Thứ ba 22/10/2024 15:43Thứ ba 22/10/2024 15:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ một số ít cây giống ban đầu, anh Thanh chọn gốc ghép loại cây gỗ cùng họ là Ngọc Lan, đem chồi ghép là cây Giổi để tạo giống mới. Bằng cách lai ghép này, anh Thanh đã tạo được giống mới, rồi tự mình đặt tên là "Giổi Xanh" rồi nhân rộng với số lượng lớn phục vụ trồng đại trà trên quy mô lớn.

Tiếng lành đồn xa, trong vài năm qua, nhiều người ở địa phương ở trong nước đã tìm đến thôn Cao Thắng, xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để mua cây giống giổi của anh Hoàng Xuân Thanh (SN 1970) về trồng. Nhiều người dân ở đây đã tấm tắc khen ngợi anh có sự sáng tạo trong việc cải tạo và nhân giống thành công cây giổi, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, cây giống giổi của anh Thanh đang được nhiều người dân địa phương trồng với diện tích ngày càng mở rộng.

Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Bằng cách lai ghép, anh Thanh đã tạo được giống mới, rồi tự mình đặt tên là "Giổi Xanh" rồi nhân rộng với số lượng lớn phục vụ trồng đại trà trên quy mô lớn.

Đam mê sản xuất cây giống chất lượng cao, anh Thanh đã tìm tòi giống giổi tốt để ươm cây. Tìm đọc các tài liệu kỹ thuật về ghép cây, lai tạo giống, tìm hiểu biện pháp chăm bón cây trồng, anh đã hiểu được đặc điểm sinh thái của loại cây này. Từ một số ít cây giống ban đầu, anh Thanh chọn gốc ghép loại cây gỗ cùng họ là Ngọc Lan, đem chồi ghép là cây Giổi để tạo giống mới. Bằng cách lai ghép này, anh Thanh đã tạo được giống mới, rồi tự mình đặt tên là "Giổi Xanh" rồi nhân rộng với số lượng lớn phục vụ trồng đại trà trên quy mô lớn. Loại cây giổi mới này có đặc điểm ưu tú là cây sinh trưởng và phát triển nhanh, trồng được trên nhiều vùng sinh thái. Đối với loại cây giổi giống mới này cho sản phẩm gỗ chất lượng tốt là gỗ lớn, hạt sử dụng làm dược liệu và hương liệu. Qua xem xét đánh giá về chất lượng cây trồng và sản phẩm của cây giổi giống lai do anh Thanh tạo ra, Cục Sở hữuTrí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có giấy chứng nhận nhãn hiệu "Thanh giổi xanh" của giống cây giổi do anh Thanh lai tạo và nhân giống.

Đối với giống giổi mới này, có ưu điểm vượt trội so với cây giổi tự nhiên trồng phổ biến ở nước ta. Giống giổi này có đặc điểm phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh, không rụng lá về mùa đông, chịu được khí hậu lạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, phát triển rất mạnh ở vùng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Giống cây giổi này phát triển khỏe, cành lá sum suê, tán rộng nên thuận lợi trong việc trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu để che bóng, giữ ẩm cải tạo môi trường sinh thái. Cây giổi trồng trên 5 năm đạt độ cao hơn 7 mét, đường kính gốc đạt trên 20 cm, cây bắt đầu cho quả. Cây trồng 15 năm cho thu hoạch 15 kg hạt. Cây giổi trồng trên 20 năm đạt độ cao trên 10 mét và bắt đầu cho khai thác lấy gỗ chất lượng tốt (gỗ thuộc nhóm 3). Hạt giổi giống mới này có mùi thơm dịu, dùng làm dược liệu, hương liệu để làm gia vị thực phẩm, làm dầu xoa bóp chữa bệnh, chất chiết tinh dầu giổi sử dụng trong y học.

Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Anh Hoàng Xuân Thanh cùng vợ kiểm tra lại sản phẩm tinh dầu giổi làm hương liệu để chuẩn bị đưa ra thị trường

Hiện nay, anh Thanh nghiên cứu và thử nghiệm chế biến hạt giổi và đã chiết suất được loại tinh dầu sản xuất dầu thơm dùng cho xoa bóp chữa bệnh, dầu thơm dùng khử mùi làm sạch không khí, tinh dầu làm gia vị thực phẩm.

Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, anh Thanh có vườn ươm cây giống giổi ghép với số lượng hàng trăm ngàn cây với chất lượng tốt, bảo đảm cho yêu cầu của nông dân trồng trong trang trại, vườn nhà và trồng xen trong vườn cà phê, hồ tiêu, vườn cây ăn quả. Từ năm 2016 đến nay, nhiều người dân địa phương và những nơi khác ở các huyện Krông Bông, Krông Ana và Cư M'ga (Đắk Lắk), huyện Đắk Glong (Đắk Nông). Một số người từ các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bình Phước, Đồng Nai tìm đến anh Thanh mua giống giổi về trồng.

Bài liên quan

Quảng Ninh vinh dự có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh

Quảng Ninh vinh dự có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh

Trong Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc và biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc năm 2024 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành tổ chức. Tỉnh Quảng Ninh có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh.
Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Ngày 14/10, ông Đoàn Minh Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông chủ trì buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân, các doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn xã. Buổi đối thoại nhằm bàn về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách, sản xuất và tiêu thụ nông sản, định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 12/10, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đắk Song ( Đắk Nông ) tổ chức Lễ bế giảng lớp sơ cấp nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho bò và dê” tại xã Nâm N’Jang. Dự Lễ bế giảng có lãnh đạo Ban giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện, lãnh đạo UBND xã Nâm N’Jang cùng 21 học viên là nông dân ở xã Nâm N’Jang.
TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

UBND TX Kinh Môn khẩn trương thực hiện các thủ tục hỗ trợ nông dân địa phương khôi phục sản xuất sau bão số 3 (bão Yagi).
Xử phạt doanh nghiệp vi phạm về mã vùng trồng, dùng hoá chất trái phép nhúng sầu riêng

Xử phạt doanh nghiệp vi phạm về mã vùng trồng, dùng hoá chất trái phép nhúng sầu riêng

Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện các doanh nghiệp này đã có hành vi sử dụng mã vùng trồng, mã đóng gói của các địa phương khác ngoài tỉnh Đắk Lắk để dán lên các thùng sầu riêng chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, một loạt các biện pháp chi tiết và đồng bộ cần được triển khai. Dưới đây là những chiến lược cụ thể, cùng với các số liệu và ví dụ minh họa để làm rõ cách thực hiện hiệu quả.
[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

Hội An tiên phong “xanh hóa” du lịch bằng mô hình kết hợp những vườn rau hữu cơ với trải nghiệm du lịch sinh thái. Mô hình này vừa giữ gìn bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn thu nhập bền vững, mở hướng đi mới cho vùng đất di sản.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan đang đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ với 17.365 ha đất đạt chứng nhận, chiếm 3,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhờ vào Đạo luật Thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ và các chính sách hỗ trợ toàn diện.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.
Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Để giải quyết các hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ trở thành giải pháp tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nói nhiều, tuyên truyền nhiều trong các hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng, hiểu thế nào là nông nghiệp hữu cơ và nên chọn phương án sản xuất nào có lợi hơn trong điều kiện sản xuất hiện nay đang là vấn đề được quan tâm.
Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Đất phèn Đức Huệ "nở hoa" nhờ nông nghiệp hữu cơ

Đất phèn Đức Huệ "nở hoa" nhờ nông nghiệp hữu cơ

Huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, đã chuyển mình mạnh mẽ từ vùng đất phèn kém hiệu quả sang một điểm sáng về nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính