Thứ năm 03/04/2025 15:38Thứ năm 03/04/2025 15:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nuôi gà thả vườn, hướng đi bền vững cho các hộ nông dân thoát nghèo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn chuyển đổi chăn nuôi gà từ nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi tập trung nhằm phát triển kinh tế gia đình, mang lại thu nhập ổn định...từ đó tạo tiền đề thoát nghèo cho bà con nơi đây.
Nuôi gà thả vườn, hướng đi bền vững cho các hộ nông dân thoát nghèo
  1. Chị Nguyễn Thị Bích đang cho đàn gà thả vườn ăn.

Thoát nghèo từ nuôi gà

Tận dụng diện tích đất vườn rộng, vợ chồng anh Phan Viết Công (SN 1970), chị Nguyễn Thị Bích (SN 1973) ở thôn Thanh Sơn, xã Thái Thủy mạnh dạn vay vốn ngân hàng CSXH huyện Lệ Thủy để đầu tư vào chăn nuôi gà thả vườn. Mô hình chăn nuôi gà của gia đình bước đầu còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Nhưng bằng ý chị và nghị lực, cả hai vợ chồng đã học hỏi thêm khoa học kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi gà do Hội liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ, từ đó đàn gà được chăm sóc đúng cách, điều trị bệnh đầy đủ và phát triển thuận lợi.

Nhớ lại những ngày đầu chuyển hướng chăn nuôi, chị Nguyễn Thị Bích cho biết “ở vùng đất gò đồi này, ngoài việc trồng keo tràm và thì người dân chỉ biết đi lao động làm thuê qua ngày. Từ đó mà cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám mãi. Hai vợ chồng bàn bạc cách để thoát nghèo và nuôi 3 đứa con được ăn học đầy đủ. Đang bế tắc thì năm 2016 tôi được tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng CSXH do Hội LHPN xã quản lý. Gia đình tôi đã mạnh dạn vay 50 triệu, để chăn nuôi gà, tận dụng đất vườn rộng của gia đình”.

Với chị Bích, nuôi gà không chỉ mở ra cho chị cơ hội tăng thu nhập, mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho chị và các thành viên trong gia đình. “Lúc đầu gia đình tôi chỉ mua số lượng gà mấy trăm con về nuôi, vì sợ chết nhiều và nuôi lớn bán không được. Gia đình tôi chọn giống gà ri lai, đây là loại gà chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, nuôi con khéo và thịt có vị thơm, giai, ngon. Nhưng thấy việc chăn nuôi gà thuận lợi, nên gia đình tôi đã mở rộng đàn và mở rộng chuồng trại.

Quá trình chăn nuôi gà, chúng tôi luôn chú trọng chọn nơi thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng cách phun thuốc sát trùng. Tiêm phòng thường xuyên từ lúc gà được 3 ngày tuổi và phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y, vệ sinh phun thuốc sát trùng cho chuồng theo định kỳ mỗi tuần một lần” chị Bích chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà của gia đình.

Để mở rộng đầu tư chuồng trại đàn gà, năm 2023 chị Nguyễn Thị Bích vay thêm 50 triệu nguồn vốn NHCSXH vốn giải quyết việc làm. Đến nay, trang trại gà của gia đình chị đã nâng quy mô lên 3 dãy chuồng, thả nuôi hơn 6.000 con/lứa. Mỗi năm gia đình chị nuôi được 3 lứa, xuất bán gà thịt từ 16.000 đến 18.000 con gà thịt.

Để nuôi gà đạt hiệu quả, gia đình anh chị phân thành từng khu để thả nuôi cuốn chiếu nhiều lứa gà với độ tuổi khác nhau, bố trí riêng phần sân chơi nền cát ngoài trời để gà “tắm nắng”, “chạy bộ”, các khu chuồng được chắn bằng lưới thép B40 để làm rào chắn chắc chắn, tạo độ thông thoáng, hệ thống nước uống được lắp đặt tự động. Xung quanh bãi cát gia đình anh chị trồng cây làm bóng râm che mát cho gà.

Nuôi gà thả vườn, hướng đi bền vững cho các hộ nông dân thoát nghèo
  1. Chị Nguyễn Thị Bích đang cho đàn gà thả vườn ăn.

Thương hiệu gà đồi Thái Thủy

Từ mô hình nuôi gà hiệu quả của gia đình chị Bích đã thu hút thêm chị em phụ nữ trong xã tham gia chăn nuôi gà thả vườn. Năm 2020, chị Bích đã cùng chị em phụ nữ chăn nuôi gà thành lập HTX gà đồi Thái Thủy với 8 thành viên tham gia, do chị Nguyễn Thị Bích làm giám đốc.

Chị Bích chia sẻ “Các thành viên trong HTX gà đồi Thái Thủy đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, mong ước thay đổi cách làm kinh tế để thoát nghèo. Tuy HTX gà đồi Thái Thủy mới thành lập, nhưng nhờ chịu khó vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, thực hiện tốt các khâu chăm sóc, nâng cao chất lượng, được thị trường đón nhận nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Đó cũng chính là động lực để các thành viên tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại và tăng số lượng đàn gà.

Theo chị Bích, HTX gà đồi Thái Thủy góp phần giúp các thành viên hỗ trợ nhau về kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao ý thức chăn nuôi, hạn chế tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích. Từ đó, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn, có liên kết sản xuất và gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu cho các hộ gia đình.

Ngoài mở rộng chăn nuôi, HTX gà đồi Thái Thủy đã xây dựng lò mổ, mua sắm các thiết bị như máy vặt lông, đun nước sôi, hút chân không, tủ bảo quản… làm gà thành phẩm bán ra thị trường nhằm tạo việc làm cho người lao động cũng như nâng cao giá trị sản phẩm. Thời gian tới, HTX sẽ mở rộng quy mô, kết nạp thêm các thành viên để nâng tổng số đàn gà lên đến 20.000 con/lứa theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn quốc.

Bên cạnh là một giám đốc HTX năng động, chị Bích còn là hội viên Hội LHPN xã, là tấm gương sáng, luôn đi đầu trong các phong trào và được chị em bầu giữ chức vụ chi hội Trưởng chi hội phụ nữ thôn Thanh Sơn. Nhờ đó, qua các buổi sinh hoạt Hội LHPN, chị luôn cởi mở chia sẽ cách làm ăn kinh tế của gia đình mình cho chị em trong Hội học hỏi.

Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy cho rằng, mô hình kinh tế trang trại tại địa phương ngày càng có bước phát triển về số lượng, quy mô và giá trị sản phẩm hàng hóa. Qua đó, để kinh tế trang trại tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, bên cạnh chính sách hỗ trợ con giống, khoa học kỹ thuật, mở các lớp tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ các trang trại vấn đề xử lý môi trường trong khu vực chăn nuôi, như: Lắp đặt biogas, đệm lót sinh học, các chế phẩm sinh học xử lý chuồng trại chăn nuôi... thì việc NHCSXH hỗ trợ nguồn vốn vay cho các gia đình là rất quan trọng để đầu tư sản xuất, kinh doanh được phù hợp và kịp thời.

Bài liên quan

Hàng chục triệu con giống thủy sản được thả về tự nhiên

Hàng chục triệu con giống thủy sản được thả về tự nhiên

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2025), các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Nam Định, Quảng Bình, Phú Yên,… tổ chức thả con giống về tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Quảng Bình: TX. Ba Đồn thả hơn 600.000 tôm, cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Quảng Bình: TX. Ba Đồn thả hơn 600.000 tôm, cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hơn 600.000 con tôm sú giống và 5.600 con cá chẽm đã được UBND TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình thả xuống sông Gianh nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
365 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi ở Quảng Bình

365 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi ở Quảng Bình

Trong giai đoạn năm 2025-2030, Quảng Bình sẽ chi kinh phí là 365 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đến Quảng Bình

Chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đến Quảng Bình

Cảng hàng không Đồng Hới, thành phố Đồng Hới Quảng Bình vừa tổ chức đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đến Quảng Bình, cùng với với 38 hành khách...
Ngân hàng BIDV, MSB ủng hộ tỉnh Quảng Bình 40 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngân hàng BIDV, MSB ủng hộ tỉnh Quảng Bình 40 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, BIDV đã ủng hộ tỉnh Quảng Bình 30 tỷ đồng và MSB ủng hộ 10 tỷ đồng.
Quảng Bình: Huyện Tuyên Hóa hỗ trợ vốn vay cho bà con nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Quảng Bình: Huyện Tuyên Hóa hỗ trợ vốn vay cho bà con nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua đã huy động các nguồn nguồn vốn, đồng thời phối hợp với các ngân hàng để từ đó tạo điều kiện cho bà con nông dân trong huyện được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng, canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Không chỉ mang lại sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, phương pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Cây chè Đoỏng Pán, một giống chè quý hiếm đã tồn tại hơn 60 năm tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, mang đậm đặc trưng văn hóa và lịch sử của người dân nơi đây. Cây chè Đoỏng Pán đã trở thành cây trồng chủ lực, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Độc Lập, nhưng việc sản xuất chè tại đây vẫn gặp nhiều vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây là những thách thức lớn ảnh hưởng đến phát triển bền vững của vùng chè Đoỏng Pán.
Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững

Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, để phát triển chăn nuôi bền vững cần tập trung vào 6 trụ cột. Đó là: giống vật nuôi chất lượng; thức ăn chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.
Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Mới đây hơn 34.000 hội viên nông dân tỉnh Thái Bình được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, ngoài ra hơn 1.800 lít hóa chất phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng được huyện Thái Thuỵ cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Bình Định: Độc đáo những sản phẩm đan đát thủ công tại Làng nghề Phú Hiệp

Bình Định: Độc đáo những sản phẩm đan đát thủ công tại Làng nghề Phú Hiệp

Những sản phẩm đan đát tại làng nghề Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định mang bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo thể hiện đời sống văn hóa truyền thống, sinh hoạt của cộng đồng người dân địa phương.
Thưởng ngoạn những vườn rau ôn đới, dâu tây trên cổng trời Vĩnh Sơn

Thưởng ngoạn những vườn rau ôn đới, dâu tây trên cổng trời Vĩnh Sơn

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) là nơi sinh sống của người Ba Na Kriêm, nằm ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển. Đến với đỉnh Vĩnh Sơn, du khách thập phương sẽ được trải nghiệm, đắm mình trong màu xanh mướt mát của những vườn rau ôn đới, dâu tây do người Ba Na Kriêm trồng chăm sóc.
Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Trong bối cảnh tỷ lệ ung thư gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi, lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thông thường trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao

Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao

Tân Lạc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, tập trung hỗ trợ sinh kế, giáo dục, y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,36% (2022) xuống 6,53% (2024), đời sống người dân vùng cao khởi sắc.
Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đồng hành cùng hội viên thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi", gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành chỉ đạo quan trọng, yêu cầu các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương huy động nguồn lực, nhân rộng quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, các tỉnh Nghệ An và Bến Tre đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, để bảo vệ sản xuất và kinh tế địa phương.
Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trên khắp tỉnh Sơn La, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính