Thứ tư 05/02/2025 18:48Thứ tư 05/02/2025 18:48 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao giá trị cho sản phẩm thịt bò vàng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hà Giang có lợi thế phát triển chăn nuôi bò vàng tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ) với chất lượng thịt vượt trội và được ưa chuộng, UBND tỉnh đã xây dựng thương hiệu riêng biệt với chỉ dẫn địa lý rõ ràng để nâng cao giá trị, phát triển đàn gia súc, và giúp người dân giảm nghèo bền vững.
Nâng cao giá trị cho sản phẩm thịt bò vàng
Thịt bò vàng Hà Giang là góp phần quan trọng để phát triển đàn gia súc và giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, thu nhập của người dân ngày một nâng cao, kéo theo nhu cầu về thịt thương phẩm trên thị trường tăng mạnh, đặc biệt là các loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao và được chăn nuôi theo hình thức tự nhiên đang rất được người tiêu dùng ưa thích. Xuất phát từ nhu cầu này, người chăn nuôi cũng bắt đầu quan tâm đến những giống gia súc bản địa vốn có khả năng thích nghi cao và cho chất lượng thịt thơm, ngon. Bò vàng được nuôi tại Hà Giang - một địa phương có điều kiện tự nhiên và môi trường rất trong lành, ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển; do được nuôi trong điều kiện nguồn thức ăn chủ yếu là cây cỏ tự nhiên và uống nước từ các suối nguồn và nước mưa của vùng núi, nên sản phẩm thịt đảm bảo được chất lượng, không có tồn dư kháng sinh, không có hormone sinh trưởng và đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Bò vàng là giống bò được nuôi chủ yếu tại Hà Giang, chiếm đến 3/4 tổng số bò của tỉnh và được phát triển mạnh mẽ tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn cùng với 2 huyện vùng cao phía Tây. Tính đến thời điểm đầu năm 2024, 6 huyện này có khoảng trên 185.000 con bò vàng. Việc phát triển giống bò vàng tại các huyện này không chỉ giúp nâng cao chất lượng thịt cung cấp cho thị trường mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân cải thiện thu nhập và đời sống, đồng thời bảo vệ và phát huy các giống gia súc bản địa.

Nhằm truy xuất nguồn gốc và bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm bò vàng, trong những năm qua, Dự án phân cấp giảm nghèo tỉnh Hà Giang (CPRP) đã hỗ trợ kinh phí để tỉnh lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt bò vàng Hà Giang. Theo Chỉ dẫn địa lý số 00073 của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho sản phẩm thịt bò vàng Hà Giang, phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại địa bàn 44 xã thuộc 6 huyện trong tỉnh gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

Từ khi được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước. Với giá bán thịt bò tươi bình quân hiện nay từ 350 đến 450 nghìn đồng/kg (tùy loại thịt), có thời điểm trên 600 nghìn đồng/kg (thịt bò khô dao động từ 1.100 - 1.300 nghìn đồng/kg), nghề chăn nuôi bò vàng đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo tiền đề thúc đẩy quá trình giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc tại 6 huyện đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt bò vàng.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho thịt bò vàng Hà Giang góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi và người tham gia chuỗi giá trị. Theo tính toán, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của hộ chăn nuôi tăng từ trên 20% lên 31,6%; của thương lái từ 10% tăng lên 13,5%; của các cơ sở giết mổ từ 10% lên 12,1%; và hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng từ khoảng 12% lên trên 15%.

Các cư dân, doanh nghiệp và công ty trên vùng Cao nguyên đá, đặc biệt là tại tỉnh Hà Giang, cần nắm bắt cơ hội hiện tại bằng việc thiết lập chiến lược, kế hoạch đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi và chế biến thịt bò, từ đó xây dựng một chuỗi giá trị thịt bò Hà Giang mang tính cạnh tranh cao. Việc cấp phép chỉ dẫn địa lý cho thịt bò vàng Hà Giang không chỉ quan trọng với việc phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát triển giống bò bản địa, đưa sản phẩm thịt bò Hà Giang tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời tạo đà thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân.

Bài liên quan

Hà Giang: Huyện Quản Bạ vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cây vụ đông

Hà Giang: Huyện Quản Bạ vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cây vụ đông

Huyện Quản Bạ, Hà Giang đã thực hiện gieo trồng được 1.307,7/1.295 ha, đạt 101% kế hoạch, vượt 12,7 ha so với mục tiêu đề ra.
Hà Giang gần 1.200 ha lúa, 469 ha ngô, 149 ha cây hoa màu bị thiệt hại do bão số 3

Hà Giang gần 1.200 ha lúa, 469 ha ngô, 149 ha cây hoa màu bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 19/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn công tác thăm và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Hà Giang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cầu Ngang: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế

Cầu Ngang: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế

Huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) đang tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, luân canh cây trồng, vật nuôi tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hành trình khẳng định thương hiệu cà phê đặc sản

Hành trình khẳng định thương hiệu cà phê đặc sản

Hợp tác xã (HTX) Cà phê Bích Thao, đặt tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, là một điển hình thành công trong lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê đặc sản. Từ những ngày đầu thành lập với quy mô nhỏ, HTX đã không ngừng nỗ lực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, từng bước khẳng định chất lượng và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
"Chè Tà Xùa Bắc Yên" - Nâng tầm giá trị búp chè cổ thụ

"Chè Tà Xùa Bắc Yên" - Nâng tầm giá trị búp chè cổ thụ

Từ những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh Tà Xùa, người dân Bắc Yên đã tạo nên một đặc sản quý hiếm mang đậm hương vị của núi rừng. Giờ đây, "Chè Tà Xùa Bắc Yên" đã được bảo hộ nhãn hiệu, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng.
Fìn Hò Trà: Hương vị Shan Tuyết vươn tầm OCOP 5 sao

Fìn Hò Trà: Hương vị Shan Tuyết vươn tầm OCOP 5 sao

Hợp tác xã (HTX) chế biến Chè Phìn Hồ, tọa lạc tại thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, là một điểm sáng trong ngành chè Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng với sản phẩm trà Shan Tuyết cổ thụ.
Quảng Nam: Làng nông nghiệp hữu cơ đầu tiên đạt chứng chỉ quốc tế

Quảng Nam: Làng nông nghiệp hữu cơ đầu tiên đạt chứng chỉ quốc tế

Làng Xuân Nam, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa chính thức được cấp các chứng nhận hữu cơ quốc tế từ Mỹ (USDA Organic), Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Đây là bước tiến lớn, mở ra cơ hội phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế của địa phương.
Cam Quang Thuận: Sắc vàng "giải nhiệt" ngày Tết, mang lại no ấm cho người dân

Cam Quang Thuận: Sắc vàng "giải nhiệt" ngày Tết, mang lại no ấm cho người dân

Không chỉ là hương vị ngọt lành cho mâm ngũ quả ngày Tết, cam Quang Thuận (Bắc Kạn) còn là "món quà giải nhiệt" giữa những ngày bận rộn. Sắc cam tươi thắm tô điểm thêm không khí rộn ràng của phiên chợ xuân, mang lại niềm vui và thu nhập cho người dân.
Trái cây Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Trái cây Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa trái cây lớn nhất cả nước, với diện tích gần 400.000 ha, chiếm khoảng 70% sản lượng trái cây của Việt Nam.
Chuối mật mốc Hướng Hóa "cháy hàng" dịp Tết

Chuối mật mốc Hướng Hóa "cháy hàng" dịp Tết

Gần Tết Nguyên đán, người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tất bật thu hoạch chuối mật mốc. Vụ mùa năm nay được mùa, được giá, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao, giúp bà con đón Tết sung túc.
Hội An: Xuân Ất Tỵ bội thu, quất cảnh Cẩm Hà tỏa sáng

Hội An: Xuân Ất Tỵ bội thu, quất cảnh Cẩm Hà tỏa sáng

Làng quất Cẩm Hà (Hội An, Quảng Nam) đang vào mùa thu hoạch, rộn ràng không khí Tết. Vụ quất năm nay được mùa, được giá, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần khẳng định thương hiệu quất cảnh Hội An.
Việt Nam: Vựa lúa của thế giới

Việt Nam: Vựa lúa của thế giới

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đóng góp 15% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, cung cấp lương thực cho 3 tỷ người trên thế giới, khẳng định vị thế quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Đại Từ (Thái Nguyên): Khẩn trương xuống đồng, chuẩn bị cho vụ xuân thắng lợi

Đại Từ (Thái Nguyên): Khẩn trương xuống đồng, chuẩn bị cho vụ xuân thắng lợi

Vụ đông vừa qua, nông dân huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lại tất bật ra đồng, chuẩn bị cho vụ xuân mới. Với phương châm "không cho đất nghỉ", bà con nơi đây đang nỗ lực gieo trồng, chăm sóc, hướng tới một vụ mùa bội thu.
Gà thả đồi: Mô hình chăn nuôi hữu cơ hiệu quả

Gà thả đồi: Mô hình chăn nuôi hữu cơ hiệu quả

Chăn nuôi gà thả đồi là một hình thức chăn nuôi tận dụng diện tích đất đồi, vườn rộng, cho phép gà được vận động tự do trong môi trường tự nhiên. Mô hình này ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng trung du, miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi và cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho thị trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính