Thứ tư 02/04/2025 11:14Thứ tư 02/04/2025 11:14 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hợp tác đầu tư từ Nhật Bản giúp thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại Việt nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhật Bản không chỉ là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, mà còn là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Với thế mạnh kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tư duy phát triển bền vững, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng mang lại tiềm năng hợp tác đầu tư lớn giúp thúc đẩy nông nghiệp thông minh và công nghệ cao tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Nhật Bản chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư, Việt Nam hiện đang có những điểm sáng mới, chuyển đổi trong cơ cấu đầu tư, nguồn lao động dồi dào, tăng cường tham gia đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. - Ảnh minh họa.

Nhằm tăng cường hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, với trọng tâm là phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngày 13/12, tại Hà Nội, Diễn đàn Thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm, đầu tư xanh cho tăng trưởng xanh ngành nông nghiệp - Tiềm năng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp công nghệ, nông nghiệp thông minh Nhật Bản, do Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản phối hợp tổ chức. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp hai nước cùng chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu công nghệ tiên tiến và mở ra các cơ hội hợp tác mới theo hướng hiện đại, trách nhiệm và bền vững.

Theo đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, từ lâu Nhật Bản đã là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Nhật Bản có thế mạnh về công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh, điều mà Việt Nam rất cần để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

10 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27 tỷ USD, và con số này tăng lên 31 tỷ USD vào cuối tháng 11, cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Trong đó, Nhật Bản chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư, Việt Nam hiện đang có những điểm sáng mới, chuyển đổi trong cơ cấu đầu tư, nguồn lao động dồi dào, tăng cường tham gia đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) cũng đang mở ra dư địa lớn cho hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài, hướng tới một tương lai tốt đẹp cho cả hai quốc gia.

Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1 Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để xây dựng bền ...

Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2 Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. ...

Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 với ...

Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đánh giá một yếu tố quan trọng nữa trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là các chính sách ưu đãi và 3 hiệp định thương mại tự do là CPTPP, RCEP và AJCEP và hợp tác song phương VJEPA mà hai nước đã ký kết. Việt Nam hiện nay có độ mở nền kinh tế cao, với nhiều cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Các FTA giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu trong ngành nông nghiệp.

Về phía Nhật Bản, ông Sato Fumiaki, Phó Giám đốc Cục Xuất khẩu và quan hệ quốc tế khẳng định nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản khi cả hai quốc gia có nhiều điểm chung về khí hậu và thiên nhiên phong phú, đặc biệt trong việc trồng trọt và sản xuất lương thực, với gạo là một mặt hàng lương thực chính.

Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên phong phú là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nhật Bản cam kết sẽ chia sẻ kiến thức và công nghệ với Việt Nam giúp thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh, bền vững. Cam kết hợp tác xanh, giảm phát thải carbon giữa Nhật Bản và ASEAN sẽ là tiền đề cho hợp tác sâu rộng hơn giữa hai quốc gia, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại và phát thải thấp.

Bài liên quan

AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội Lê Minh Hoan sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phải gắn liền với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đưa hàng Việt Nam chất lượng cao lên một tầm cao mới.
Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu cho tương lai

Nghệ An – vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp đang từng bước chuyển mình với những mô hình sản xuất hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, nâng tầm vị thế nông sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại nông nghiệp chủ chốt của Argentina

Việt Nam trở thành đối tác thương mại nông nghiệp chủ chốt của Argentina

Theo TTXVN, tờ La Nacion – nhật báo hàng đầu của Argentina dẫn số liệu thống kê của Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR), sàn giao dịch nông phẩm lớn nhất Argentina, cho biết Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại nông nghiệp chủ chốt của nước này.
Quảng Ninh: Tổ chức hội đàm hợp tác nông nghiệp thông minh

Quảng Ninh: Tổ chức hội đàm hợp tác nông nghiệp thông minh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Sở Nông nghiệp và Nông thôn Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức hội đàm hợp tác nông nghiệp thông minh.
Đức Linh: Đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp

Đức Linh: Đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp

Huyện Đức Linh (Bình Thuận) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới như sử dụng phân hữu cơ, giống lúa mới, "cánh đồng không dấu chân", nuôi chim bồ câu hữu cơ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.
Xuất khẩu Chuối Việt Nam: Con đường phát triển vẫn gập ghềnh

Xuất khẩu Chuối Việt Nam: Con đường phát triển vẫn gập ghềnh

Chuối là một trong những loại trái cây quan trọng của Việt Nam, không chỉ đóng vai trò trong tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Với sản lượng lớn, chuối Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Na Uy nghiên cứu biến cỏ tươi thành một loại thức ăn có khả năng cạnh tranh với các nguồn protein hiện có trong nuôi trồng thủy sản.
Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Trong tiến trình xã hội số hóa, chuyển đổi số và AI trở thành xu hướng tất yếu, tác động sâu rộng đến đời sống. Thấu hiểu điều này, Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn đã đề xuất ý tưởng bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi, những người đang khao khát làm chủ công nghệ nhưng thiếu cơ hội tiếp cận.
AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số hóa trong ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào chăn nuôi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo ra những trang trại thông minh và bền vững.
Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Sử dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi đang tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất thực phẩm, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người chăn nuôi.
Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Thành phố để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển đổi số và một số đơn vị trực thuộc liên quan về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Cục.
Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy bay không người lái (drone) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp. Drone không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là một phần không thể thiếu trong quản lý nông nghiệp hiện đại. Việc quản lý drone hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
Chuyển đổi số và AI: Cầu nối xóa nhòa khoảng cách thế hệ

Chuyển đổi số và AI: Cầu nối xóa nhòa khoảng cách thế hệ

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện cách thức hoạt động, sản xuất và tiêu dùng dựa trên công nghệ số. Đối với người cao tuổi, chuyển đổi số và AI mang lại những lợi ích thiết thực.
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số.
Doanh nghiệp và ESG: Con đường phát triển tất yếu

Doanh nghiệp và ESG: Con đường phát triển tất yếu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và các vấn đề quản trị doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết, tiêu chí ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành thước đo quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp tiên phong áp dụng ESG không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn gặt hái được nhiều lợi ích thiết thực, tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Ngày 15/3/2025, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Định hướng Hoạt động Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2025-2030” kết hợp với lễ phát động cuộc thi “Sinh viên Khởi nghiệp - Dẫn lối Tương lai 2025”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, mở ra cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Đề án 06

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Chỉ thị này nhấn mạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ còn chậm trễ, tái cấu trúc quy trình, và khai thác tối đa dữ liệu số hóa nhằm phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính