Thứ sáu 04/04/2025 05:13Thứ sáu 04/04/2025 05:13 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hà Nội hỗ trợ nông dân tái thiết sản xuất

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp Hà Nội với ước tính hơn 2.286 tỷ đồng. UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân.
Hà Nội hỗ trợ nông dân tái thiết sản xuất
UBND thành phố Hà Nội đã khẩn trương ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tập trung khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp - Ảnh minh họa.

Bão số 3 kèm theo mưa lũ vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp Hà Nội. Ước tính sơ bộ, tổng thiệt hại lên tới hơn 2.286 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 1.956 tỷ đồng. Cụ thể, hơn 23.000 ha lúa bị gãy, đổ, dập nát, hơn 15.000 ha lúa và 13.000 ha rau màu bị ngập úng, hơn 9.000 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng. Chăn nuôi cũng thiệt hại đáng kể với hơn 3.000 con gia súc và hơn 600.000 con gia cầm bị chết, thất lạc. Ngoài ra, hơn 4.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, hơn 100.000 cây xanh bị gãy đổ. Nhiều công trình thủy lợi, giao thông, đê điều cũng bị hư hại.

Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã khẩn trương ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tập trung khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống người dân.

Sở NN&PTNT được giao trọng trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hậu quả sau bão. Sở tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, hướng dẫn người dân quản lý, chăm sóc diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng, đồng thời tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, Sở cũng đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất vụ đông, quản lý giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, kết nối cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Để hỗ trợ người dân, Sở NN&PTNT phối hợp với các đơn vị chuyên môn của quận, huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con nông dân. Đồng thời, Sở cũng phối hợp với Sở Công Thương triển khai các giải pháp tăng cường kết nối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung ứng hàng hóa dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Về phía Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Khuyến nông thành phố. Sở cũng được giao nhiệm vụ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 cho các công trình khắc phục hậu quả thiên tai.

Các sở, ngành khác như Tài chính, Công Thương, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cũng được yêu cầu chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân về vốn, kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giãn, hoãn thu lãi.

Đối với UBND các quận, huyện, thị xã, UBND thành phố yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại và triển khai các thủ tục hỗ trợ cho người dân theo quy định. Các địa phương cũng cần tập trung thực hiện Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, đảm bảo công tác hỗ trợ được triển khai nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Mỹ Đức quyết tâm khôi phục sản xuất sau lũ Mỹ Đức quyết tâm khôi phục sản xuất sau lũ
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
Hải Dương: Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Hải Dương: Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Bài liên quan

Hải Phòng đối mặt vụ mùa thất bát nhất lịch sử

Hải Phòng đối mặt vụ mùa thất bát nhất lịch sử

Hàng nghìn ha lúa tại Hải Phòng chết khô sau bão số 3 do sâu bệnh, khiến vụ mùa 2024 có nguy cơ trở thành vụ mùa thất bát nhất lịch sử.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Mỹ Đức quyết tâm khôi phục sản xuất sau lũ

Mỹ Đức quyết tâm khôi phục sản xuất sau lũ

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang nỗ lực khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ, với mục tiêu gieo trồng hơn 1.097 ha rau màu vụ đông.
Bắc Giang phục hồi hệ thống đê điều sau bão số 3

Bắc Giang phục hồi hệ thống đê điều sau bão số 3

Hệ thống đê điều Bắc Giang ghi nhận 104 sự cố sau bão số 3, tỉnh đang khẩn trương khắc phục và triển khai các giải pháp củng cố, nâng cao năng lực chống lũ.
Bắc Giang: Khôi phục sản xuất, rau xanh trở lại

Bắc Giang: Khôi phục sản xuất, rau xanh trở lại

Dù bão số 3 gây thiệt hại hơn 2.700 ha rau màu, Bắc Giang vẫn quyết tâm khôi phục sản xuất, ổn định nguồn cung rau xanh trong 10 ngày tới.
Hà Nội tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản, Hà Nội đã triển khai 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó thiên tai dài hạn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng, canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Không chỉ mang lại sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, phương pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Cây chè Đoỏng Pán, một giống chè quý hiếm đã tồn tại hơn 60 năm tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, mang đậm đặc trưng văn hóa và lịch sử của người dân nơi đây. Cây chè Đoỏng Pán đã trở thành cây trồng chủ lực, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Độc Lập, nhưng việc sản xuất chè tại đây vẫn gặp nhiều vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây là những thách thức lớn ảnh hưởng đến phát triển bền vững của vùng chè Đoỏng Pán.
Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững

Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, để phát triển chăn nuôi bền vững cần tập trung vào 6 trụ cột. Đó là: giống vật nuôi chất lượng; thức ăn chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.
Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Mới đây hơn 34.000 hội viên nông dân tỉnh Thái Bình được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, ngoài ra hơn 1.800 lít hóa chất phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng được huyện Thái Thuỵ cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Bình Định: Độc đáo những sản phẩm đan đát thủ công tại Làng nghề Phú Hiệp

Bình Định: Độc đáo những sản phẩm đan đát thủ công tại Làng nghề Phú Hiệp

Những sản phẩm đan đát tại làng nghề Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định mang bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo thể hiện đời sống văn hóa truyền thống, sinh hoạt của cộng đồng người dân địa phương.
Thưởng ngoạn những vườn rau ôn đới, dâu tây trên cổng trời Vĩnh Sơn

Thưởng ngoạn những vườn rau ôn đới, dâu tây trên cổng trời Vĩnh Sơn

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) là nơi sinh sống của người Ba Na Kriêm, nằm ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển. Đến với đỉnh Vĩnh Sơn, du khách thập phương sẽ được trải nghiệm, đắm mình trong màu xanh mướt mát của những vườn rau ôn đới, dâu tây do người Ba Na Kriêm trồng chăm sóc.
Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Trong bối cảnh tỷ lệ ung thư gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi, lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thông thường trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao

Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao

Tân Lạc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, tập trung hỗ trợ sinh kế, giáo dục, y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,36% (2022) xuống 6,53% (2024), đời sống người dân vùng cao khởi sắc.
Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đồng hành cùng hội viên thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi", gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành chỉ đạo quan trọng, yêu cầu các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương huy động nguồn lực, nhân rộng quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, các tỉnh Nghệ An và Bến Tre đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, để bảo vệ sản xuất và kinh tế địa phương.
Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trên khắp tỉnh Sơn La, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính