Thứ năm 03/04/2025 15:34Thứ năm 03/04/2025 15:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Mối liên hệ mật thiết giữa Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam với chương trình OCOP

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP) là chủ trương lớn của nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới và góp phần xóa đói giảm nghèo. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Mối liên hệ mật thiết giữa Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam với chương trình OCOP
Ảnh minh họa.

Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đây là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình cũng đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc hữu của từng địa phương. Thông qua việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn; ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm… nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương, hết năm 2020, có 3.843 sản phẩm OCOP (Chương trình "mỗi xã một sản phẩm") được 61 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án. So với kế hoạch con số ấy vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm. Tuy nhiên, hiện việc tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa rớt giá, có nơi ứ đọng... nên rất cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp... tính đến hết năm 2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm tham gia OCOP; trong đó có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,6% sản phẩm 4 sao, 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao của 4.479 chủ thể OCOP là các hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh. Năm 2024 phong trào tiếp tục phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.

Rất nhiều địa phương đã đưa sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia chương trình thẩm định. Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP nhiều địa phương đã xếp hạng công nhận và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt chuẩn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân thành công là mục tiêu phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững với những cách làm phù hợp.

Các cấp, chính quyền chú trọng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phù hợp để từ đó kịp thời động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo động lực phát triển phong trào OCOP ngày càng mạnh mẽ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm đặc biệt các sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch; ứng dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm...

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện trọng tâm chương trình là phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Các cơ quan hữu trách tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; thực hiện thanh tra, kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu, logo của tổ chức cá nhân đã được công nhận sản phẩm OCOP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách mạnh, phù hợp để huy động nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khơi dậy, thúc đẩy tính sáng tạo từ chủ thể, doanh nghiệp, HTX, làng nghề tham gia chương trình OCOP. Làm thế nào để sản phẩm OCOP đạt chuẩn hữu cơ chứ không phải làm theo hướng hữu cơ chung chung là vấn đề không dễ giải quyết trong ngày một ngày hai.

Tuy nhiên nhiều sản phẩm OCOP vẫn loay hoay tìm nơi tiêu thụ, đầu ra chưa vững chắc nên hạn chế tới sự phát triển. Hiện nay rất cần một cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững… Ðẩy mạnh hoạt động kết nối Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ Chính phủ, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã và đang được khai thác hiệu quả theo thế mạnh của mỗi địa phương. Ðể xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, nhiều địa phương đã có những bước đi cụ thể, linh hoạt, để thực hiện các nội dung: tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; in tem, nhãn, QR code; in bao bì... Nhiều doanh nghiệp, HTX chỉ mới lấy chứng nhận OCOP mà chưa thật sự quan tâm đưa sản phẩm vào siêu thị, cửa hàng và các điểm “hàng sạch” để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Do đó, nhiều nơi đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hàng OCOP… từ sản xuất đến việc đưa vào hệ thống phân phối hiện đại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu để tiêu thụ. Ðồng thời hoàn thiện những khâu cuối cùng về hồ sơ, thủ tục phát triển để đưa thêm các sản phẩm OCOP vào hệ thống bán buôn, bán lẻ tiếp cận với người tiêu dùng trên địa bàn rộng.

Bài liên quan

Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI

Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI

Quý I/2025, tỉnh Bắc Ninh duy trì vị thế dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đạt hơn 2,2 tỷ USD, trong đó, chủ yếu là các dự án công nghệ cao và bán dẫn.
Quảng Bình: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2024

Quảng Bình: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2024

Trong quý I/2025, ước tính giá trị sản xuất ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (theo giá so sánh 2010) tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2024...
Quảng Ninh: Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô, Vân Đồn

Quảng Ninh: Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô, Vân Đồn

Đại diện các chủ tàu, doanh nghiệp cam kết không tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên ra tuyến đảo thuộc huyện Cô Tô và các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn trong năm 2025.
Quảng Bình: 149 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn gần 1.100 tỷ đồng

Quảng Bình: 149 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn gần 1.100 tỷ đồng

Trong quý I năm 2025, tỉnh Quảng Bình 149 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn lên đến 1.100 tỷ đồng, tăng 13% về số lượng doanh nghiệp đăng ký cùng kỳ...
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tp. Hà Nội mới đây đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP tháng 2/2025 (số liệu tính đến hết ngày 28/2/2025 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2025).
Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Bốn năm sau khi Việt Nam cam kết Net Zero, doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển hướng "xanh" như thế nào để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vinamilk: Đi tìm nguồn sữa tươi thuần khiết

Vinamilk: Đi tìm nguồn sữa tươi thuần khiết

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và nguồn gốc thực phẩm, xu hướng chăn nuôi hữu cơ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vinamilk, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam, đã tiên phong áp dụng mô hình chăn nuôi bò sữa hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu, khẳng định cam kết về chất lượng và sự phát triển bền vững.
Thanh Quốc, thương hiệu nước mắm lâu đời ở Phú Quốc

Thanh Quốc, thương hiệu nước mắm lâu đời ở Phú Quốc

Câu chuyện của Thanh Quốc bắt đầu từ hơn 200 năm trước, với nghề làm nước mắm truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ trong một gia đình tại Phú Quốc. Thấu hiểu giá trị của nghề truyền thống và mong muốn mang hương vị đặc biệt của nước mắm Phú Quốc đến với mọi người, thế hệ sau này đã quyết định thành lập cơ sở sản xuất nước mắm Thanh Quốc, tiền thân của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh nước mắm Thanh Quốc ngày nay.
Góc nhìn thực tiễn và nhận diện sản phẩm hữu cơ

Góc nhìn thực tiễn và nhận diện sản phẩm hữu cơ

Hiện nay nhiều sản phẩm "gắn tên" hữu cơ trên thị trường không biết có đúng tiêu chuẩn hay không, khi người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi liệu sản phẩm có thực sự là hữu cơ hay không? Đặc biệt công tác quản lý các sản phẩm hữu cơ trên thị trường hiện nay vẫn đang còn gặp nhiều thách thức, đáng chú ý một số thuật ngữ thường dùng hiện nay như hướng hữu cơ rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Làm hữu cơ là phải làm theo tiêu chuẩn, theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ do Chính phủ ban hành.
Hà Mỵ đưa hương vị hạt Điều Bình Phước lên tầm cao mới

Hà Mỵ đưa hương vị hạt Điều Bình Phước lên tầm cao mới

Công ty Cổ phần Hà Mỵ, một cái tên quen thuộc trong ngành chế biến và xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam, đã khẳng định vị thế của mình như một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này. Với hơn 18 năm kinh nghiệm, Hà Mỵ không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu uy tín, phát triển bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước.
Tìm hiểu về chăn nuôi ở Australia

Tìm hiểu về chăn nuôi ở Australia

Ngành chăn nuôi ở Australia đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, góp phần đáng kể vào xuất khẩu nông sản và cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho người dân trong nước. Với diện tích đất rộng lớn, khí hậu đa dạng và áp dụng công nghệ tiên tiến, Australia đã xây dựng được một hệ thống chăn nuôi hiệu quả và bền vững, nổi tiếng trên toàn thế giới về chất lượng và sản lượng.
Khải Hoàn 40 năm làm nước mắm

Khải Hoàn 40 năm làm nước mắm

Công ty Cổ phần Thương mại Khải Hoàn, một cái tên quen thuộc và uy tín trong ngành sản xuất nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đặc biệt là tại Phú Quốc. Với lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khải Hoàn đã khẳng định vị thế của mình là một trong những nhà sản xuất nước mắm hàng đầu, góp phần gìn giữ và quảng bá hương vị đặc trưng của nước mắm Phú Quốc ra thị trường trong nước và quốc tế.
Dừa sáp Cầu Kè: Sản phẩm đặc hữu Trà Vinh

Dừa sáp Cầu Kè: Sản phẩm đặc hữu Trà Vinh

Công ty TNHH Chế biến Dừa sáp Cầu Kè, hay còn được biết đến với thương hiệu Vicosap, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm giá trị đặc sản dừa sáp Cầu Kè, Trà Vinh. Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh dừa sáp tươi, Vicosap đã mạnh dạn đầu tư vào chế biến sâu, tạo ra nhiều dòng sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá đặc sản địa phương đến với thế giới.
Hồi sinh và nâng tầm mật hoa dừa Trà Vinh

Hồi sinh và nâng tầm mật hoa dừa Trà Vinh

Công ty TNHH Trà Vinh Farm, được biết đến rộng rãi với thương hiệu Sokfarm, đã và đang tạo nên một câu chuyện đầy cảm hứng về sự hồi sinh của nghề thu mật hoa dừa truyền thống của người Khmer Nam Bộ tại Trà Vinh. Không chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, Sokfarm còn mang trong mình sứ mệnh xã hội, tạo sinh kế bền vững cho người nông dân, bảo vệ môi trường và mang đến những sản phẩm mật hoa dừa chất lượng cao cho cộng đồng.
Thái Nguyên đi đầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Thái Nguyên đi đầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Thái Nguyên là một trong những tỉnh tiên phong và phát triển mạnh mẽ nhất về sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực thế mạnh chè và nấm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm canh tác lâu đời và sự quan tâm của chính quyền, nông nghiệp hữu cơ ở Thái Nguyên đang ngày càng khẳng định vị thế và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đường đi của gạo ST chinh phục những thị trường khó tính

Đường đi của gạo ST chinh phục những thị trường khó tính

Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí, đặt tại tỉnh Sóc Trăng, là một cái tên không còn xa lạ trong ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạo. Thương hiệu gắn liền với tên tuổi Kỹ sư Hồ Quang Cua, Anh hùng Lao động, Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, sản xuất và phân phối các giống lúa ST nổi tiếng, trong đó có gạo ST25 - loại gạo từng đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới” năm 2019.
Thương hiệu "Vịt biển Đoàn Văn Vươn"

Thương hiệu "Vịt biển Đoàn Văn Vươn"

Đoàn Văn Vươn, một người dân Tiên Lãng, Hải Phòng, không chỉ nổi tiếng với những biến cố liên quan đến cưỡng chế đất đai trái pháp luật mà còn được biết đến là người tiên phong trong việc nuôi vịt biển thành công tại vùng ven biển. Câu chuyện về hành trình làm giàu từ vịt biển của ông là minh chứng cho ý chí kiên cường, sáng tạo và tinh thần vượt khó của người nông dân.
Thoại Sơn góp phần phát triển ngành lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long

Thoại Sơn góp phần phát triển ngành lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long

Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Thoại Sơn, một thành viên của Tập đoàn Lộc Trời, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Với vị trí chiến lược tại huyện Thoại Sơn, vựa lúa lớn của tỉnh, công ty tập trung vào chế biến, kinh doanh lúa gạo, góp phần nâng cao giá trị nông sản và đời sống người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính