![]() |
Việc xuất khẩu sầu riêng sụt giảm mạnh là do Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất vàng O trên sầu riêng. Ảnh minh họa. |
Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng 3,2 tỷ USD, chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay, mở ra giai đoạn tăng trưởng mới của ngành hàng giá trị cao này.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến giữa tháng 2, Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng 3.500 tấn sầu riêng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn là loại trái cây kéo kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả, khi sầu riêng xuất khẩu sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng sụt giảm theo.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 416 triệu USD trong tháng 1, giảm 11,3% so với tháng trước và 5,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Việc xuất khẩu sầu riêng sụt giảm mạnh là do Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất vàng O trên sầu riêng. Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, phía Trung Quốc sẽ lấy mẫu, kiểm tra 100% lô hàng, nếu không có dư lượng chất vàng O thì mới được thông quan.
![]() Trung Quốc vừa thông báo áp dụng quy định 100% lô hàng sầu riêng Thái Lan, Việt Nam phải có thêm giấy chứng nhận kiểm ... |
![]() Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện các doanh nghiệp này đã có hành vi sử dụng mã vùng trồng, mã đóng gói của các ... |
Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20% do nhiều lần không tuân thủ các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ NN&PTNT cho rằng, việc các nước tăng cường biện pháp kiểm tra với sầu riêng nhập khẩu là bước đi cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi Trung Quốc áp dụng kiểm tra bắt buộc cho tất cả lô hàng sầu riêng nhập khẩu đã tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng sầu riêng Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ NN&PTNT đang đàm phán với Trung Quốc đưa xuất khẩu sầu riêng quay trở lại theo quy định trong nghị định thư đã được hai nước ký kết.
Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm tra theo quy định của Trung Quốc. Nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng ùn tắc do thiếu phòng kiểm nghiệm, Bộ NN&PTNT đẩy mạnh tăng cường năng lực xét nghiệm của 9 phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam được Trung Quốc công nhận, tiếp tục gửi thêm 6 bộ hồ sơ về phòng kiểm nghiệm đợi công nhận.