![]() |
Mô hình lúa tôm đạt tiêu chuẩn ASC. |
ASC là cụm từ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council, là tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản bền vững được thiết lập bởi Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) vào năm 2010, đề cao mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản một cách có trách nhiệm và bền vững.
Chứng nhận ASC đánh giá các trang trại nuôi trồng thủy sản dựa trên các tiêu chí sau: Môi trường: Trang trại phải chứng minh rằng họ không gây hại đến môi trường xung quanh; Xã hội: Trang trại phải chứng minh rằng họ đối xử công bằng và nhân đạo với người lao động; Kinh tế: Trang trại phải chứng minh rằng họ hoạt động có hiệu quả và bền vữngMỗi tiêu chí đều được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tính minh bạch và khách quan.
Nuôi tôm đạt chứng nhận ASC tập trung vào việc tạo ra một môi trường sống tự nhiên nhất có thể cho tôm. Điều này bao gồm việc sử dụng các vật liệu hữu cơ, giảm thiểu hóa chất độc hại và khuyến khích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Hệ vi sinh vật này không chỉ giúp kiểm soát chất lượng nước mà còn tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Quản lý nước là yếu tố quan trọng nhất trong nuôi tôm sinh thái. Nước được sử dụng phải có chất lượng tốt, không chứa hóa chất độc hại và có độ pH ổn định.
Thức ăn cho tôm sinh thái cần phải đảm bảo chất lượng và nguồn gốc tự nhiên. Phân bón hữu cơ, vi tảo, và các loại thức ăn không chứa GMO là lựa chọn tối ưu. Mô hình nuôi này thường khuyến khích việc sử dụng thức ăn tự làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng giá trị dinh dưỡng cho tôm.
Sản phẩm tôm đạt chứng nhận ASC cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về lao động. Việc đối xử nhân đạo, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và công bằng cho người lao động là điều kiện tiên quyết.
An toàn sinh học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong nuôi tôm sinh thái. Để phòng ngừa dịch bệnh, người nuôi nên áp dụng các biện pháp như vệ sinh ao nuôi, kiểm soát sự xâm nhập của động vật hoang dã và chỉ sử dụng giống tôm có nguồn gốc rõ ràng.
Mô hình Tôm lúa đạt chứng nhận ASC không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi. Sản phẩm tôm đạt chứng nhận được khách hàng ưa chuộng, giúp tăng giá trị thương phẩm. Hơn nữa, việc tiết kiệm chi phí vật tư nhờ vào việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và giảm thiểu hóa chất sẽ giúp tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Ông Trần Văn Tính, ấp 9 xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, là một điển hình thành công của mô hình lúa – tôm đạt chứng nhận ASC trên diện tích 4 héc-ta. Trước đây, phương thức canh tác truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc tham gia mô hình ASC đã mang lại sự ổn định đáng kể. Ông Tính chia sẻ, mô hình này không chỉ bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm gạo thơm và tôm sạch mà còn tạo điều kiện thuận lợi về kỹ thuật, nguồn cung ứng vật tư chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm với giá ưu đãi, cao hơn thị trường từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg, nhờ sự đồng bộ trong sản xuất và cam kết bao tiêu sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận. Sự an tâm về đầu vào và đầu ra đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình ông.
ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2010 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội. ASC xây dựng hai tiêu chuẩn thành phần: Tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại nuôi trồng thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối). Tuy nhiên, hiện nay, ASC chỉ mới hoàn thiện tiêu chuẩn đối với trang trại. |