Thứ hai 09/12/2024 19:12Thứ hai 09/12/2024 19:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nghề trồng "Vàng trắng” ở Lý Sơn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đã đôi lần đến với vương quốc tỏi Lý Sơn, điều tôi lưu luyến nhất vẫn là những cánh đồng bạt ngàn màu xanh, đều tăm tắp của tỏi; khung cảnh nên thơ của các tia nước phun tưới theo giờ; hương tỏi khi thu hoạch và hình ảnh… người nông dân đổ mồ hôi, nước mắt để đổi lấy vị đặc trưng rất riêng của chất tỏi đảo Lý Sơn.
Nghề trồng
Từ đỉnh núi Thới Lới nhìn xuống, một góc đảo Lý Sơn tuyệt đẹp hiện ra với bạt ngàn những thửa ruộng trồng tỏi, đây cũng là view mà các nhiếp ảnh gia thường “săn mây” khi du lịch trên đảo.

Mồ hôi rơi xuống cát

Tỏi Lý Sơn thường được trồng vào vụ Đông Xuân, bắt đầu từ tháng 9, 10 và thu hoạch vào tháng 2 và 3 (Âm lịch) năm sau. Dịp này, người nông dân tất bật từ sáng sớm đến tối muộn trên những cánh đồng tỏi đang vào mùa thu hoạch.

Ghé thăm các ruộng đất cát vào mùa “làm đất”, chứng kiến người dân nơi đây thay đất tạo môi trường mới cho cây mới thấu hiểu được sự vất vả, trong quá trình tạo ra những cây tỏi mang hương vị đặc trưng riêng.

Nói về cách làm đất trồng tỏi, bà Nguyễn Thị Tình (xã An Hải, huyện Lý Sơn) tận tình: Trước tiên phủ một lớp đất đỏ bazan lên mặt ruộng. Lớp đất này được thay mới sau 2-3 năm. Tiếp đó, phủ thêm một lớp cát biển mỏng lên mặt ruộng. Cát phủ lên mặt để giữ độ ẩm cho đất. Canh tác được tầm 2 vụ là phải thay lớp cát mới.

“Công việc cứ lặp lại thường xuyên một vòng tuần hoàn, ngoài vất vả nghề trồng tỏi còn chịu ảnh hưởng thời tiết, như mưa nhiều thì úng, gió to thổi bay hết cát không giữ được tỏi, ngày càng nhiều bệnh về cây khó chữa, nếu nắng to thiếu nước cây cũng gầy tong teo, khó phát triển, chăm sóc cây từ sáng đến tối mịt như bắt sâu, nhổ cỏ và tưới nước thường xuyên” - Ông Đặng Văn Bốn gắn bó với cây tỏi mấy chục năm qua, chia sẻ.

Nghề trồng
Theo phòng Kinh tế huyện Lý Sơn, toàn diện tích đảo có hơn 300 ha đất nông nghiệp.

Huyện đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, nhưng 1/3 diện tích được trồng hành, tỏi. Theo các nông hộ trồng tỏi lâu năm, cây tỏi rất phù hợp với chất đất trên đảo, tuy nhiên việc trồng tỏi rất kỳ công. Người dân huyện đảo đã cần mẫn xử lí nham thạch núi lửa phong hóa phối trộn với cát trắng khai thác từ biển, tạo nên những cánh đồng trồng tỏi trù phú. Điều này tạo nên hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn mà không nơi nào có được.

Đảo Lý Sơn có thời tiết khắc nghiệt. Ruộng tỏi được tưới 1-2 lần mỗi ngày, vụ tỏi chính trong năm lại nằm trong khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất. Lượng nước ngọt trên đảo Lý Sơn rất khan hiếm. Do đó người dân đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm để đảm bảo nguồn nước tưới.

Theo Phòng Kinh tế huyện Lý Sơn, toàn đảo có hơn 300 ha đất nông nghiệp. Trong đó, hành tím và tỏi là hai loại nông sản chủ lực của huyện đảo. Với sản lượng trung bình hằng năm đạt trên 2.500 tấn tỏi khô. Do thổ nhưỡng đặc biệt, nên cây tỏi Lý Sơn luôn có sản lượng cao, chất lượng thơm ngon nổi tiếng. Tỏi mang hương thơm, vị cay nhẹ, vỏ mỏng và rễ mềm, tỏi không to mà thon dài và không hôi như các giống tỏi khác…

“Vàng trắng” nuôi bao người

Khi cơn bão qua đi, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu tí tách, người nông dân cũng bắt đầu xuống giống mùa tỏi mới với mong ước tỏi được mùa, được giá. Họ cào từng hàng đất sau đó trồng từng tép tỏi xuống phủ đất lấp mặt tỏi, sau đó vài ngày tưới nước một lần và chăm bón thường xuyên.

Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, giá tỏi lên xuống thất thường. Thế nhưng, nông dân Lý Sơn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề. Với cư dân trên đảo Lý Sơn, nghề trồng tỏi còn thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu nối dõi nghề của các bậc tiền nhân, nên không quản nhọc nhằn, người Lý Sơn luôn kiên quyết giữ nghề!

Nghề trồng
Mỗi năm, nông dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi và 3 vụ hành.
Nghề trồng
Với những cư dân trên đảo Lý Sơn, nghề trồng tỏi không chỉ mưu sinh, mà còn thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu nối dõi nghề của các bậc tiền nhân.

Trồng 3 sào tỏi, ông Phạm Sơn (xã An Hải, huyện Lý Sơn) cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, sâu bệnh cũng hạn chế, không có dịch hại cây trồng nên tỏi rất tốt. Nhà tôi thu được 1,8 tấn tỏi, với giá bán 45.000-50.000 đồng/kg tỏi tươi, 80.000-90.000 đồng/kg tỏi khô, bình quân nhà tôi thu về hơn 75 triệu đồng/vụ”.

Ngay từ sáng sớm, chị Trương Thị Sang (xã An Hải, huyện Lý Sơn) cùng các thành viên trong gia đình ra đồng thu hoạch tỏi, chị phấn khởi: “Năm nay tỏi được mùa nên tỏi cô đơn (tỏi một tép) rất ít, như đồng ruộng của tôi chỉ thu được chưa tới vài kg tỏi cô đơn”.

Nghề trồng
Tỏi Lý Sơn nổi tiếng tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, đây là nguồn tạo sinh kế cho người dân trên đảo.

Bà Nguyễn Thị Nở (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng hơn 600m2 ruộng tỏi, bà thu về hơn 500kg tỏi tươi. Bà cho biết: “Lượng thu về như vậy là quá đạt so với các năm trước nên cả nhà tôi đều rất vui mừng. Giá bán ở mức trung bình nhưng năng suất, sản lượng tăng cũng tăng thu nhập cho gia đình”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Đen (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng 1 sào tỏi, thu về khoảng 400kg tỏi tươi.

Được biết, Sở Công Thương Quảng Ngãi thời gian qua đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất, kinh doanh, kết nối giao thương, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Thông qua hoạt động kết nối cung cầu giữa Quảng Ngãi với các tỉnh, thành phố trong cả nước và khu vực góp phần đẩy mạnh giao thương. Qua đó, tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn sản phẩm, nắm bắt thông tin thị trường, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Quảng Ngãi vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước, trong đó tiêu biểu có đặc sản tỏi Lý Sơn.

Nâng tầm giá trị đặc sản tỏi Lý Sơn

Tỏi Lý Sơn là nhãn hiệu địa lý của loại tỏi được trồng duy nhất ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đã trở thành thương hiệu, nhãn hiệu của vùng, tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận số 19213/QĐ-SHTT ngày 10/12/2007.

Đến năm 2017, tỏi Lý Sơn lọt vào danh sách “Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam” của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Để đưa Tỏi Lý Sơn vươn xa, nhiều cá nhân và tập thể chú trọng xây dựng vùng chuyên canh tỏi sạch Lý Sơn.

Nghề trồng
Nông dân Lý Sơn với niềm vui ngày thu hoạch tỏi.

Đau đáu với tỏi quê hương, cũng như mong muốn tạo uy tín cho sản phẩm chính hiệu trước hàng “nhái” hành tỏi Lý Sơn, người con Lý Sơn Nguyễn Văn Định đã đăng ký thương hiệu “Vua tỏi” và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & công nghệ) cấp giấy chứng nhận. “Vua tỏi” Lý Sơn Nguyễn Văn Định cũng chính là người đưa 80 tấn tỏi Lý Sơn đầu tiên xuất khẩu ra 3 thị trường Thái Lan, Dubai, Singapore.

Hiện nay, tỏi Lý Sơn chính hiệu với nhãn hiệu “Vua tỏi” đã có mặt tại các siêu thị trong hệ thống siêu thị Big C, Co.op Mart và nhiều siêu thị khác khắp cả nước. Ngoài ra “Vua tỏi” Lý Sơn cũng có mặt tại tại các cảng hàng không ở miền Trung để bán cho du khách.

Để nâng cao giá trị tỏi, không còn cách nào khác là làm hữu cơ, vi sinh, đầu tư nhà máy sản xuất phân vi sinh, kho bảo vệ giống ngay tại đảo, sẽ làm thay đổi bộ mặt của nông nghiệp. “Vua tỏi” Lý Sơn khuyến khích bà con chỉ cần trồng tỏi sạch sẽ bao tiêu hết sản phẩm.

Theo “Vua tỏi” Lý Sơn Nguyễn Văn Định, điều kiện tự nhiên đã ban tặng cho Lý Sơn nguồn phân bón hữu cơ tuyệt vời từ rong biển, từ xác cá, vi sinh vật tấp vào bờ, nên không lý do gì mà người dân nơi đây không tận dụng nó để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Điều cần nhất hiện nay là chính quyền sớm xác lập vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp sạch.

Nghề trồng
Các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp trên địa bàn luôn đau đáu với việc nâng tầm giá trị đặc sản tỏi Lý Sơn.

Nhằm nâng tầm giá trị đặc sản tỏi Lý Sơn, ngày 01/7/2023, Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, UBND huyện Lý Sơn và gần 60 hộ dân trồng tỏi đã ký thỏa thuận hợp tác cung ứng dài hạn tỏi Lý Sơn để chế biến thực phẩm, giúp hình ảnh, thương hiệu của tỏi Lý Sơn vươn xa hơn trong nước lẫn thế giới.

Ngoài ra, huyện Lý Sơn cũng yêu cầu các phòng chức năng nghiên cứu giải pháp nhằm quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh về nông nghiệp sạch. Qua đó thu hút, kết nối các nhà đầu tư, gắn việc sản xuất này với phát triển du lịch, từ đó sẽ có nhiều người biết đến và tin dùng nông sản của đảo.

Về vấn đề này, Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn chia sẻ: “Mô hình trồng tỏi sạch là cơ hội để nông dân Lý Sơn nâng cao nhận thức, chuyển đổi phương thức canh tác, phát triển bền vững nghề trồng tỏi, tăng lợi nhuận. Huyện Lý Sơn đang kêu gọi, thu hút và hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân phát triển, duy trì chuỗi liên kết theo hướng nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, để tỏi Lý Sơn không còn là sản phẩm nông nghiệp đơn thuần mà cần được nâng cao giá trị.

“Mục đích cuối cùng là hướng nông dân đến trồng tỏi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng, du khách những sản phẩm sạch, giá trị chất lượng tỏi Lý Sơn được nâng cao hơn, tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân” – Chủ tịch huyện Lý Sơn đau đáu.

Bài liên quan

Phát triển bền vững cần thực hiện tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia

Phát triển bền vững cần thực hiện tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia

Phong trào làm “hữu cơ” đang bùng nổ ở Việt Nam vài năm trở lại đây, đi đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cửa hàng thực phẩm “hữu cơ”, những thương hiệu “hữu cơ” xuất hiện như nấm mọc sau mưa dù là tự phong hay được chứng nhận.
Nông sản sạch Việt Nam vươn mình ra “biển lớn”

Nông sản sạch Việt Nam vươn mình ra “biển lớn”

Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt trên 335 triệu USD/năm, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nông sản hữu cơ Việt Nam được nhiều thị trường biết đến.
Xuất khẩu thuỷ sản tiến sát tới mốc 10 tỷ USD

Xuất khẩu thuỷ sản tiến sát tới mốc 10 tỷ USD

Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD.
Tính hiệu quả của máy bay không người lái trong hoạt động nông nghiệp

Tính hiệu quả của máy bay không người lái trong hoạt động nông nghiệp

Máy bay nông nghiệp không người lái (agriculture drone) đang dần phổ biến trong việc phục vụ hoạt động gieo trồng, canh tác ở nước ta. Được phân loại là thiết bị nông nghiệp công nghệ cao nhưng tính ứng dụng và khả năng tiếp cận với máy bay nông nghiệp lại tương đối đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới tính hiệu quả trong vận hành và khai thác loại phương tiện hữu dụng dù không quá mới mẻ này.
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Hướng tới sự phát triển bền vững

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Hướng tới sự phát triển bền vững

Chiều 26/11, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và quy hoạch cán bộ, khẳng định vai trò trong công tác tuyên truyền việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2024 ở Lâm Đồng: Hành trình phát triển bền vững

Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2024 ở Lâm Đồng: Hành trình phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu. Tại tỉnh Lâm Đồng, Đề án Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nâng cao giá trị xoài Đồng Tháp bằng công nghệ và canh tác hữu cơ

Nâng cao giá trị xoài Đồng Tháp bằng công nghệ và canh tác hữu cơ

Đồng Tháp đang nỗ lực nâng cao giá trị ngành hàng xoài chủ lực bằng nhiều giải pháp, từ canh tác hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đến phát triển chuỗi giá trị và sản phẩm OCOP.
Rêu đá - món ăn thuần hữu cơ từ dòng suối trong

Rêu đá - món ăn thuần hữu cơ từ dòng suối trong

Nhắc đến ẩm thực vùng cao phía Bắc, người ta thường nghĩ tới các món ăn nổi tiếng như thịt hun khói, cơm lam, măng rừng, lợn cắp nách,… Thế nhưng, ở vùng đất này còn xuất hiện một món ăn đặc biệt được ví như đặc sản "trời ban" mà ít người biết tới, đó chính là rêu đá.
Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát triển đàn vật nuôi thế mạnh

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát triển đàn vật nuôi thế mạnh

Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá, có khí hậu mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Tận dụng lợi thế về địa hình và khí hậu, huyện tập trung phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng phát triển các giống vật nuôi bản địa thế mạnh như lợn đen Lũng Pù, bò Vàng, nuôi ong lấy mật.
"Nông trại chia sẻ": Xu hướng mới ở thành phố

"Nông trại chia sẻ": Xu hướng mới ở thành phố

Mô hình "nông trại chia sẻ" đang ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn của Trung Quốc, mang đến không gian xanh mát, trải nghiệm làm nông thú vị và nguồn rau hữu cơ sạch cho cư dân thành thị.
An Ninh: Giảm nghèo hiệu quả, nâng cao đời sống người dân

An Ninh: Giảm nghèo hiệu quả, nâng cao đời sống người dân

Bằng việc kết hợp hiệu quả giữa hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đa dạng hóa sinh kế, xã An Ninh (Sóc Trăng) đang gặt hái những thành công trong công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đồng Nai: Sản lượng thủy sản tăng trưởng ổn định, hướng đến nuôi trồng công nghệ cao

Đồng Nai: Sản lượng thủy sản tăng trưởng ổn định, hướng đến nuôi trồng công nghệ cao

Trong 10 tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Đồng Nai đạt được những kết quả tích cực với sản lượng đạt hơn 72 ngàn tấn, tăng gần 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen 2024: Tinh hoa ẩm thực và cơ hội phát triển du lịch Nghệ An

Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen 2024: Tinh hoa ẩm thực và cơ hội phát triển du lịch Nghệ An

Những ngày cuối tháng 11, thành phố Vinh – trái tim của Nghệ An – rộn ràng hơn bao giờ hết với Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen 2024. Sự kiện không chỉ là một bữa tiệc văn hóa, ẩm thực đặc sắc, mà còn là cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương.
Hà Nội quyết tâm bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dân

Hà Nội quyết tâm bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dân

Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo đảm an toàn thực phẩm, từ tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến xây dựng mô hình điểm và xử lý nghiêm vi phạm, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Suy thoái đất ở vựa lúa miền Tây: Hướng tới nông nghiệp bền vững

Suy thoái đất ở vựa lúa miền Tây: Hướng tới nông nghiệp bền vững

Đất trồng lúa ở ĐBSCL đang đối mặt với nguy cơ suy thoái do lạm dụng phân bón hóa học và đốt rơm rạ.
Tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1, cảnh báo nguy cơ lây lan từ động vật

Tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1, cảnh báo nguy cơ lây lan từ động vật

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật để ngăn chặn nguy cơ lây lan sang người, đặc biệt là sau khi phát hiện virus này ở lợn tại Mỹ.
Cam Vinh vào vụ: Hương vị đặc sản của vùng đất xứ Nghệ

Cam Vinh vào vụ: Hương vị đặc sản của vùng đất xứ Nghệ

Tháng 11, khi những tia nắng hanh vàng của mùa thu trải nhẹ trên các triền đồi Nghệ An, cũng là lúc những vườn cam Vinh – niềm tự hào của đất trời xứ Nghệ – bắt đầu khoe sắc. Những quả cam Xã Đoài lòng vàng, căng mọng, tỏa hương thơm dịu, đang được người nông dân cần mẫn thu hoạch, khởi đầu cho một mùa vàng bội thu.
Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với bài toán canh tác lúa bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với bài toán canh tác lúa bền vững

Suy thoái đất do thâm canh lúa đang là bài toán cấp thiết cần giải pháp canh tác bền vững ở ĐBSCL.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính