỗ trợ 60 triệu đồng cho sản phẩm OCOP Trà hoa vàng được công nhận 4 sao năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính