Thứ năm 26/12/2024 17:50Thứ năm 26/12/2024 17:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hiểu thị trường, hợp tác và xây dựng thương hiệu để đưa nông sản Hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bà Đặng Thị Bích Hường, Phó Chủ tịch, TTK Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có những chia sẻ rất thực tế trước việc nông sản Hữu cơ Việt Nam hiện đang gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu.
Hiểu thị trường, hợp tác và xây dựng thương hiệu để đưa nông sản Hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn chung nông sản Việt Nam vẫn bán với giá thấp và gặp nhiều khó khăn để xuất khẩu tới các thị trường khó tính. Với nông sản hữu cơ lại càng là một bài toán khó, bởi đây là những sản phẩm chất lượng nên không dễ để có thị phần. Trước thực trạng này, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Đặng Thị Bích Hường, Phó Chủ tịch, TTK Hiệp hội nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.

PV: Xuất khẩu nông sản nói chung và nông sản Hữu cơ nói riêng luôn là một bài toán khó với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo bà, hiện các doanh nghiệp Việt Nam gặp những khó khăn gì trong việc đưa nông sản Hữu cơ ra thị trường thế giới?

Bà Đặng Thị Bích Hường: Theo tôi những khó khăn không chỉ với sản phẩm hữu cơ mà đây cũng là khó khăn chung cho nông sản Việt Nam khi đưa ra thị trường thế giới. Vì thế, các doanh nghiệp cần hiểu rào cản nằm ở đâu và giải quyết vấn đề như thế nào để có thể Xúc tiến thương mại nông sản Hữu cơ ra thị trường quốc tế.

1. Hiểu thị trường: Thông thường nếu sản xuất với tư duy phục vụ thị trường sẽ cần có khảo sát thị trường trước, sau đó mới lên kế hoạch sản xuất. Nhưng nhà sản xuất nông sản nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng thường đi ngược lại, đó là chủ động chọn giống, trồng cây/chăn nuôi, rồi khi có sản phẩm mới tìm thị trường tiêu thụ. Việc này khiến chi phí tiếp cận thị trường tăng lên, thậm chí vượt ngoài năng lực đầu tư của doanh nghiệp/nhà sản xuất.

2. Cần hợp tác: Doanh nghiệp sản xuất hữu cơ chủ yếu vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy việc hợp tác, đi cùng nhau ra thị trường rất quan trọng, đây là một trong những cản trở cho hàng hữu cơ Việt Nam ra thế giới khi sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn. Việc hợp tác, hợp thương để đưa hàng xuất khẩu cùng nhau là một giải pháp Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã đưa ra và được các doanh nghiệp ủng hộ cũng như đồng hành.

Hàng năm chúng tôi tổ chức các đoàn giao thương tới Đức, Mỹ, Trung Quốc, Úc đều có sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn có, vừa và nhỏ có, nhưng chúng tôi luôn hỗ trợ các giải pháp đi Xúc tiến thương mại cùng nhau nhằm giảm tối đa chi phí cho Doanh nghiệp, trong khi tận dụng được lợi thế của các doanh nghiệp thành viên trong đoàn, có những chuyến xuất chung hàng hữu cơ đã được tổ chức thành công và đã giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí vận chuyển, lưu kho tại nước ngoài.

3. Thương hiệu: Khi đưa doanh nghiệp đi xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế, tôi nhận thấy các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam có thể rất ngon, chất lượng tốt nhưng việc chúng ta tự định vị mình là doanh nghiệp bán buôn và không xây dựng thương hiệu bán lẻ, không chú tâm kể những câu chuyện về sản phẩm đủ hấp dẫn người mua là một yếu điểm, trong khi giá trị gia tăng chủ yếu được thu từ bán lẻ và xây dựng thương hiệu.

Một sản phẩm cần phải có thương hiệu, có câu chuyện thì giá trị sẽ được nhân lên từ đó, như câu chuyện chè Việt Nam bán sang Đài Loan và gắn mác chè Đài Loan xuất sang châu Âu bán giá cao gấp 10 lần giá mua chè từ Việt Nam. Như vậy chất lượng sản phẩm rõ ràng không đổi, chỉ có thương hiệu và câu chuyện thay đổi, giá bán của một sản phẩm đã được nhân lên 10 lần.

4. Giá thành cao: Việc sản xuất hữu cơ manh mún, chưa chủ động được vật tư đầu vào do còn nhiều sản phẩm vật tư nhập khẩu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học…) và tốn nhiều chi phí quản lý vùng sản xuất hữu cơ đã khiến giá thành sản phẩm hữu cơ Việt Nam cao hơn so với các nước khu vực như Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka… Điều này khiến tính cạnh tranh của sản phẩm hữu cơ Việt Nam trong khu vực chưa cao. Để tăng cường tính cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp giảm giá thành như sử dụng các vật tư đầu vào tại địa phương hoặc quy hoạch vùng nguyên liệu sao cho dễ quản lý và giảm thiểu rủi ro khi đánh giá chứng nhận…

Hiểu thị trường, hợp tác và xây dựng thương hiệu để đưa nông sản Hữu cơ Việt Nam ra thế giới
Đoàn VOAA cùng 19 doanh nghiệp, hợp tác xã hữu cơ, giảng viên đại học, chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam tham gia chuyến tham quan học tập hữu cơ tại Úc do Mekong Organics tổ chức hồi tháng 3/2024.

PV: Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, bà đã dẫn đoàn các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ hương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm Hữu cơ Biofach 2024 (13-16/2/2024) tại Nuremberg, Đức. Đây là lần thứ 7 liên tiếp Việt Nam góp mặt tại Biofach, theo bà xu hướng thương mại Hữu cơ thế giới đã có những thay đổi gì và các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mình ra sao để theo kịp dòng chảy của thị trường?

Bà Đặng Thị Bích Hường: Thực ra hàng năm chúng tôi đều có các đoàn xúc tiến thương mại quốc tế, đặc biệt tháng 2 mỗi năm đều có đoàn tham gia Biofach Đức, đến nay đã được 7 năm liên tiếp và tôi thấy rằng, mỗi năm khi tham gia hội chợ đều thấy xu hướng mới của thị trường.

Nếu như cách đây 7 năm, gian hàng phô mai, sản phẩm từ sữa hữu cơ, các sản phẩm từ thịt hữu cơ (chân lợn ủ muối, xúc xích…) chiếm tới 30% các gian hàng hữu cơ châu Âu thì 2 năm gần đây tôi thấy sản phẩm planbase (có nguồn gốc từ thực vật) đã lên ngôi thấy rõ, khi các sản phẩm sữa hạt được lên kệ và bơ đậu phộng, bơ lạc thay thế bơ động vật…

Từ tỉ lệ các gian hàng tại Biofach cũng như thăm quan các chuỗi siêu thị hữu cơ lớn ở Đức như Rewe, Edeka… tôi nhận thấy rằng các sản phẩm từ ngũ cốc và các loại hạt được ưu tiên tiêu dùng hơn. Có lẽ vì tính an toàn của các sản phẩm này nên ngày càng nhiều người ăn kiêng, hay có chế độ dinh dưỡng được cho là lành mạnh hơn cho cơ thể thì các sản phẩm này đã dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới, đặc biệt thuận lợi cho các sản phẩm từ Việt Nam như: điều, dừa, quế, hồi, chè, gia vị, gạo…

Với thị trường Mỹ, doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ năm 2023 cho thấy các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng hữu cơ đang lên ngôi, tuy nhiên dẫn đầu tiêu dùng sản phẩm hữu cơ vẫn là rau, quả tươi… Như vậy, thị trường hữu cơ Thế giới rõ ràng đang có sự dịch chuyển và theo hướng có lợi cho các sản phẩm là lợi thế của Việt Nam, các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là sản phẩm từ trồng trọt và thủy sản (tôm). Đây là cơ hội mở rộng vùng sản xuất để tiến vào các thị trường hữu cơ cao cấp hơn cho Việt Nam.

Hiểu thị trường, hợp tác và xây dựng thương hiệu để đưa nông sản Hữu cơ Việt Nam ra thế giới
Đoàn Việt Nam có 7 năm liên tiếp tham dự hội chợ Biofach (Đức).

PV: Tháng 3/2024 vừa qua, VOAA cùng 19 doanh nghiệp, hợp tác xã hữu cơ, giảng viên đại học, chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam tham gia chuyến tham quan học tập hữu cơ tại Úc do Mekong Organics tổ chức, đặc biệt là có các hoạt động xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt – Úc. Với một thị trường rộng lớn như xứ sở chuột túi, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội như thế nào để từ đó mở rộng ra các thị trường khác, thưa bà?

Bà Đặng Thị Bích Hường: Với thị trường Úc, tôi thấy có sự khác biệt đôi chút với châu Âu, có lẽ Úc có thói quen tiêu dùng gần với Mỹ hơn. Tôi nhận thấy cơ hội cho các sản phẩm hữu cơ Việt Nam tại Úc là rất lớn, vì Việt Nam và Úc hiện nay là đối tác chiến lược toàn diện. Việc nâng cấp mối quan hệ giữa 02 quốc gia giúp tăng cường tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau; sẽ tạo động lực tích cực, tạo điều kiện huy động và tập trung nguồn lực cho các ưu tiên hợp tác đặc biệt về kinh tế, khoa học-công nghệ, phát triển bền vững…

Mặc dù Úc là quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất thế giới, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên cũng như lịch sử canh tác cũng như các quy định ngặt nghèo trong quản lý nước ở Úc, mỗi năm các vùng canh tác hữu cơ ở Úc chỉ khai thác khoảng 30-50% diện tích đất, diện tích đất còn lại đa phần sẽ cho đất nghỉ hoặc chăn thả gia súc luân phiên.

Việc nhập khẩu các sản phẩm tươi sang Úc (trái cây, rau tươi,…) phải áp dụng các quy định rất ngặt nghèo do quy định kiểm soát an ninh sinh học của Úc, tuy nhiên hàng rào này nới lỏng hơn với các sản phẩm đóng hộp, đã qua chế biến… Chính vì vậy cơ hội rộng mở hơn cho các sản phẩm hữu cơ Việt Nam là các sản phẩm đã qua chế biến, sẵn sàng để ăn (ready to eat), như đồ ăn vặt hữu cơ (snack), bún, phở ăn liền hữu cơ, trái cây, củ quả hữu cơ sấy, nước uống hữu cơ đóng lon/chai (nước dừa, nước mía, nước năng lượng, các loại trà…), gia vị hữu cơ tiện lợi (gói gia vị phở, gia vị ướp gà…).

Như vậy tôi thấy rằng sau đại dịch Covid-19 thế giới đã thay đổi, thói quen tiêu dùng thay đổi, mặc dù kinh tế khó khăn hơn nhưng vẫn có những cơ hội mới, tiềm năng cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam cả ở Mỹ, châu Âu, Úc, thậm chí Trung Quốc… Chúng tôi là Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và chúng tôi nhìn thấy những cơ hội mới, sẵn sàng kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp hữu cơ Việt Nam để đưa tàu ra biển lớn, mong rằng thời gian sắp tới sẽ tập hợp được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hữu cơ hơn nữa để cùng nhau đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam ra thị trường quốc tế.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Bài liên quan

FDI từ Trung Quốc dự kiến tăng vọt: Liệu có còn cơ hội Startup nông nghiệp Việt?

FDI từ Trung Quốc dự kiến tăng vọt: Liệu có còn cơ hội Startup nông nghiệp Việt?

Chính quyền của Tổng thống Donald J. Trump chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng với những dự đoán sẽ tiếp tục áp đặt hàng rào thuế quan lên hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ nước này vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh từ năm 2025. Liệu làn sóng này sẽ nhấn chìm những startup nông nghiệp Việt vốn đang chật vật tìm đầu ra trong giai đoạn hiện tại, hay sẽ là "cơ hội vàng" để chúng ta vươn mình ra biển lớn?
Hải Dương: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP

Hải Dương: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Chí Linh đã tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm nông sản, chế biến nông sản năm 2024.
Nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản

Nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính 11 tháng năm 2024, Việt Nam có 7 mặt hàng nông, lâm, thủy ản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD, gồm: gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 12,11 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; rau quả 4,56 tỷ USD, tăng 33,9%; cà phê 4,53 tỷ USD, tăng 30,5%; gạo 4,07 tỷ USD, tăng 14,6%; tôm 3,19 tỷ USD, tăng 20,5%; cá tra 1,72 tỷ USD, tăng 10,1%; và hạt tiêu thặng dư 1,07 tỷ USD, tăng 43,5%.
Gia Lai đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao giá trị nông sản

Gia Lai đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao giá trị nông sản

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2909/KH-UBND, triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Với tính đa dạng về khí hậu, đất đai, cho phép Hòa Bình thích ứng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây ăn quả, bao gồm cả những cây ôn đới và cây nhiệt đới.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa nông sản, thực phẩm những tháng cuối năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa nông sản, thực phẩm những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng xanh, sạch, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các địa phương tập trung sản xuất theo kế hoạch nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa nông sản, thực phẩm cho những tháng cuối năm 2024 và kế hoạch sản xuất năm 2025 phù hợp với nhu cầu, diễn biến của thị trường, hạn chế các tác động đến giá cả tại thị trường trong nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Mô hình chăn nuôi dê "hốt bạc" ở Tiền Giang

Mô hình chăn nuôi dê "hốt bạc" ở Tiền Giang

Thị trường dê thịt khởi sắc, giá cả tăng cao, mô hình chăn nuôi dê ở Tiền Giang đang mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là ở các vùng ven biển.
Chanh leo Việt Nam sắp "vàng" trên đất Mỹ

Chanh leo Việt Nam sắp "vàng" trên đất Mỹ

Dự kiến năm 2025, chanh leo Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả nói chung và người trồng chanh dây nói riêng.
Hàng Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường Anh

Hàng Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường Anh

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, cho thấy sự ưa chuộng ngày càng tăng của người tiêu dùng Anh đối với hàng Việt Nam.
Lai Châu chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

Lai Châu chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

Rét đậm, rét hại bao trùm Lai Châu, chính quyền và người dân đồng lòng triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn gia súc, từ che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn đến tiêm phòng dịch bệnh.
Nghịch lý thiếu hụt nhân lực ngành nông nghiệp

Nghịch lý thiếu hụt nhân lực ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với nghịch lý: tuyển sinh khó khăn nhưng doanh nghiệp lại thiếu nhân lực trầm trọng.
Thị trường sầu riêng Tiền Giang: Từ sôi động đến trầm lắng

Thị trường sầu riêng Tiền Giang: Từ sôi động đến trầm lắng

Thị trường sầu riêng Tiền Giang đang chứng kiến sự thay đổi đáng kể, so với không khí sôi động của năm trước, hiện tại, hoạt động kinh doanh mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn.
Gạo Việt "lao dốc" vì lo ngại mất khách hàng lớn

Gạo Việt "lao dốc" vì lo ngại mất khách hàng lớn

Thị trường gạo xuất khẩu châu Á đang chứng kiến những biến động mạnh. Giá gạo Ấn Độ giảm do đồng rupee yếu và nguồn cung dồi dào.
Hà Nội chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Hà Nội chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Hà Nội đang tích cực chuẩn bị nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào, đa dạng, đảm bảo chất lượng và bình ổn giá để phục vụ nhu cầu tăng cao của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Gò Công Tây (Tiền Giang): Điểm sáng trong phát triển kinh tế tập thể

Gò Công Tây (Tiền Giang): Điểm sáng trong phát triển kinh tế tập thể

Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đang gặt hái nhiều thành công trong phát triển kinh tế tập thể, với các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thanh Hóa: Mở rộng cửa xuất khẩu nông sản nhờ mã số vùng trồng

Thanh Hóa: Mở rộng cửa xuất khẩu nông sản nhờ mã số vùng trồng

Thanh Hóa đã xây dựng được 80 mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu, mở ra cơ hội đưa nông sản vươn ra thị trường thế giới và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngành gỗ Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng ấn tượng và những thách thức phía trước

Ngành gỗ Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng ấn tượng và những thách thức phía trước

Ngành gỗ Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024 nhờ vào thị trường Mỹ, nhưng đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025 do những biến động chính sách tiềm tàng.
Nông sản Việt Nam bứt phá ngoạn mục, đạt kỷ lục xuất khẩu mới

Nông sản Việt Nam bứt phá ngoạn mục, đạt kỷ lục xuất khẩu mới

Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam năm 2024 đạt kỷ lục mới với kim ngạch trên 62 tỷ USD, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp và mở ra nhiều kỳ vọng trong kỷ nguyên mới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính