Thứ năm 03/07/2025 14:32Thứ năm 03/07/2025 14:32 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Người nông dân bền bỉ vượt khó, lặng lẽ viết nên câu chuyện làm giàu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại vùng quê thuần nông ven dòng sông Bằng thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng, chị Trần Thị Chung, một đảng viên, một nông dân xuất sắc đã tạo việc làm cho hàng chục lao động tại chỗ, có thu nhập ổn định; giúp đỡ nhiều hộ nông dân hoàn cảnh khó khăn trong xã cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Với ý chí bền bỉ vượt khó, không cam chịu phận nghèo, qua hàng chục năm kiên cường theo đuổi khát vọng làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, chị Chung đã lặng lẽ viết nên câu chuyện làm giàu từ chính đôi tay và sự năng động, sáng tạo của mình. Giờ chị Chung đã sở hữu một mô hình trồng trọt, chăn nuôi tuần hoàn khép kín, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ mà nhiều người mơ ước, thu nhập tiền tỷ mỗi năm và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2024, chị Chung được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp Trung ương, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Người nông dân bền bỉ vượt khó, lặng lẽ viết nên câu chuyện làm giàu

Hơn 3.000 m2 đất trồng thâm canh rải vụ rau màu các loại của gia đình chị Trần Thị Chung, xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, cho thu hoạch hơn 23 tấn rau màu mỗi năm. Ảnh Quốc Sơn.

Bền bỉ vượt khó thắng phận nghèo

Tôi gặp chị Trần Thị Chung, một nông dân có dáng người nhỏ thó, da rám nắng, gương mặt phúc hậu, dáng vẻ lam lũ nhưng hoạt bát, với cách nói chuyện cởi mở, chân tình, chất phác, gây ấn tượng cho người được tiếp xúc cảm giác thân thiện, dễ mến.

Khi chúng tôi đến, chị Chung vẫn thoăn thoắt với công việc, giúp chồng bê những bao ngô đổ vào máy sát để kịp đem ủ chín men vi sinh làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà; rồi quay ra vườn thu nhặt trứng gà, song lại chuyển sang hái dưa chuột để kịp gửi cho khách các huyện theo các đơn hàng đã đặt. Chị Chung nói với tôi, công việc nhà nông bận lắm, bận như không thể có thời gian nghỉ. Nhìn vợ chồng chị luôn chân, luôn tay với công việc, tôi hiểu vì sao người nông dân này lại gây dựng được một cơ ngơi quy mô, cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm như vậy.

Vừa thu hái dưa chuột, chị Chung vừa bồi hồi kể cho tôi nghe câu chuyện khởi nghiệp của mình, để có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng chị đã phải bươn chải vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn trong những ngày đầu khởi nghiệp.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông quanh năm vất vả với đồng ruộng, cuộc sống gia đình chị nghèo lắm. Đến năm 1982, chị lấy chồng, chồng chị là anh cả trong gia đình có 7 anh em, mà gia đình chồng cũng thuộc hộ khó khăn nhất nhì trong xã. Năm 1984, được bố mẹ chồng đồng ý cho vợ chồng chị ra ở riêng với vốn liếng ban đầu chỉ hơn trăm m2 đất mà bố mẹ chồng cho lấy vốn làm ăn. Cuộc sống lại càng chật vật khi 2 người con lần lượt ra đời, cái ăn, cái mặc, gánh nặng cuộc sống gia đình cứ đè lên đôi vai gày của hai vợ chồng. “Không lẽ bằng lòng với cuộc sống nghèo khổ mãi thế này sao? Tương lai con cái sẽ thế nào? Và phải làm gì với hơn trăm m2 đất để thoát nghèo?”. Những câu hỏi bao ngày đêm làm chị trăn trở suy tính để có câu trả lời.

“Ngày đó còn bao cấp, tư duy của nông dân mình vẫn quanh quẩn chỉ là “hạt thóc, bắp ngô”, cứ trong nhà còn ngô, còn thóc là yên tâm, mặc dù cuộc sống thì hết sức bấp bênh. Chị nghĩ, phải đổi mới tư duy làm ăn trên cơ sở tận dụng tối ưu hiệu quả diện tích đất của gia đình để trồng cây gì, nuôi con gì đó cho giá trị kinh tế cao, chứ chỉ trông chờ vào cây lúa, cây ngô trồng trên diện tích đất của gia đình thì chẳng bao giờ cái đói, cái nghèo buông tha mình”. Chị Chung cho hay.

Nghĩ là làm, được chồng thuận tình ủng hộ, chị vạch kế hoạch, mở hướng làm kinh tế gia đình. Bằng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, kiên trì theo đuổi khát vọng làm giàu chân chính, cùng với diện tích đất sẵn có, vợ chồng chị trồng thâm canh, rải vụ các loại rau màu và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt thương phẩm. Mới đầu vợ chồng chị nuôi 20 con lợn/lứa và chăn thả hơn 200 con gà, vịt thương phẩm, vụ thu hoạch đầu cho thu nhập khả quan. Nhận thấy trồng rau màu kết hợp chăn nuôi hiệu quả, năm 2000, vợ chồng chị Chung mạnh dạn thuê, mượn thêm đất của anh em họ hàng để mở rộng diện tích trồng rau màu và chăn nuôi, tăng đàn lợn lên hơn 40 con/lứa và hơn nuôi 20 con lợn nái, đã cho xuất chuồng hàng năm gần 10 tấn lợn hơi. Kết quả bước đầu thu được, vợ chồng chị Chung vui lắm, thế là cơ hội thoát nghèo của gia đình đã được định hình.

“Những ngày đầu khởi nghiệp, cả ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên ruộng vườn, chuồng trại, nếm trải những thất bại, rủi ro tưởng như có lúc phải bỏ cuộc. Song hai vợ chồng cứ động viên nhau phải kiên trì, cố gắng vượt qua, với niềm tin sẽ “gặt được trái ngọt”, vì “đất lành chẳng phụ công người”. Sau vài năm vợ chồng dồn toàn tâm, toàn lực chăm sóc 3.000 m2 đất trồng rau thâm canh, rải vụ và mỗi lứa nuôi mấy chục con lợn, hàng trăm con gà, vịt thương phẩm, đẻ trứng, mỗi năm đã cho vợ chồng chị thành quả ngoài mong đợi. Thu nhập từ trồng rau, nuôi lợn, gà, vịt những năm đó không chỉ cho chị đổi thóc với hợp tác xã đủ ăn cho gia đình, mà vợ chồng chị còn xây dựng được nhà 2 tầng kiên cố, mua được cả xe máy Dreem trị giá hơn chục cây vàng, một tài sản giá trị mà bao người ước mơ”. Chị Chung bồi hồi nhớ lại.

Người nông dân bền bỉ vượt khó, lặng lẽ viết nên câu chuyện làm giàu

Hơn 200 con gà thương phẩm và 400 con gà đẻ trứng thả vườn của gia đình chị Chung, xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An cho thu nhập đáng kể. Chỉ tính riêng trứng gà, mỗi ngày cho gia đình chị thu 1 triệu đồng. Ảnh Quốc Sơn.

Trở thành triệu phú từ trồng trọt, chăn nuôi

Thế rồi, cái nghề trồng rau màu, chăn nuôi lợn, gà, vịt đã gắn vào vợ chồng chị Chung như một duyên may đến tận giờ. Chị được nhiều người dân trong xã gọi bằng cái tên trìu mến “Bà Chung nông dân không lúa”.

Nói chuyện với chị Chung, tôi cảm nhận được sau nụ cười hiền hậu trên gương mặt rám nắng hằn vết thời gian của chị là cả một ý chí làm giàu, một năng lực lao động say mê, không biết mệt mỏi. Theo chị Chung, để mở rộng mô hình phát triển kinh tế có quy mô lớn hơn, vợ chồng chị đã dồn tiền tích góp được, mua dần tích tụ thêm đất canh tác, đến nay, vợ chồng chị đã có gần 15.000 m2 đất canh tác, đồng thời tổ chức lại sản xuất, đầu tư mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp tuần hoàn khép kín theo tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ, để nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên diện tích đất canh tác của gia đình, chị duy trì 8.000 m2 đất trồng luân canh, rải vụ các loại rau màu, như: Dưa lê, dưa chuột, mướp đắng, cà chua, bí, su hào, bắp cải…, theo thời vụ, cho sản lượng đạt hơn 23 tấn rau màu/năm và 3.000 m2 đất để trồng ổi trái vụ cho thu hoạch quanh năm, thu hơn 2,5 tấn quả/năm; trên diện tích vườn ổi, chị Chung duy trì nuôi thả hơn 200 con gà thương phẩm và 400 con gà đẻ trứng, riêng trứng gà cho gia đình chị mỗi ngày thu gần 300 quả, bán thu được 1 triệu đồng/ngày. Còn hơn 6.00 m2 đất, chị xây 22 ô chuồng nuôi lợn, một năm gia đình chị nuôi 4 – 5 lứa lợn, mỗi lứa hơn 100 con, trung bình mỗi năm xuất chuồng hơn 80 tấn lợn hơi.

Với mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp tuần hoàn khép kín, rau màu được chăm bón hoàn toàn bằng phân chuồng, phế thải từ chăn nuôi ủ hoai và phân ủ vi sinh. Thức ăn chính chăn nuôi lợn, gà, vịt được chế biến từ bột ngô, cám, đỗ tương ủ chín bằng men vi sinh, cùng với phế thải từ rau màu được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi phụ thêm. Từ mô hình này đã cho gia đình chị Chung nguồn lợi kép, tiết giảm chi phí sản xuất đáng kể, năng suất, chất lượng sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao, an toàn và môi trường luôn đảm bảo.

Người nông dân bền bỉ vượt khó, lặng lẽ viết nên câu chuyện làm giàu

Chăn nuôi lợn, mỗi năm gia đình chị Chung, xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An xuất chuồng hơn 80 tấn lợn hơi. Ảnh Quốc Sơn.

“Để mô hình sản xuất hiệu quả, tôi chủ động áp dụng kiến thức được tập huấn do chính quyền và HND các cấp của tỉnh, huyện tổ chức và tự học hỏi qua sách báo, từ các chuyên gia về sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học, cách phòng trừ bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ vào mô hình sản xuất của gia đình, nên cây rau màu, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm vượt trội. Tổng doanh thu từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi của gia đình đạt hơn 1 tỷ 500 triệu đồng/năm; mỗi năm tạo việc làm cho 10 lao động tại chỗ, thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng”. Bà Chung chia sẻ.

Điều đáng trân trọng, khi đã thành công, vợ chồng chị Chung không quên những ngày tháng cơ hàn, nghèo khó của mình. Với tấm lòng cảm thông, thấu hiểu, vợ chồng chị đã chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, để họ có thêm điều kiện đầu tư vào sản xuất, tạo thu nhập ổn định, có cơ hội thoát nghèo.

“Nhờ có những thành quả đạt được, hàng năm, gia đình tôi mới có điều kiện để giúp đỡ cho 30 lượt hộ khó khăn trong xóm để họ có thêm nguồn lực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Mình là đảng viên, lại có điều kiện hơn nên làm gì giúp được họ trong khả năng của mình, tôi cố gắng làm”. Chị Chung vui vẻ nói.

Theo ông Lương Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, chị Trần Thị Chung là một đảng viên, một nông dân xuất sắc, làm kinh tế giỏi, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của xã, xóm, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể. Mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi kết hợp tuần hoàn khép kín của gia đình chị Chung đem lại giá trị kinh tế cao, được nhiều hộ nông dân trong xã học tập. Nhiều năm liền, chị Chung đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, năm 2024 được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp Trung ương và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Giữa một vùng quê nông thôn thanh bình, nhưng còn không ít khó khăn, có những người nông dân bền bỉ vượt khó, không cam chịu phận nghèo, lặng lẽ viết nên những câu chuyện làm giàu bằng đôi bàn tay và khát vọng làm giàu chân chính trên mảnh đất quê hương như đảng viên Trần Thị Chung, một nông dân xuất sắc thật đáng trân trọng. Họ không chỉ làm giàu cho chính gia đình mình mà còn truyền cảm hứng lan toả phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển một cách bền vững.

Bài liên quan

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững chắc”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 30/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động đơn vị hành chính (ĐVHC), sắp xếp các ĐVHC cấp xã; quyết định thành lập Đảng bộ cấp xã; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp xã.
Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 29/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, chỉ định cán bộ và các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
Công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực

Công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực

Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Cao Bằng, chiều 26/6/2025 đã tổ chức công bố Quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao bổ nhiệm chức vụ 5 viện trưởng và 15 phó viện trưởng VKSND khu vực 1, 2, 3, 4, 5.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Môi trường, nhận thức và sinh kế  - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Với những thành quả bước đầu, chúng tôi mong muốn chia sẻ một số bài học kinh nghiệm. Đồng thời bày tỏ sẽ viết tiếp ước mơ đưa Quảng Phú phát triển bền vững ngày càng xanh, sạch, đẹp. Cùng với áp dụng nghiên cứu thực nghiệm vào sản xuất, chúng tôi lại phối hợp với nhà trường làm công tác tuyên truyền vận động tới các em học sinh về việc không đốt rơm, rạ để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng tài nguyên rơm, rạ cho cải tiến sân phơi muối, thời gian đốt rơm, rạ thường rơi vào mùa hè là thời điểm bận rộn nên phụ huynh thường giao cho các em vì vậy công tác tuyên truyền không đốt rơm, rạ được chúng tôi “nhắm” vào đối tượng là học sinh.
Bài cuối: "Cú huých" nào để đưa nông nghiệp Thanh Hóa vươn xa?

Bài cuối: "Cú huých" nào để đưa nông nghiệp Thanh Hóa vươn xa?

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa mang trong mình giấc mơ xanh về sản xuất an toàn, bền vững. Nhưng để biến “bài toán vàng” hiệu quả kinh tế thành hiện thực, cần một "cú huých" mạnh mẽ – những “chìa khóa” đột phá, cân bằng giữa lý tưởng và thực tế thị trường đầy cạnh tranh.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Từ trong quá khứ xa xưa, tuổi thơ tôi gắn liền với những nắm xôi, nắm cơm có mùi hương thơm nồng lá chuối của mẹ và bẹ cau của bà. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của hiện đại hóa, hộp nhựa dần thay thế các sản phẩm tự nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì chẳng mấy chốc nhựa sẽ bao phủ khắp đại dương và ngay trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, từ đó sáng kiến giảm nhựa tạo sinh kế xanh đã hình thành.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Dù nỗ lực tạo ra nông sản sạch, nhiều nông dân tại Thanh Hóa vẫn đang đối mặt với bài toán khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực trạng này đang trở thành "nút thắt" lớn, kìm hãm sự phát triển và lan rộng của nền nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2:  Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2: Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

“Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, về với trường THCS Quảng Phú, nghe các em học sinh kể về những hoạt động truyền thông sáng tạo nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, các câu lạc bộ truyền thông trong nhà trường được thành lập và đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh bởi đây là lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận, dễ thay đổi hành vi. Với mong muốn học sinh sẽ là cầu nối tuyên truyền tới phụ huynh, người thân, gia đình, bạn bè, xã hội chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp truyền thông.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Người dân Quảng Phú chúng tôi không còn xa lạ với phong trào giảm rác thải nhựa, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh đang lan tỏa rộng khắp khiến chất lượng môi trường, đời sống và thu nhập của chị em phụ nữ (nhóm người yếu thế) đang ngày càng nâng lên. Chứng kiến những đổi thay mang màu xanh hơi thở của sự sống tôi thực sự rất vui vì trong thành quả chung đó có chút công sức riêng của chúng tôi đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai ghi nhận.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Nỗi lo thực phẩm bẩn đang thôi thúc Thanh Hóa tìm đến nông nghiệp hữu cơ, một hướng đi không chỉ “xanh” hóa những vùng đất cằn cỗi, mang lại nguồn thực phẩm sạch cho người dân mà còn mở ra bài toán vàng về phát triển kinh tế bền vững.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 1: Trở về tự nhiên, khai mở tiềm năng

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 1: Trở về tự nhiên, khai mở tiềm năng

Giữa làn sóng hiện đại hóa trong nông nghiệp, mô hình hữu cơ – lấy tự nhiên làm gốc, con người làm trung tâm – đang nổi lên như một xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững. Tại Thanh Hóa, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, nông nghiệp hữu cơ không chỉ là khát vọng xanh mà còn là lời giải cho bài toán kinh tế vàng của người nông dân. Tuy nhiên, hành trình đưa mô hình này lan tỏa rộng rãi vẫn còn nhiều gian nan.
[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, một giấc mơ hữu cơ nảy mầm, được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng gieo trồng nền nông nghiệp tử tế.
Câu chuyện chồng Đài, vợ Việt đam mê trồng lúa tốt ở Hải Dương

Câu chuyện chồng Đài, vợ Việt đam mê trồng lúa tốt ở Hải Dương

Câu chuyện thú vị về chồng Đài, vợ Việt “bén duyên”, chung niềm đam mê trồng lúa tốt gần 10 năm nay ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một tấm gương sáng về phát triển kinh tế cho gia đình, hàng ngày mang từng hạt gạo mẩy, trắng thơm ngon, sạch sẽ đến tận tay người tiêu dùng.
Sức sống mới nơi biên cương xanh

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Con đèo mang tên Mã Phục đẫm màu huyền tích nằm trên quốc lộ 3 nối thành phố Cao Bằng với các huyện miền Đông tỉnh Cao Bằng nhìn từ phía xa như một dải lụa uốn lượn trên lưng chừng núi. Con đèo giờ đã được cắt cua, mặt đường mở rộng, thảm nhựa phẳng phiu đủ cho xe ô tô tải trọng lớn đi lại tránh nhau dễ dàng. Song, đèo Mã Phục vẫn nổi tiếng cheo leo, hiểm trở, heo hút, nhưng quang cảnh thì thật hùng vỹ, ngoạn mục.
[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

Tại một phiên chợ nông sản ở Hà Nội, một gian hàng trưng biển “rau hữu cơ đạt chuẩn USDA” thu hút đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi được hỏi về giấy chứng nhận, nhân viên bán hàng chỉ đưa ra một bản photocopy mờ nhòe, không mã QR, không có tên tổ chức cấp phép. Câu chuyện không hiếm. Trong khi giấy chứng nhận hữu cơ đáng lẽ là bảo chứng cho uy tín và chất lượng, thì ở nhiều nơi, nó đang trở thành “tấm bình phong” được sử dụng sai mục đích – thậm chí bị thương mại hóa.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính