Chủ nhật 02/02/2025 15:03Chủ nhật 02/02/2025 15:03 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Mùa xuân nghĩ về Net Zero và mục tiêu phát triển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mùa xuân, mùa của sự trong lành của thiên nhiên, của khí hậu! Và mùa này cũng làm cho mỗi chúng ta có thêm suy nghĩ thấu đáo hơn về môi trường mà trong đó thuật ngữ Net Zero (phát thải ròng bằng 0, là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là 0 luôn được ý thức tới). Đây cũng là cách nghĩ cho tương lai, cho các thế hệ sau này!

Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta, do đó các chính phủ, chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đang từng ngày đặt ra các mục tiêu về “Net Zero”. Cam kết giảm lượng khí thải Carbon thể hiện trách nhiệm với môi trường và sự cam kết của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, việc đưa ra tuyên bố luôn dễ dàng hơn việc thực hiện và đạt được những thành quả thực tiễn lại càng không dễ.

Mùa xuân nghĩ về Net Zero và mục tiêu phát triển
Net zero đã được Science Based Targets initiative xây dựng (Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học), với các hành động được huy động từ chiến dịch Race to Zero. - Ảnh minh họa.

"Carbon" theo nghĩa chính là Cụm khí nhà kính mà Nghị định thư Kyoto đưa ra lần đầu tiên [Cụm khí nhà kính (GHG) ở Kyoto bao gồm Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbon (HFCs), Perfluorocarbon (PFCs), Sulfur hexafluoride (SF6) và Nitrous trifluoride (NF3)]. Các khí nhà kính này thường được tổng hợp và đo bằng tấn Carbon dioxide tương đương (viết tắt là tCO2e) về khả năng tương đối của chúng trong việc gây ra sự nóng lên của khí quyển.

Biến đổi khí hậu đã thay đổi chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và khái niệm về Trung hòa Carbon cũng vậy. Trung hòa Carbon có nghĩa là để có thể đạt được kết quả không phát thải Carbon cho một doanh nghiệp, địa điểm, sản phẩm, thương hiệu hoặc sự kiện, đầu tiên cần thực hiện đo lường, rồi giảm lượng khí thải đến mức có thể chấp nhận và sau đó bù đắp lượng khí thải còn lại bằng một lượng khí thải có thể tránh được hoặc tương đương. Điều này có thể đạt được bằng cách mua đủ các khoản tín chỉ bù đắp Carbon để tạo ra sự khác biệt. Ngược lại, Net Zero là một mục tiêu tham vọng hơn áp dụng cho toàn bộ tổ chức và chuỗi giá trị của tổ chức đó. Điều này có nghĩa sẽ cắt giảm lượng khí thải Carbon gián tiếp từ các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi giá trị đến người dùng cuối, một sự nỗ lực đáng kể trong một thế giới mà các doanh nghiệp không kiểm soát hết toàn bộ chuỗi giá trị của họ.

Chi tiết về cách các công ty có thể đóng góp cho mục tiêu toàn cầu về “Không phát thải ròng” (Net zero) đã được Science Based Targets initiative xây dựng (Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học), với các hành động được huy động từ chiến dịch Race to Zero. Cách tiếp cận đối với lượng khí thải tồn dư cũng khác nhau, với việc chủ động loại bỏ Carbon khỏi khí quyển là điều cần thiết để đạt được mức phát thải ròng bằng không. Sự bù đắp Carbon có thể chấp nhận được theo một số phương pháp để đạt được Trung hòa Carbon lâu dài, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng tốt nhất chỉ nên sử dụng như một biện pháp chuyển tiếp ngắn hạn trên lộ trình về “Net Zero”.

Việc áp dụng rộng rãi mục tiêu “Net Zero” trên toàn thế giới là một yếu tố quan trọng trong hành động vì khí hậu. Thỏa thuận chung Paris tìm cách giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 2°C và theo đuổi các nỗ lực để giữ ở mức 1,5°C. Trong khi đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng để tránh những tác động xấu nhất đến khí hậu, lượng khí thải Carbon cần phải giảm một nửa vào năm 2030 và đạt mức không phát thải vào giữa thế kỷ này. Ở cấp độ quốc gia, việc đạt tới Net Zero đòi hỏi phải giảm mạnh lượng khí thải từ hoạt động kinh doanh thông thường với việc loại bỏ khí thải Carbon trong khí quyển. Một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản, Anh và Pháp, đã đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 và EU đã đặt mục tiêu này vào trọng tâm của Thỏa thuận Xanh Châu Âu.

Với bối cảnh doanh nghiệp, hoạt động của “Net Zero” thường được xem là trạng thái trong đó các hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty không gây ra tác động đến khí hậu do phát thải Carbon. Điều này liên quan đến việc thiết lập và theo đuổi mục tiêu mức 1,5°C dựa trên cơ sở nghiên cứu về lượng khí thải trên toàn bộ chuỗi giá trị bằng việc loại bỏ vĩnh viễn một lượng khí thải Carbon tương đương ra khỏi khí quyển để trung hòa mọi khí thải khó loại bỏ còn lại.

Để thế giới đạt được Net Zero trong khung thời gian mà thỏa thuận Paris vạch ra, chính sách, công nghệ và hành vi cần phải thay đổi trên diện rộng. Chẳng hạn, người ta dự đoán rằng năng lượng tái tạo cần chiếm 70-85% điện năng trên thế giới vào năm 2050. Điều quan trọng là chúng ta phải suy nghĩ lại cách chúng ta cung cấp nhiên liệu cho giao thông vận tải và cải thiện hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm. Đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện mặt trời và năng lượng gió là một yếu tố then chốt, cũng như sự phát triển của các kỹ thuật loại bỏ và hấp thụ khí thải.

Tất nhiên, trong khi giảm phát thải phải là mục tiêu quan tâm của chúng ta, việc loại bỏ Carbon dioxide hiện vẫn cần thiết trong các lĩnh vực mà việc đạt được mức phát thải bằng không là rất khó khăn, chẳng hạn như ngành hàng không. Việc loại bỏ có thể đạt được theo một số cách, từ các phương pháp tiếp cận tự nhiên như khôi phục rừng và tăng cường hấp thụ Carbon trong đất đến các giải pháp công nghệ như thu và lưu trữ không khí trực tiếp.

Mùa xuân nghĩ về Net Zero và mục tiêu phát triển
Đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện mặt trời và năng lượng gió là một yếu tố then chốt, cũng như sự phát triển của các kỹ thuật loại bỏ và hấp thụ khí thải - Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu không phát thải ròng cần phải thực hiện một cách tiếp cận đa hướng. Họ phải giảm lượng khí thải Carbon từ các hoạt động, quản lý việc cắt giảm trong nội bộ và trong chuỗi cung ứng, đồng thời bù đắp lượng khí thải khó tránh khỏi trong ngắn hạn. Điều này bắt đầu từ dữ liệu chính xác, để giảm lượng khí thải, trước tiên cần phải hiểu chúng. Các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp báo cáo dữ liệu chính xác, khách quan và xác nhận một cách minh bạch những thông số đó. Để đi xa hơn trạng thái Trung hòa Carbon và đạt mức không phát thải (Net Zero), các doanh nghiệp cần mở rộng cách nghĩ nghiêm túc về Carbon. Nghị định thư về khí nhà kính phân loại khí thải Carbon thành ba phạm vi.

1. Các phát thải trực tiếp từ các nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm đốt nhiên liệu tại chỗ như trong nồi hơi khí, phương tiện xe cộ và điều hòa không khí; 2. Các phát thải gián tiếp bao gồm từ việc tạo ra điện, nhiệt, làm mát và hơi nước; 3. Tất cả các phát thải gián tiếp khác xảy ra trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp.

Đây là những thứ khó theo dõi và kiểm soát nhất nhưng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phát thải của một doanh nghiệp, bao gồm những thứ liên quan đến các nhà cung cấp đầu chuỗi cung ứng cũng như các giai đoạn sử dụng đến cuối vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp hiện chỉ xem xét hai phạm vi đầu tiên, nhưng sẽ có nhiều lợi thế khi đo lường lượng khí thải trong phạm vi 3.

Các doanh nghiệp có thể xác định các điểm nóng phát thải trong chuỗi cung ứng của họ và đánh giá các nhà cung cấp về tính bền vững, xác định hiệu quả năng lượng và cơ hội giảm chi phí, đồng thời tích cực tham gia với các nhà cung cấp và nhân viên để giúp giảm phát thải. Họ cũng có thể tìm cách tác động đến hành vi của khách hàng, hoặc chuẩn bị cho kết thúc vòng đời sản phẩm, chẳng hạn bằng cách làm việc với các nhà bán lẻ và nhà phân phối. Do đó, điều quan trọng là để đạt được mục tiêu phát thải bằng không, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hiểu và cắt giảm lượng khí thải trên cả ba phạm vi. Điều này thể hiện sự khác biệt quan trọng khác so với Trạng thái trung hòa Carbon. Vì để đạt được Trung hòa Carbon, một doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến phạm vi 1 và 2; phạm vi 3 được khuyến khích nhưng không bắt buộc.

Mục tiêu không phát thải bắt đầu bằng một thông báo và sau đó là những kết quả đạt được. Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào nên đánh giá thấp tầm quan trọng của bước thẩm tra bổ sung nếu họ muốn thực hiện nỗ lực của mình một cách minh bạch và chính xác, từ đó xây dựng lòng tin của các bên liên quan và bảo vệ lợi ích thương hiệu của mình để đóng góp vào việc hạn chế biến đổi khí hậu. Mùa xuân, mùa của sự trong lành của thiên nhiên, của khí hậu làm cho mỗi chúng ta suy nghĩ một cách thấu đáo hơn về môi trường, đó cũng là cách nghĩ cho tương lai, cho các thế hệ con cháu chúng ta.

Bài liên quan

Kinh tế xanh 2024: Giai điệu xanh vang vọng

Kinh tế xanh 2024: Giai điệu xanh vang vọng

Kinh tế xanh 2024 ghi nhận những bước tiến vượt bậc với sự lên ngôi của năng lượng tái tạo, lan tỏa của kinh tế tuần hoàn, bứt phá của công nghệ xanh và dòng chảy mạnh mẽ của tài chính xanh, hứa hẹn một tương lai bền vững cho hành tinh.
Để năng lượng tái tạo tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero

Để năng lượng tái tạo tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero

Hội thảo về Năng lượng tái tạo hướng đến Net Zero mùa 2-2024 (MERE2024) đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về vai trò của năng lượng tái tạo trong chiến lược phát triển bền vững và nâng cao nhận thức cộng đồng. Cũng qua sự kiện, báo chí được khẳng định là cầu nối quan trọng thúc đẩy hành động vì mục tiêu Net Zero.
Food Hero 2024: Vinh danh những "người hùng" trong lĩnh vực thực phẩm

Food Hero 2024: Vinh danh những "người hùng" trong lĩnh vực thực phẩm

Sự kiện “Tôn vinh Anh hùng Thực phẩm – Food Hero to Net Zero” được tổ chức nhằm đẩy mạnh ý thức bảo vệ môi trường của các Doanh nghiệp và người dân. Đây cũng là lần thứ 2 sự kiện này được tổ chức tại Việt Nam.
Cơ chế mới thúc đẩy mua bán điện trực tiếp từ năng lượng tái tạo

Cơ chế mới thúc đẩy mua bán điện trực tiếp từ năng lượng tái tạo

Ngày 3/7, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP mở ra cơ hội mới cho thị trường điện Việt Nam, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo thông qua cơ chế mua bán điện trực tiếp linh hoạt và minh bạch.
"Năng lượng xanh" từ mái trang trại bò sữa và bã mía

"Năng lượng xanh" từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Điện mặt trời của TH true MILK tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chìm trong rét đậm, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chìm trong rét đậm, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C

Cơn rét đậm nhất từ đầu mùa đông đến nay đang bao trùm miền Bắc, kèm theo mưa và gió mạnh. Vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá, sương muối.
Thị trường Carbon tại Việt Nam: Bước tiến quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Thị trường Carbon tại Việt Nam: Bước tiến quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam" theo Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025. Đây là bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại dịp Tết Nguyên đán

Miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại dịp Tết Nguyên đán

Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm miền Bắc từ đêm 25, rạng sáng 26/1, đúng dịp Tết Nguyên đán. Các tỉnh thành cần chủ động ứng phó để bảo vệ sức khỏe người dân và sản xuất nông nghiệp.
Miền Bắc đón Tết Nguyên đán trong rét đậm, mưa phùn

Miền Bắc đón Tết Nguyên đán trong rét đậm, mưa phùn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, miền Bắc sẽ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ trong không khí rét đậm, có mưa phùn. Đây là thông tin đáng chú ý để người dân có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Ô nhiễm sông ngòi: Thảm họa môi trường và những hệ lụy khôn lường

Ô nhiễm sông ngòi: Thảm họa môi trường và những hệ lụy khôn lường

Sông ngòi từ lâu đã đóng vai trò huyết mạch trong sự sống của con người và hệ sinh thái. Chúng cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, là tuyến đường giao thông thủy quan trọng và là nơi cư ngụ của vô số loài sinh vật. Thế nhưng, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số, nhiều dòng sông trên khắp thế giới đang phải gánh chịu ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững.
Ô nhiễm không khí Hà Nội: Đáng báo động và cần hành động ngay

Ô nhiễm không khí Hà Nội: Đáng báo động và cần hành động ngay

Trong những ngày gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khiến chất lượng môi trường sống của hàng triệu cư dân bị ảnh hưởng. Các chỉ số chất lượng không khí liên tục vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt là các hạt bụi mịn PM2.5, có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em, người già và những người mắc bệnh về hô hấp.
Vật liệu xây dựng lưu trữ carbon: Giải pháp cho biến đổi khí hậu

Vật liệu xây dựng lưu trữ carbon: Giải pháp cho biến đổi khí hậu

Ngành xây dựng đang đối mặt với áp lực lớn trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường. Sử dụng vật liệu xây dựng lưu trữ carbon nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, không chỉ giúp giảm lượng khí thải CO2 mà còn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội đáng kể.
Rừng ơi, mùa xuân đã về

Rừng ơi, mùa xuân đã về

Mùa xuân, mùa của sự sống hồi sinh, không chỉ mang đến cho con người cảm giác tươi mới, tràn đầy hy vọng mà còn là thời điểm kỳ diệu đối với rừng. Rừng, vốn tĩnh lặng và trầm mặc trong mùa đông, bỗng bừng tỉnh, khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu và tràn đầy sức sống. Mối liên hệ mật thiết giữa mùa xuân và rừng đã được khắc họa trong thơ ca, hội họa và văn hóa của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở những vùng có hệ sinh thái rừng phong phú của xứ nhiệt đới.
Không khí lạnh tăng cường mạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại

Không khí lạnh tăng cường mạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại

Một đợt không khí lạnh từ phía Bắc đang tràn xuống gây ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Dự báo đợt rét này sẽ mang theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như băng giá, sương muối, mưa lớn cục bộ, cùng gió mạnh và sóng lớn trên biển.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và miền Bắc tiếp tục gia tăng

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và miền Bắc tiếp tục gia tăng

Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc lại chìm trong ô nhiễm không khí nghiêm trọng sau vài ngày hưởng không khí trong lành.
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại

Miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại do không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa lớn, biển động mạnh.
Bảo vệ môi trường nông thôn: Hướng tới năm 2025 với mục tiêu phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường nông thôn: Hướng tới năm 2025 với mục tiêu phát triển bền vững

Môi trường nông thôn Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ tình trạng ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các làng nghề.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính