Chủ nhật 13/04/2025 15:58Chủ nhật 13/04/2025 15:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ số để đổi mới một cách tổng thể và toàn diện mô hình kinh doanh. Đồng thời, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ kinh doanh, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số
Minh họa

Với sự phát triển của công nghệ như Blockchain, AI, điện toán đám mây,… quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp được xem là xu thế tất yếu trong thời đại 4.0. Mỗi doanh nghiệp cần tự đánh giá khách quan và cân nhắc cẩn trọng khi trả lời câu hỏi: “Cần trang bị những gì và phải làm như thế nào để chuyển đổi số thành công?”. Nhưng tựu chung đều cần phải chuẩn bị và thay đổi trên 4 phương diện chủ yếu:

- Mục tiêu chuyển đổi số: Mục tiêu là “kim chỉ nam” và là điểm khởi đầu tự nhiên cho mọi chiến lược mà một công ty theo đuổi. Trong một thời đại đầy biến động hiện nay, một mục tiêu chiến lược cần đáp ứng được các tiêu chí: nhất quán, khả thi và linh hoạt. Bắt đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xác định cụ thể mục tiêu, chiến lược, slogan của mình là gì. Doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình chuyển đổi tương tự theo một hình mẫu. Tuy nhiên, cần hết sức chú ý, linh hoạt những chi tiết khác biệt, tránh áp dụng một cách máy móc. Như vậy mới có thể hình thành và giữ gìn được “linh hồn” - Văn hóa doanh nghiệp.

- Người lãnh đạo: Lãnh đạo một doanh nghiệp không chỉ là người đứng đầu, quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt. Mà còn là đóng vai trò chủ chốt trong mọi chiến lược thay đổi, dẫn dắt, định hướng và huấn luyện cho những người đi sau. Một sự thay đổi tư duy của người lãnh đạo sẽ kéo theo sự thay đổi toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, khi bắt đầu chiến lược chuyển đổi số, người lãnh đạo cần biết mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình như thế nào. Từ đó, người lãnh đạo sẽ truyền đạt và định hướng cho công việc của các nhân viên cấp dưới gắn liền và đi theo một mục tiêu chung của công ty.

- Nhân lực và tổ chức: Con người là nhân tố quyết định đến 90% sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp. Con người không chỉ duy trì hoạt động thường xuyên mà còn là nguồn lực chính cho mọi sự thay đổi của doanh nghiệp. Chiến lược chuyển đổi số đổi mới một cách tổng thể bộ máy quản lý và toàn diện mô hình kinh doanh, và điều này đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của cả tổ chức. Doanh nghiệp chuyển đổi số, thì mọi phòng ban, nhân sự tất nhiên cũng cần thay đổi thay đổi tư duy, phong cách làm việc theo định hướng công nghệ kỹ thuật số. Vì thế, doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm tổ chức công tác đào tạo để nâng cao năng lực, khả năng thích ứng của mọi nhân viên với chiến lược chuyển đổi số.

- Công nghệ: Công nghệ phải được chú trọng phát triển song song với yếu tố nhân sự. Đây là công cụ quan trọng để phân tích cơ sở dữ liệu, biến đổi và từ đó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Trên thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng đã thay đổi, ngày càng mạnh lên, sở hữu nền tảng số hóa cho phép họ có thể triển khai vận hành hiệu quả nhanh hơn, tiết kiệm hơn, chất lượng hơn. Đồng thời, công nghệ trên thế giới thay đổi từng ngày và mang lại nhiều tiềm năng, lợi ích to lớn. Để luôn đứng vững hoặc tạo ra bước đột phá, doanh nghiệp cần phải luôn chú trọng và không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược của mọi doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp luôn cần hết sức cân nhắc, linh hoạt trong từng bước tiến và trang bị đầy đủ tất cả những gì cần thiết mới có thể chuyển đổi số thành công và tạo ra bước nhảy vọt cho doanh nghiệp./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nông sản, từ trái cây, rau củ đến các sản phẩm chế biến sẵn như gạo, mứt, hay thực phẩm hữu cơ, đều có thể được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ là biện pháp cần thiết nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay sáp nhập thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Mới đây, Bộ NN&MT đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn, hay còn gọi là vi mạch tích hợp (IC), là những linh kiện điện tử nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại. Từ điện thoại thông minh, máy tính, ô tô, đến các hệ thống công nghiệp và y tế, chip bán dẫn là nền tảng của cuộc sống số hóa ngày nay.
Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Cháy rừng là một thảm họa thiên nhiên gây ra những thiệt hại nặng nề về môi trường, kinh tế và con người. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các đám cháy rừng là vô cùng quan trọng để giảm thiểu hậu quả. Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thiết bị không người lái (UAV) đã mang đến một giải pháp hiệu quả cho công tác này.
Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa sản xuất theo mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải.
Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc tìm kiếm các giải pháp xây dựng bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những hướng đi đầy tiềm năng là sử dụng rác thải để tạo ra vật liệu xây dựng, đặc biệt là mái nhà. Giải pháp này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.
Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới thay thế nhựa đang được đẩy mạnh, mở ra hy vọng về một tương lai bền vững hơn.
Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chủ lực mà còn mở ra hướng đi bền vững, hiệu quả cho người nông dân.
Blockchain: Công nghệ thay đổi thế giới

Blockchain: Công nghệ thay đổi thế giới

Blockchain, một công nghệ sổ cái phân tán, đang tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp. Từ tài chính đến chuỗi cung ứng, từ chăm sóc sức khỏe đến bầu cử, blockchain hứa hẹn mang lại sự minh bạch, an toàn và hiệu quả chưa từng có.
Viện Công nghệ Thông tin (ITC): Tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Viện Công nghệ Thông tin (ITC): Tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Viện Công nghệ Thông tin (ITC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Với đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, ITC đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2: Đổi mới, hiện đại, hiệu quả

Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2: Đổi mới, hiện đại, hiệu quả

Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 triển khai vận hành máy CT Scanner 32 lát cắt hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh và chính xác nhiều bệnh lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải cho cơ sở chính, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính