Thứ tư 16/07/2025 14:20Thứ tư 16/07/2025 14:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2026 -2035: Tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chiều 26/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Bộ nhằm xây dựng và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đòi hỏi tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường một trong những đề xuất quan trọng hiện nay là việc lồng ghép hai Chương trình lớn: Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, để tạo thành một Chương trình MTQG thống nhất, hiệu quả, tránh chồng chéo và phân tán nguồn lực.

Thực tiễn cho thấy, việc tiếp tục triển khai riêng rẽ hai Chương trình MTQG về nông thôn mới và giảm nghèo không còn phù hợp trong bối cảnh mới. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay rất rộng mở, hoàn toàn có thể tích hợp những nội dung liên quan đến giảm nghèo bền vững. Đây là cách tiếp cận khoa học, hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bộ trưởng tán thành giải pháp có một tên gọi ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh đầy đủ mục tiêu kép là “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2035”, trong đó cần thể hiện rõ hai trụ cột chính là “xây dựng nông thôn mới” và “giảm nghèo bền vững”.

Bộ trưởng chỉ đạo, Chương trình cần xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt: Trong đó, việc phát triển phải mang tính bao trùm và bền vững. Dù nhìn từ nhiều góc độ, thì cốt lõi vẫn là gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, đó là hai mục tiêu không thể tách rời để hướng đến phát triển toàn diện, công bằng xã hội.

Quan điểm thứ hai là việc phát triển nông thôn phải đi theo hướng hiện đại, gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bộ trưởng nhấn mạnh, đô thị hóa không chỉ mở rộng không gian, mà còn thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, phải thể hiện được quan điểm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chìa khóa nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chương trình. Đây là xu hướng tất yếu và cần được quán triệt trong mọi khâu.

Ngoài ra, phải mở rộng nội hàm phát triển bao trùm, không chỉ dừng lại ở kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường mà còn phải bao gồm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một quan điểm đặc biệt quan trọng là thực hiện Chương trình theo hướng quản trị đa mục tiêu và tích hợp hiệu quả. Bộ trưởng cho rằng, các nguồn lực cần được huy động, sử dụng hợp lý, đồng thời kết nối với các chương trình, dự án khác để tăng cường hiệu quả và tránh trùng lắp.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2026 -2035: Tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững
Bộ trưởng chỉ đạo, Chương trình cần xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt: Trong đó, việc phát triển phải mang tính bao trùm và bền vững. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo việc xây dựng Chương trình lần này là nguyên tắc phân cấp rõ ràng: Trung ương thiết kế, địa phương quyết định và thực hiện. Trong đó, trung ương sẽ ban hành tiêu chí, định mức và phân bổ nguồn lực theo các chỉ số đầu ra; còn việc triển khai cụ thể sẽ do địa phương chủ động thực hiện theo đặc thù của từng vùng, từng địa bàn.

Đây là cách tiếp cận phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện để địa phương linh hoạt, sáng tạo trong triển khai.

Để làm rõ mục tiêu và nội hàm phát triển nông thôn mới hiện đại, Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng Chương trình phải vừa tiếp tục phát triển nông thôn mới theo các cấp độ (đạt chuẩn, nâng cao, hiện đại), vừa thực hiện giảm nghèo bền vững phù hợp với từng vùng miền.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định, việc tích hợp Chương trình xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững không chỉ là sự gộp lại về mặt hành chính, mà còn là tư duy chiến lược mới, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa và hiệu quả.

Bài liên quan

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1459/QĐ-TTg, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Một bước đi chiến lược cho sự phát triển liên Vùng.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững chắc”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính