Thứ tư 19/03/2025 23:24Thứ tư 19/03/2025 23:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Năng lượng xanh" từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Điện mặt trời của TH true MILK tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.

Năng lượng xanh từ mái trang trại công nghệ cao

Với cường độ bức xạ mặt trời khá cao so với thế giới, trung bình khoảng 4,6 kWh/m2/ngày, số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.500 - 3.000 giờ, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng mặt trời.

TH đưa nguồn năng lượng xanh lên những mái trang trại công nghệ cao. Ảnh: TH.

TH đưa nguồn năng lượng xanh lên những mái trang trại công nghệ cao. Ảnh: TH.

Năm 2019, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Tiên phong hưởng ứng chương trình của Chính phủ và thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nhằm tiết kiệm sử dụng năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường, tiết giảm chi phí sản xuất hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, năm 2020, Tập đoàn TH đã đầu tư phát triển điện mặt trời từ những mái nhà của cụm trang trại lớn nhất thế giới tại Nghệ An (kỷ lục được chứng nhận năm 2020).

Hệ thống pin sản xuất điện mặt trời được lắp đặt trên những mái trang trại bò sữa TH từ tháng 6 và hoàn thành cuối tháng 9/2020 đã hòa lưới điện quốc gia. Nguồn điện xanh hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Hiện tại, có 6 trong số 9 trại của cụm trang trại đã được lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, mái nhà của 3 trang trại và một nhà máy thức ăn sẽ được “phủ” pin mặt trời.

Theo tính toán từ phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng, mỗi năm hệ thống điện mặt trời của TH có thể sản xuất khoảng 4.281 MW. Với lượng điện mặt trời tự sản xuất được, TH sẽ không phải sử dụng nguồn điện từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần giảm phát thải 2.100 tấn CO2.

Hiện tại, có 6 trong số 9 trại của cụm trang trại đã được lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Ảnh: TH.

Hiện tại, có 6 trong số 9 trại của cụm trang trại đã được lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Ảnh: TH.

Không chỉ sản xuất điện, hệ thống điện mặt trời trên mái trang trại TH cũng vận hành như một lớp cản nhiệt, làm dịu mát hơn những mái trang trại, góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện môi trường sống mát mẻ, khỏe mạnh cho bò sữa, góp phần vào việc sản xuất dòng sữa chất lượng.

Tạo nguồn năng lượng xanh từ những “mái nhà” trang trại công nghệ cao, TH tiếp tục kiên định với tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy” cùng tầm nhìn, sứ mệnh “Không tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới hài hòa giữa các lợi ích”, phát triển bền vững, hiện thực hóa chiến lược phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

"Trong tâm trí tôi, phát triển bền vững luôn gắn với Mẹ Thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Vì thế, chúng ta hãy trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy!"

*Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược - Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương

Trong bối cảnh ngành điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm nguồn cung ứng điện thì việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời, điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần làm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng sạch, nâng cao khả năng cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Điện sản xuất từ bã mía, phụ phẩm sản xuất

Trước khi phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, từ nhiều năm nay, ít người biết rằng TH đã sản xuất điện từ bã mía – một phụ phẩm của Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) - thành viên của Tập đoàn TH.

Biến bã mía thành điện năng, từ nhiều năm nay, 100% sản lượng điện dùng cho mọi hoạt động của nhà máy NASU đều là điện tự sản xuất, phần còn lại hòa lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, đối với NASU, mọi chất thải, phụ phẩm đều có giá trị.

Một góc hệ thống vận hành bên ngoài nhà máy NASU. Ảnh: TH.

Một góc hệ thống vận hành bên ngoài nhà máy NASU. Ảnh: TH.

Tại NASU, công nghệ đồng phát điện từ bã mía đã được tích hợp vào quy trình sản xuất. Lượng bã mía, bã bùn từ quá trình ép mía lấy đường được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò. Bã mía được đưa vào làm nhiên liệu sản xuất hơi. Khí hơi với áp suất cao từ quá trình này sẽ đẩy tua-bin quay và chạy máy phát điện, từ đó nguồn điện được tạo ra phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhà máy.

Không chỉ có bã mía, bã bùn và khí thải từ quá trình sản xuất được tận dụng để tạo ra điện, NASU còn áp dụng các mô hình, phương pháp khác để “xanh hóa 360°” quy trình hoạt động, sản xuất, bảo vệ môi trường của mình.

Tối ưu hoá quy trình sản xuất không rác thải, NASU đặt ra phương châm “Rác cũng là tài nguyên”. Mọi chất thải đều được tái sử dụng mà không xả thải ra môi trường.

Nhà máy đường NASU của Tập đoàn TH cũng tiên phong áp dụng phương pháp nông nghiệp sinh thái, trên cánh đồng mía trong vùng quy hoạch vùng nguyên liệu 18.500 ha. Các phần không sử dụng của cây mía như lá và rễ sẽ được giữ lại và để phân huỷ tự nhiên, tạo một lớp thảm phủ trên đất. Với phương pháp này, đất được bảo vệ, giữ ẩm và bồi đắp dinh dưỡng một cách tự nhiên, không cần sử dụng phân bón hoá học.

Những cánh đồng mía của NASU vào vụ thu hoạch. Ảnh: NS.

Những cánh đồng mía của NASU vào vụ thu hoạch. Ảnh: NS.

Ngoài ra, tro của quá trình đốt bã mía trở thành phân bón ruộng mía. Rỉ mật, một phụ phẩm từ quy trình ly tâm nước mía, được sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn cho bò sữa hoặc bán cho các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác như mì chính, rượu, bia, cồn.

NASU là một trong bốn công ty sản xuất đường lớn nhất Việt Nam đã và đang có những thực hành tôn trọng "Mẹ Thiên nhiên" trong suốt hơn 20 năm nay khi khôi phục môi trường sống cho các loài cây và động vật, không sử dụng hóa chất để xử lý nước thải mà áp dụng mô hình hồ nước tuần hoàn, biến rác thải thành năng lượng,…

Trong khuôn viên 60 ha của NASU, hoạt động tái tạo sinh cảnh tự nhiên đang diễn ra. Cỏ không được cắt trừ lối đi và các khu vực quan trọng. Cây chết để mục rữa tự nhiên trên đất làm nơi trú ngụ cho côn trùng. Hoa quả trên cây để dành cho chim chóc về ăn. Hiện ở đây có tới 41 loài chim cư trú.

Môi trường là một trong 6 “trụ cột” trong chính sách phát triển bền vững của Tập đoàn TH. Nhiều năm qua, TH đã đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến, các mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Sản xuất nguồn điện từ mặt trời hay năng lượng từ phụ phẩm trong quá trình sản xuất chỉ là hai trong số nhiều hoạt động phát triển bền vững mà Tập đoàn TH đã và đang thực hiện.

nongsanviet.nongnghiep.vn

Bài liên quan

Mùa xuân nghĩ về Net Zero và mục tiêu phát triển

Mùa xuân nghĩ về Net Zero và mục tiêu phát triển

Mùa xuân, mùa của sự trong lành của thiên nhiên, của khí hậu! Và mùa này cũng làm cho mỗi chúng ta có thêm suy nghĩ thấu đáo hơn về môi trường mà trong đó thuật ngữ Net Zero (phát thải ròng bằng 0, là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là 0 luôn được ý thức tới). Đây cũng là cách nghĩ cho tương lai, cho các thế hệ sau này!
Kinh tế xanh 2024: Giai điệu xanh vang vọng

Kinh tế xanh 2024: Giai điệu xanh vang vọng

Kinh tế xanh 2024 ghi nhận những bước tiến vượt bậc với sự lên ngôi của năng lượng tái tạo, lan tỏa của kinh tế tuần hoàn, bứt phá của công nghệ xanh và dòng chảy mạnh mẽ của tài chính xanh, hứa hẹn một tương lai bền vững cho hành tinh.
Để năng lượng tái tạo tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero

Để năng lượng tái tạo tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero

Hội thảo về Năng lượng tái tạo hướng đến Net Zero mùa 2-2024 (MERE2024) đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về vai trò của năng lượng tái tạo trong chiến lược phát triển bền vững và nâng cao nhận thức cộng đồng. Cũng qua sự kiện, báo chí được khẳng định là cầu nối quan trọng thúc đẩy hành động vì mục tiêu Net Zero.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Bình tập huấn nâng cao năng lực, củng cố tổ chức sản xuất cho các HTX

Quảng Bình tập huấn nâng cao năng lực, củng cố tổ chức sản xuất cho các HTX

Từ ngày 14-16/3, Liên Minh HTX tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực, củng cố tổ chức sản xuất cho các HTX tham gia đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng 5 mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2015".
Tin tức thị trường nông sản 14/3/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê giảm 1.500 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 14/3/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê giảm 1.500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cao su ổn định, đáng chú ý cà phê giảm nhẹ từ 1.000 – 1.500 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 13/3/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều tăng

Tin tức thị trường nông sản 13/3/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều tăng so với hôm qua (12/3/2025).
Khởi nghiệp bằng sự đam mê với nông nghiệp công nghệ cao

Khởi nghiệp bằng sự đam mê với nông nghiệp công nghệ cao

Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Anh (HTX), xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng (Cao Bằng) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc HTX, Thạc sỹ chuyên ngành trồng trọt Đoàn Thu Trà bắt đầu hành trình khởi nghiệp bằng đam mê, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ những ngày đầu với ước mơ biến những mảnh đất quê hương thành những vườn cây trái xanh tốt, các thành viên HTX đã vượt qua nhiều thử thách để sản xuất ra những sản phẩm hữu cơ chất lượng. Đến nay, HTX đã khẳng định được vị thế trên thị trường nông sản sạch.
Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
Liên kết kinh tế nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn chuỗi giá trị Quế Lâm: Khẳng định hướng phát triển bền vững

Liên kết kinh tế nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn chuỗi giá trị Quế Lâm: Khẳng định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp hữu cơ - kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu thế tất yếu và cần thiết trong xu thế hiện nay nhưng để làm được thực sự sẽ là một cuộc cách mạng rất khó khăn, cần quá trình thay đổi từ nhận thức đến hành động…
Tin tức thị trường nông sản 11/3/2025: Giá cao su bình ổn, cà phê tăng 1.200 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 11/3/2025: Giá cao su bình ổn, cà phê tăng 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo tăng nhẹ, cao su ổn định, đáng chú ý cà phê tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg
Tin tức thị trường nông sản 10/3/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 3.000 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 10/3/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 3.000 đồng/kg

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng nhẹ, đáng chú tiêu tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 5/3/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng 3.000 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 5/3/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng 3.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm nhẹ, tiêu tăng, đáng chú ý cà phê tăng 2.800 - 3.000 đồng/kg.
Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho làng cổ Phong Nam

Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho làng cổ Phong Nam

Du lịch Phong Nam từ lâu đã có trên trang thông tin du lịch của cả nước lẫn Đà Nẵng, tuy nhiên thời gian qua chưa gắn kết với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, chưa mang lại nguồn thu cho người dân bản địa... thực trạng này yêu cầu cấp bách Phong Nam cần có quy hoạch bài bản để đẩy mạnh du lịch kiêm bảo tồn văn hóa. Do đó, việc phát triển mô hình Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái là vô cùng cấp thiết.
Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An – vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp đang từng bước chuyển mình với những mô hình sản xuất hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, nâng tầm vị thế nông sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước.
Tin tức thị trường nông sản 4/3/2025: Giá lúa gạo, cao su bình ổn, cà phê tăng nhẹ 500 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 4/3/2025: Giá lúa gạo, cao su bình ổn, cà phê tăng nhẹ 500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cao su bình ổn, cà phê tăng nhẹ 500 đồng/kg.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính