Thứ tư 19/03/2025 22:49Thứ tư 19/03/2025 22:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hà Tĩnh: Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đối với các vùng nông thôn, tình trạng đốt, xả rác rơm rạ sau thu hoạch gây khói bụi, ô nhiễm, cản trở giao thông trở thành nỗi ám ảnh. Giải quyết thực trạng đó, Hà Tĩnh đã triển khai hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý giúp giảm chi phí phân bón, tạo ra nhiều lợi ích.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, trên nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh là hình ảnh khói bụi mù mịt từ việc đốt rơm, rạ của bà con nông dân. Không những gây ô nhiễm môi trường mà các chất hữu cơ có trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng; gây mất cân bằng hệ sinh thái...

Khói bay mù mịt từ việc đốt rơm, rạ sau mùa thu hoạch

Được biết, toàn tỉnh Hà Tĩnh đến nay đã thu hoạch được gần 36.000ha lúa Xuân, đạt khoảng 60% diện tích. Các huyện dẫn đầu như: Can Lộc (hơn 6.000ha), Đức Thọ (5.000ha), Nghi Xuân (3.000ha)… và đang bước vào cao điểm thu hoạch lúa Xuân.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các địa phương cần đốc thúc bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động tối đa nhân lực, máy móc, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Hè Xuân. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, tận dụng các điều kiện để tập trung phơi, sấy, chống thất thoát sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng lúa gạo.

Khói bay mù mịt gây cản trở giao thông từ việc đốt rơm,p rạ

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đưa ra giải pháp, về việc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch nhằm hạn chế khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí tài nguyên. Thực hiện theo hướng dẫn, Hội Nông dân các cấp tại Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sử dụng chế phẩm để xử lý thành phân bón, góp phần giảm chi phí sản xuất; nâng cao trách nhiệm của nông dân trong bảo vệ môi trường nông thôn.

Những ngày qua, Hội Nông dân huyện Đức Thọ đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung Tâm ứng dụng và Chuyển giao Khoa học Kỷ thuật huyện đã chủ động tổ chức hướng dẫn bà còn sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh để xử lý rơm, rạ tại các chân ruộng. Theo các chuyên gia phân tích, cách làm này sẽ làm cho rơm, rạ phân hủy nhanh thành các chất dễ hấp thụ cho cây lúa, tạo độ tơi xốp cho đất, cây trồng vụ tiếp theo dễ hấp thụ ôxy.

Dùng chế phẩm sinh học để xử lý mang lại nhiều lợi ích thay vì việc đốt rơm trên cánh đồng vừa thu hoạch lúa

Theo đó, việc xử lý rơm ra được thực hiện theo hai phương pháp cơ bản. Phương pháp thứ nhất sử dụng chế phẩm để tiêu hủy gốc rơm rạ tại chân ruộng. Về phương pháp này, theo hướng dẫn, chỉ cần sử dụng 1 – 3kg chế phẩm Lacto Powder T/1 sào, rải đều lên mặt ruộng, sau đó cho máy cày xới đất, đập dập gốc rạ, tháo nước vào, lượng nước cho vào chân giao động tốt nhất từ 3 – 5cm, rồi ủ ruộng từ 7 – 10 ngày mới tiến hàng bừa cấy. Ngoài ra, có thể xử lý rơm thành phân hữu cơ ngay tại nhà bằng cách xử lý, rải một lớp rơm khô, rắc một lớp chế phẩm, rồi tưới một lượng nước vừa phải để tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi sinh phát triển.

Chế phẩm sinh học dùng phân huỷ gốc rạ tươi

Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch hiện đã được thực hiện không chỉ tại Đức Thọ mà các huyện như Can Lộc, Hương Khê, Kỳ Anh, Nghi Xuân… của tỉnh Hà Tĩnh cũng đã áp dụng, giúp bà con thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất, tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, đồng thời chế phẩm còn bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, hạ phèn và giải độc hữu hiệu. Mặt khác, sử dụng chế phẩm để xử lý còn góp phần khắc phục tình trạng đốt chân rơm gây ô nhiễm môi trường- Một trong những vấn đề khiến dư luận bất bình mỗi khi bước vào cao điểm mùa thu hoạch lúa.

tapchinongthonmoi.vn

Bài liên quan

Nâng cao nhận thức về nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ qua giáo dục

Nâng cao nhận thức về nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ qua giáo dục

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển, việc trẻ em xa rời với nông nghiệp, với nguồn gốc thực phẩm đang trở thành một vấn đề đáng báo động. Nhiều em nhỏ chỉ quen thuộc với những sản phẩm chế biến sẵn trên kệ siêu thị mà không hề có khái niệm về quá trình sản xuất ra chúng. Điều này không chỉ tạo nên khoảng cách giữa con người với thiên nhiên mà còn ảnh hưởng đến nhận thức về an ninh lương thực và phát triển bền vững.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy tăng trưởng xanh

Phát triển nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy tăng trưởng xanh

Trên thế giới, tăng trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Những năm qua, Việt Nam đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và áp dụng công nghệ để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Nông nghiệp xanh ở Nghệ An: Bước đột phá và thử thách mới trong năm 2025

Nông nghiệp xanh ở Nghệ An: Bước đột phá và thử thách mới trong năm 2025

Nông nghiệp Nghệ An đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng nông nghiệp xanh, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, mô hình này cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Năng lượng xanh, nông nghiệp sạch

Năng lượng xanh, nông nghiệp sạch

Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi xanh trên nhiều lĩnh vực, từ năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững đến giao thông xanh và du lịch sinh thái, với mục tiêu hướng tới một nền kinh tế bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Trong năm 2025 tỉnh Thái Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt từ 0,6% trở lên.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kiên Giang đẩy mạnh triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải

Kiên Giang đẩy mạnh triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải

Kiên Giang tích cực triển khai mô hình lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo đề án 1 triệu ha. Mô hình tại Hòn Đất cho thấy năng suất cao, giảm chi phí, giảm phát thải.
Ngành nuôi tôm ĐBSCL khởi sắc nhờ giá tăng mạnh

Ngành nuôi tôm ĐBSCL khởi sắc nhờ giá tăng mạnh

Những tháng đầu năm 2025, người nuôi tôm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận mức giá tôm cao nhất trong nhiều năm, tạo động lực lớn cho ngành thủy sản. Đây là tín hiệu tích cực sau giai đoạn gần hai năm giá tôm xuống thấp.
Đông Á đưa hương vị Dừa Bến Tre ra thế giới

Đông Á đưa hương vị Dừa Bến Tre ra thế giới

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á, một cái tên quen thuộc gắn liền với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, đã trải qua một hành trình dài đầy thăng trầm để khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ một cơ sở sản xuất thủ công nhỏ, Đông Á đã vươn mình trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần quan trọng vào việc quảng bá hương vị dừa Bến Tre đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm sản phẩm địa phương, vươn mình ra thị trường lớn

OCOP Thái Bình: Nâng tầm sản phẩm địa phương, vươn mình ra thị trường lớn

Sau 6 năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang đến diện mạo mới cho nông sản Thái Bình, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng thương hiệu địa phương.
Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công

Thăm quan, trải nghiệm quy trình hữu cơ tại vườn cà phê của Công ty Vương Thành Công

Với tư cách là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam, Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và có giá trị gia tăng cao, cà phê chất lượng cao đang nổi lên như một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho nông dân địa phương.
Hoài Trung đệ nhất trà Phú Thọ

Hoài Trung đệ nhất trà Phú Thọ

Công ty TNHH Chè Hoài Trung đã khẳng định vị thế của mình như một trong những đơn vị sản xuất trà uy tín hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Chè Hoài Trung không chỉ gìn giữ những giá trị truyền thống của nghề trà mà còn không ngừng đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm trà chất lượng cao, đậm đà hương vị đặc trưng của vùng đất trung du.
Bình Dương nâng tầm sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường

Bình Dương nâng tầm sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường

Những năm qua, Bình Dương đã triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương và phát triển kinh tế nông thôn.
Bắc Giang cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân, cây trồng sinh trưởng tốt

Bắc Giang cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân, cây trồng sinh trưởng tốt

Đến thời điểm hiện tại, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa chiêm xuân và các loại cây trồng vụ xuân khác, đảm bảo đúng khung thời vụ đề ra.
Bắc Giang thúc đẩy OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương năm 2025

Bắc Giang thúc đẩy OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương năm 2025

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm triển khai mạnh mẽ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm 2025, với mục tiêu phát triển các sản phẩm địa phương có thương hiệu, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
Nét đẹp từ sợi tơ truyền thống

Nét đẹp từ sợi tơ truyền thống

Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, tọa lạc tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm. Đặc biệt, sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của công ty đã được vinh danh là sản phẩm OCOP 5 sao, khẳng định chất lượng và giá trị vượt trội. Hành trình phát triển của Dâu tằm tơ Mỹ Đức không chỉ là câu chuyện kinh doanh mà còn là sự gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của Việt Nam.
OCOP Vĩnh Phúc: Giữ vững thương hiệu, bài toán nâng cao chất lượng

OCOP Vĩnh Phúc: Giữ vững thương hiệu, bài toán nâng cao chất lượng

Chương trình OCOP tại Vĩnh Phúc đang đứng trước thách thức lớn: làm sao giữ vững thương hiệu sau khi đạt chuẩn. Chất lượng sản phẩm và sự chủ động của các chủ thể sản xuất là chìa khóa then chốt để giải bài toán này, đặc biệt khi nhiều sản phẩm đã bị loại khỏi danh sách do không đáp ứng yêu cầu.
Ngành tôm Cà Mau 2025: Vượt thách thức, giữ vững vị thế "vàng"

Ngành tôm Cà Mau 2025: Vượt thách thức, giữ vững vị thế "vàng"

Đối mặt với những thách thức từ cạnh tranh quốc tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh, ngành tôm Cà Mau nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược. Mục tiêu không chỉ là vượt qua khó khăn mà còn củng cố vị thế "vàng" trên thị trường xuất khẩu, khẳng định vai trò trụ cột của ngành đối với kinh tế - xã hội địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính